Bác sĩ chạy đua cứu bệnh nhân "ho ra máu sét đánh", bị ngưng tim, ngưng thở

10:38 | 13/08/2020

Sau một cơn ho dữ dội, máu từ mũi và miệng bà T ồ ạt ộc ra ngoài khiến bệnh nhân hôn mê và ngừng thở.

Sáng 10/8, khoa Cấp cứu – Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) đã tiếp nhận bệnh nhân V.T.T.T., 65 tuổi trong tình trạng nguy kịch, ngưng tim ngưng thở hoàn toàn. Được biết, bệnh nhân T sau một cơn ho dữ dội, máu từ mũi và miệng ồ ạt ộc ra ngoài khiến bệnh nhân hôn mê và ngừng thở.

Các bác sĩ nhận định đây là là trường hợp ngừng hô hấp do "ho ra máu sét đánh". Có nghĩa là, bệnh diễn biến đột ngột, nhanh như sét đánh, máu có thể ộc ra ồ ạt không cầm được, đóng đông thành từng cục gây bít tắc đường thở, chỉ sau một vài phút sẽ dẫn đến suy hô hấp cấp, trụy tuần hoàn và có thể tử vong ngay sau đó.

"Ho ra máu sét đánh" thường gặp ở bệnh nhân bị các vấn đề về phổi (lao phổi, giãn phế quản, bất thường mạch máu phổi,...), là trường hợp hiếm gặp và có tỷ lệ tử vong rất cao trên 90%. Ngay lập tức, bệnh nhân được tiến hành hồi sức và khai thông đường thở bằng cách đặt ống nội khí quản, thở máy xâm lấn để cấp cứu ban đầu.

Bác sĩ chạy đua cứu bệnh nhân ho ra máu sét đánh, bị ngưng tim, ngưng thở - Ảnh 1.
Các bác sĩ Bệnh viện Thủ Đức tham gia quá trình cứu chữa bệnh nhân "ho ra máu sét đánh". Ảnh: BVCC

Ths.Bs Phan Anh Dũng – Trưởng đơn vị Tiêu hóa, Khoa Nội tổng hợp cho biết: "Bệnh nhân T có tiền sử lao phổi đã được 20 năm gây ra kén khí, giãn phế quản mãn tính. Ngoài ra bệnh nhân còn bị bạch cầu mạn, phải điều trị bằng thuốc hoá trị Imatinib lâu dài. Trường hợp của bệnh nhân rất phức tạp nhưng nguyên nhân chủ yếu là do giãn phế quản gây vỡ động mạch phế quản tạo ra cơn ho ra máu dữ dội".

Trước tình trạng khẩn cấp, quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt. Trong vòng 15 phút, các bác sĩ khoa Lồng ngực – Mạch máu, khoa Nội Tổng hợp, Nội soi phế quản cấp cứu, Chẩn đoán hình ảnh và Gây mê hồi sức đã có mặt để hội chẩn và đưa ra hướng xử lý cứu sống người bệnh. 

Sau khi xem xét, đánh giá tình hình, các bác sĩ quyết định sẽ can thiệp xử lý chảy máu do vỡ động mạch bằng kỹ thuật nút tắc động mạch phế quản cầm máu BAE (bronchial artery embolization) dưới sự hướng dẫn của màn hình tăng sáng của máy chụp mạch số xóa nền (DSA - digital subtraction angiography) đối với bệnh nhân T.

Bác sĩ chạy đua cứu bệnh nhân ho ra máu sét đánh, bị ngưng tim, ngưng thở - Ảnh 2.
 
Bác sĩ chạy đua cứu bệnh nhân ho ra máu sét đánh, bị ngưng tim, ngưng thở - Ảnh 3.
Ảnh: BVCC

"Đây phương pháp điều trị nội mạch, ít xâm lấn, là một kỹ thuật chuyên sâu, đòi hỏi ê-kíp bác sĩ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm. Thông thường đối với kỹ thuật nút tắc động mạch phế quản cầm máu hầu như được tiến hành ở bệnh nhân được hẹn lịch can thiệp cụ thể và được thực hiện ở các bệnh viện đầu ngành về hô hấp như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Nhân Dân Gia Định, Bạch Mai, Phổi Trung uơng,...Nhưng đối với trường hợp bệnh nhân T là một trường đặc biệt, đó là bệnh nhân cấp cứu, đã ngưng tim ngưng thở được hồi sức thành công" - BSCKI. Nguyễn Thanh Long - Trưởng Đơn vị Can thiệp mạch máu ngoại biên, Khoa Chẩn đoán hình ảnh cho hay.

Sau 1 giờ đồng hồ, cuộc can thiệp phẫu thuật đã thành công tốt đẹp. Các mạch máu động mạch phế quản gây tình trạng xuất huyết đã được nút lại kịp thời. Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và tiếp tục được điều trị, theo dõi tại khoa Hồi sức tim mạch.

Tin cùng chuyên mục

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.