Ấn Độ phá kỷ lục thế giới về số ca nhiễm mới, Indonesia ghi nhận chủng mới của virus corona

13:55 | 31/08/2020

Với hơn 78.700 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ, Ấn Độ đã lập kỷ lục mới thế giới và vượt qua con số kỷ lục của Mỹ (77.299 ca) được ghi nhận hôm 16/7.

Tính đến ngày 31/8, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 25.374.149 ca, trong đó có 850.047 người thiệt mạng. Trong vòng 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Ấn Độ (79.457 ca), Brazil (15.346 ca) và Mỹ (31.359 ca); Ấn Độ dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 960 ca), tiếp theo là Mỹ (346 ca) và Brazil (330 ca). 

Hôm 30/8, Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày kỷ lục, cao hơn bất kỳ quốc gia nào trong đại dịch COVID-19 với 78.761 ca nhiễm mới. Con số ca nhiễm mới trong ngày của Ấn Độ đã vượt qua con số kỷ lục được ghi nhận tại Mỹ (77.299 ca) vào hôm 16/7.

Ấn Độ hiện là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 tăng nhanh nhất thế giới, vượt trên cả Mỹ và Brazil. Giới chuyên gia nhận định, số ca nhiễm COVID-19 ở Ấn Độ tăng mạnh trong thời gian qua bắt nguồn từ 3 nguyên nhân là tăng cường xét nghiệm, mở cửa trở lại nền kinh tế và người dân tự mãn.

Dù số ca nhiễm đang gia tăng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vẫn thúc đẩy nước này quay lại trạng thái bình thường để giảm bớt tác động kinh tế của đại dịch. Trước đó, chính phủ nước này đã áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt lên toàn bộ đất nước.

Người dân Ấn Độ được nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Ảnh: REUTERS

Ngày 29/8, Chính phủ Ấn Độ đã công bố tài liệu hướng dẫn mới về nới lỏng các hạn chế giai đoạn 4, trong đó có việc nối lại có kiểm soát dịch vụ tàu điện ngầm từ ngày 7/9. Đây là một phần trong nỗ lực của New Delhi nhằm khôi phục lại hoạt động của nền kinh tế. Từ ngày 21/9, các hoạt động xã hội, thể thao, tôn giáo... cũng được phép tổ chức với tối đa 100 người tham dự. Tuy nhiên, các trường học sẽ tiếp tục đóng cửa đến giữa tháng sau.

Tuy nhiên, trong phát biểu mới đây, Thủ tướng Ấn Độ đã kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp chống dịch. "Điều quan trọng là mọi người dân khỏe mạnh, hạnh phúc và chúng ta cùng nhau đánh bại virus corona chủng mới. Virus chỉ có thể bị đánh bại khi mọi người an toàn, kiên trì với việc giữa khoảng cách an toàn và đeo khẩu trang", ông Modi nói.

Giới chuyên gia Ấn Độ cũng cho rằng, nước này cần đẩy mạnh việc xét nghiệm COVID-19, hiện đang ở mức thấp nhất trong số 10 quốc gia có ca bệnh cao nhất thế giới. Bộ trưởng Y tế và phúc lợi gia đình Harsh Vardhan khẳng định, cơ sở hạ tầng y tế của Ấn Độ đã được tăng cường với việc thiết lập đầy đủ các cơ sở y tế và nhấn mạnh Ấn Độ là một trong những quốc gia có tỉ lệ tử vong vì COVID-19 thấp nhất trên thế giới.

Cũng trong ngày 30/8, quốc gia tại khu vực châu Á cũng ghi nhận số ca nhiễm mới tăng kỷ lục là Indonesia với 2.858 ca nhiễm mới trong ngày. Theo dữ liệu của Bộ Y tế nước này, con số này thấp hơn 3.308 ca nhiễm được ghi nhận một ngày trước đó, nhưng vẫn cao hơn số trung bình hàng ngày của tháng 7. Tổng số ca nhiễm ở Indonesia đã lên tới 172.053, với 7.343 người tử vong.

Indonesia phát hiện một đột biến của virus corona có tên gọi D614G. Ảnh: AFP/TTXVN

Viện Sinh học Phân tử Eijkman có trụ sở tại Jakarta mới công bố một đột biến của virus corona có tên gọi D614G với khả năng lây nhiễm mạnh hơn đã được phát hiện ở Indonesia. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á chứng kiến số ca mắc COVID-19 tăng vọt. 

“D614G đột biến của virus corona được coi có khả năng lây nhiễm mạnh hơn nhưng mức độ gây tử vong thấp hơn - đã được tìm thấy sau khi giải trình tự bộ gene từ các mẫu bệnh phẩm do Viện Sinh học Phân tử Eijkman thu thập”, Phó giám đốc Herawati Sudoyo chia sẻ thông tin trên Reuters.

Ông Sudoyo cũng nói thêm rằng, cần nghiên cứu bổ sung để xác định xem liệu đột biến D614G có phải là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số ca nhiễm trong thời gian gần đây không.

Trong khi đó, ông Syahrizal Syarif - nhà dịch tễ học đến từ Đại học Indonesia cảnh báo, người dân nước này cần tiếp tục cảnh giác vì mô hình dự báo của ông cho thấy Indonesia có thể chứng kiến số ca nhiễm lên 500.000 trường hợp vào cuối năm nay. “Tình hình đang nghiêm trọng. Sự lây truyền ở địa phương ngoài tầm kiểm soát, số ca nhiễm hàng ngày có thể còn cao hơn vì các đơn vị xét nghiệm hiện đã hoạt động hết công suất”. ông Syahrizal Syarif cho hay.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đột biến này được phát hiện từ tháng 2 và đã lây lan khắp châu Âu cũng như châu Mỹ. Loại virus đột biến này cũng được tìm thấy ở hai nước láng giềng của là Singapore và Malaysia. Hồi giữa tháng 8, ông Noor Hisham Abdullah - Giám đốc Y tế Malaysia nói rằng chủng virus mới này có khả năng lây nhiễm gấp 10 lần chủng virus ban đầu ở Vũ Hán.

Tin cùng chuyên mục

Bí ẩn về loài bạch tuộc chỉ sinh sản một lần và bảo vệ con cái của chúng cho đến hơi thở cuối cùng!

Bí ẩn về loài bạch tuộc chỉ sinh sản một lần và bảo vệ con cái của chúng cho đến hơi thở cuối cùng!

9:52 | 21/04/2024

Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương còn được biết đến với tên gọi là Bạch tuộc khổng lồ Bắc Thái Bình Dương là một loài bạch tuộc cỡ lớn trong chi Enteroctopus phân bố ở bờ biển phía Bắc Thái Bình Dương và có ở California, Oregon, Washington, British Columbia, Alaska, Nga, Bắc Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu

Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu

8:53 | 03/04/2024

Siêu gia tộc Rothschild có đế chế đa ngành, bắt đầu từ ngành ngân hàng và sự giàu có của họ đã trải rộng khắp thế giới.

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

8:20 | 28/03/2024

Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm được thủy thủ đoàn trên con tàu container phát ra đã giúp cứu sống nhiều người.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.