Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không?

7:30 | 28/06/2022

Bệnh viêm đại tràng là một loại bệnh phổ biến liên quan đến đường tiêu hóa gây ra nhiều bất tiện trong đời sống hằng ngày.

Bệnh viêm đại tràng - bệnh lý khoảng 20% dân số Việt Nam mắc phải, hơn nữa tỷ lệ biến chứng rất cao. Song nhận thức của người dân về căn bệnh này còn gặp nhiều hạn chế nên gặp khó khăn trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh. 

Bài viết có sử dụng các tư vấn chuyên môn của bác sĩ Nguyễn Hải trên báo Sức khỏe & Đời sống.

Bệnh viêm đại tràng là gì?

Thức ăn sau khi được đưa vào cơ thể, chất dinh dưỡng sẽ được ruột non hấp thụ. Sau đó phần cặn bã hoặc chất không thể tiêu hóa sẽ được chuyển tới ruột già. Ruột già sẽ hấp thụ một phần nước sau đó chuyển chất thải ra ngoài. Đại tràng chính là ruột già. Do chức năng này nên đại tràng tạo điều kiện cho sinh vật sinh sôi, phát triển và tạo thành bệnh. 

Đại tràng là nơi vận chuyển chất thải ra khỏi cơ thể, vì vậy là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi phát triển gây viêm đại tràng.

Niêm mạc đại tràng xuất hiện viêm nhiễm do vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng dẫn đến tổn thương chính là bệnh viêm đại tràng. Tùy từng mức độ của bệnh viêm đại tràng triệu trứng có thể là chướng bụng, bụng đau âm ỉ hoặc quặn thắt, tiêu lỏng, táo bón,.. Bệnh lý này nên sớm được điều trị đúng cách, tránh để dẫn đến viêm nhiễm đại tràng mãn tính (kéo dài suốt đời) và những bệnh nguy hiểm khác.

Cần phân biệt bệnh này với bệnh viêm đại tràng co thắt. Mặc dù có nhiều triệu chứng giống nhau nhưng viêm đại tràng co thắt là tình trạng ruột già bị rối loạn chức năng, chưa xuất hiện thương tổn.

Tìm hiểu về bệnh viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng mãn tính -  một triệu chứng của viêm đại tràng.

Viêm đại tràng mãn tính là gì?

Trái ngược với với đại tràng cấp tính - mức độ nhẹ nhất của bệnh viêm đại tràng, thời điểm “vàng” để điều trị bệnh thì viêm đại tràng mãn tính là mức độ nặng, bệnh đã kéo dài và không thể trị dứt điểm được nữa. Các ổ viêm đã phát triển trong thời gian dài, tần suất triệu chứng đau đớn nhiều hơn, tùy mức độ mà có hiện tượng vết loét, xuất huyết,.. thậm chí nặng hơn là áp xe.

Dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính

- Tại một vị trí thuộc đại tràng có hiện tượng đau quặn thắt bụng dưới hoặc đau âm ỉ. Sau khi đi ngoài sẽ cảm thấy trong người đỡ khó chịu hơn. Cũng có thể đau bụng nhẹ, chướng bụng hoặc không đau bụng.

- Đại tiện nhiều lần trong ngày (4 - 5 lần), tiêu lỏng, có máu hoặc táo bón. Phân nát, không thành khuôn hoặc phân sống, khô cứng,..

- Suy nhược cơ thể với tình trạng chán ăn, mệt mỏi, sút cân, hay cáu giận,..

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng

Nguyên nhân bệnh viêm đại tràng có rất nhiều, thuộc hai nhóm chính :

Nguyên nhân khách quan

Viêm đại tràng có thể tự xuất hiện mà không rõ nguyên nhân, có thể coi là một loại bệnh tự miễn.

Tác động của vi khuẩn (vi khuẩn lao, lỵ trực khuẩn, vi khuẩn tả,..), ký sinh trùng (amíp, giun tóc, giun đũa,..),..

Nguyên nhân chủ quan

- Ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng thức ăn ( sữa, hải sản hay một số loại trái cây,..)

- Sinh hoạt, ăn uống không điều độ, thiếu khoa học: căng thẳng kéo dài, lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng nguồn nước hoặc thực phẩm mất vệ sinh,..

Bệnh viêm đại tràng gây ra hậu quả gì? Nguy hiểm như thế nào?

Là một bệnh lành tính, liệu bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không? Nếu như căn bệnh này không được chẩn đoán, điều trị nhanh chóng một cách kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm sau:

Thủng đại tràng

Đây là hiện tượng thành đại tràng xuất hiện lỗ hổng khiến cho phân và chất lỏng chảy ra ngoài, dẫn đến màng bụng bị viêm nhiễm. Nếu người bệnh không được cấp cứu đúng cách và kịp thời thì tử vong là điều không tránh khỏi.

Chảy máu trong 

Chảy máu trong hay còn gọi là xuất huyết đại tràng.

 

Hậu quả của viêm đại tràng đặc biệt là viêm đại tràng mãn tính khiến niêm mạc đại tràng kém bền vững, dễ tổn thương. Trong trường hợp có chất kích thích (rượu, bia,..) hoặc dùng thuốc kháng sinh quá liều sẽ chảy máu ồ ạt.

Giãn đại tràng cấp tính

Đi đôi với đại tràng giãn nở là sự trì trệ, tê liệt của nhu động ruột. Khi nhu động ruột giảm hoạt động, phân sẽ di chuyển chậm và bị ruột già hấp thụ toàn bộ nước. Chúng sẽ trở nên khô cứng, khó thoát ra ngoài, tồn đọng khiến phình đại tràng. Biến chứng của giãn đại tràng cấp tính gây ra tỷ lệ tử vong cao với tình trạng đau bụng dữ dội, hôn mê,..

Ung thư đại tràng

Tỷ lệ tử vong của bệnh lý này đứng thứ tư thế giới, chỉ xếp sau ung thư phổi, ung thư gan và ung thư dạ dày. Mặc dù hoàn toàn có thể chữa khỏi nhờ phát hiện sớm nhưng ngược lại có thể phát triển khối u ác tính, di căn đến các bộ phận khác, gây đau đớn cho người bệnh, đồng thời khiến điều trị gặp khó khăn, tuổi thọ giảm sút.

Cách chữa bệnh viêm đại tràng

Liệu bệnh viêm đại tràng có chữa khỏi được không? Bệnh lý này có thể chữa khỏi với ba phương pháp sau: Điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp và khoa học. 

Điều trị nội khoa

Đây là cách trị bệnh viêm đại tràng bằng cách sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Những loại thuốc đó bao gồm kháng sinh: thuốc chống viêm, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc kháng nấm, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, thuốc kháng lao,..;  thuốc chống co thắt, thuốc giảm đau,.. Ngoài ra để tránh trụy tim người bệnh cần bổ sung nước và chất điện giải cần thiết.

Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp chữa bệnh viêm đại tràng bằng điều trị nội khoa không hiệu quả , xuất hiện biến chứng (thủng đại tràng,..) hoặc xuất hiện dấu hiệu ngoại khoa thì sẽ sử dụng phương pháp này. Phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng là phổ biến nhất. Song cách chữa này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe người bệnh. 

Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp và khoa học

Để điều trị có hiệu quả bệnh viêm đại tràng thì không thể thiếu một chế độ ăn uống dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp.

- Bệnh viêm đại tràng nên ăn gì? Mắc bệnh này thì nên ăn các thực phẩm dễ tiêu như khoai lang, ngũ cốc khoai tây,..; ăn nhiều trái cây như táo, chuối,.. sẽ có lợi cho việc lành tổn thương ở niêm mạc đại tràng;  ăn nhiều rau xanh (rau muống, cải xanh,..) giúp bổ sung vitamin, tăng vi khuẩn có lợi ( nếu bị tiêu chảy thì lại cần giảm lượng rau). Cá, thịt nạc là những sản phẩm giàu đạm giúp giảm vấn đề viêm nhiễm ở đại tràng.

- Bệnh viêm đại tràng nên kiêng gì? Bệnh nhân nên kiêng các chất kích thích ( cà phê, rượu, bia,..), đường sữa, thực phẩm nhiều dầu mỡ (gà rán, khoai tây chiên,..), đồ ăn cay nóng,..

- Sắp xếp và điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp với tình trạng bệnh. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

- Thay thế sữa tươi bằng sữa đậu nành. Vì sữa tươi có đường nên tương đối khó tiêu.

- Không lạm dụng thuốc giảm đau để tránh nguy cơ xuất huyết đại tràng.

- Một trong những cách kiểm soát hiệu quả triệu chứng của viêm đại tràng là tập luyện thể thao. Không chỉ tăng sức đề kháng nói chung mà tình trạng viêm nhiễm ở ruột già cũng có chuyển biến tốt. Lưu ý là người bệnh nên chọn bài tập phù hợp với khả năng, tránh quá sức gây mệt mỏi.

- Sử dụng thực phẩm chức năng: Người mắc bệnh lý này gặp vấn đề thiếu chất dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm chức năng là một giải pháp. Tuy nhiên bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng loại thực phẩm này. Cần tránh trường hợp lạm dụng, dùng thay thế thuốc chữa bệnh, xung đột với thuốc chữa bệnh hoặc khiến viêm đại tràng nặng hơn.

- Giải tỏa phiền muộn, căng thẳng: Điều thực sự rất quan trọng. Nếu bệnh nhân tiếp tục stress liên tục, kéo dài sẽ có hại trong quá trình chữa bệnh, khiến bệnh trầm trọng hơn. Bệnh nhân nên có một khoảng thời gian trong ngày thư giãn, thoải mái tinh thần.

Cách phòng bệnh đại tràng

- Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm: “Ăn chín uống sôi”, hạn chế ăn các thực phẩm  sống như tiết canh, rau sống, nem chua, gỏi cá,... 

- Không sử dụng quá mức thuốc, thực phẩm chức năng,..

- Chế độ sinh hoạt lành mạnh, có thời gian thư giãn tránh căng thẳng kéo dài.

- Sử dụng men tiêu hóa, uống thuốc tẩy giun 6 tháng/ một lần.

- Hạn chế sử dụng chất kích như rượu bia, thuốc lá, cà phê.

- Tăng cường, thường xuyên thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng.

Như vậy, bệnh viêm đại tràng thực sự rất nguy hiểm nếu như không được chữa trị đúng đắn và kịp thời. Khi phát hiện triệu chứng bệnh, bệnh nhân nên đi gặp bác sĩ để điều trị sớm, tránh để ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng.

Tin cùng chuyên mục

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.