Biến chứng bệnh giời leo: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

15:28 | 25/05/2022

Giời leo là một căn bệnh khá phổ biến từ xưa đến nay. Tuy bệnh dễ điều trị, nhanh khỏi nếu phát hiện sớm nhưng nếu để lâu sẽ có những biến chứng có hại cho sức khỏe.

Bệnh giời leo thường xuất hiện vào thời điểm chuyển giao mùa hoặc thời điểm có độ ẩm cao. Bệnh không khó điều trị nhưng nếu không được điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy biến chứng nguy hiểm bệnh giời leo và cách phòng ngừa là gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các vấn đề này.

Bài viết có sử dụng lại một số tư vấn chuyên môn của bác sĩ Nguyễn Thông từng đăng tải trên báo Sức khỏe & Đời sống.

Giải thích bệnh giời leo

Giời leo là tên gọi chung chỉ các bệnh viêm da dị ứng mà tác nhân gây bệnh chính là acid photpho hữu cơ trong họ côn trùng bọ giời tiếp xúc với da. Ví dụ như sâu ban miêu, kiến ba khoang.... Biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh giời leo chính là những vết tổn thương da ngoằn ngoèo đau rát.

Giời leo là một bệnh khá phổ biến được dân gian biết đến từ rất lâu. Căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể để lại di chứng nguy hiểm. Bệnh giời leo xuất hiện quanh năm nhưng thường phổ biến nhất vào thời điểm chuyển giao mùa hay thời điểm có độ ẩm cao. Ví dụ như mùa gặt.

Bệnh giời leo nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh giời leo

Nguyên nhân gây bệnh giời leo

Để có những phương pháp phòng ngừa bệnh giời leo thì người bệnh cần hiểu các nguyên nhân gây bệnh từ đâu:

  • Do độc tính của các loại côn trùng mang độc tố: như sâu, kiến ba khoang...gây nên. Khi độc tính tiếp xúc với da sẽ gây kích ứng, dị ứng, bỏng rát và viêm nhiễm vùng da tiếp xúc.

  • Do chất acid phosphoric của giời leo (con giời): là một loài thuộc họ chân khớp, hình dáng giống con rết nhưng kích thước nhỏ hơn, chân cao hơn. Con giời di chuyển khá nhanh, thường hoạt động ở ban đêm và sống ở những nơi ẩm thấp như ngóc ngách, gầm giường, bàn…Khi giời leo bò lên người rồi tiết dịch acid photpho sẽ gây ra các vết phỏng da.

Triệu chứng của bệnh giời leo

Khi da tiếp xúc với chất acid photphoric hữu cơ sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng bệnh rất dễ phát hiện. Một số biểu hiện có thể gặp:

  • Xuất hiện cảm giác khó chịu, ngứa ngáy trên da.
  • Xuất hiện các vệt đỏ dài khoảng vài cm
  • Tăng nặng các biểu hiện trước đó, sau mỗi ngày lại nhiều hơn.
  • Xuất hiện trên da các mảng bám đỏ, thường sau khi tăng nặng từ 2 - 3 ngày.
  • Nổi các mụn nước nhỏ. Bề mặt vết thương có màu trắng xám, bị lõm ở giữa và bên trong có mủ trắng.
  • Biểu hiện sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi do cơ chế phòng vệ miễn dịch của cơ thể gây nên.

Những vùng da bị giời leo đầu tiên thường có triệu chứng nặng hơn cũng như khó điều trị hơn. Nếu bệnh nhân lấy tay sờ vào và mang dịch acid sang các vùng khác thì vùng da đó cũng sẽ bị lây rải rác khắp cơ thể. Những vùng da lây triệu chứng sẽ gây mức độ nhẹ hơn và dễ điều trị hơn.

Vùng da bị giời leo thường khỏi sau khoảng 5 đến 7 ngày. Tùy vào mức độ bệnh và cách điều trị của người bệnh mà vùng da bị giời leo có để lại sẹo hay không. Khi hết sưng mủ thì vùng da sẽ trở nên thâm sạm do lớp vảy da chết phủ trên mặt da. Hoặc là các mụn sưng bỏng sẽ vỡ ra chảy nhiều dịch và diễn ra khoảng vài ngày vết loét sẽ khô dần.

Vết thâm của bệnh giời leo sẽ hết sau 1 đến 2 tháng. Nhưng nếu bệnh nhân để bệnh một thời gian lâu gây biến chứng hay bội nhiễm da mới điều trị thì tỉ lệ để lại sẹo rất cao. Thời gian vùng da bị bệnh trở lại bình thường cũng rất lâu.

Bệnh có những triệu chứng giống với zona thần kinh, bệnh nhân cần chú ý tránh nhầm lẫn. Việc nhầm lẫn bệnh dẫn đến phương pháp điều trị sai, kéo dài thời gian lành bệnh thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng do điều trị sai cách.

Biến chứng nguy hiểm bệnh giời leo đối với sức khỏe

Mặc dù điều trị bệnh giời leo khá đơn giản và thời gian lành bệnh khá nhanh. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không biết cách chữa trị hoặc chữa trị không kịp thời thì rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:

  • Vùng da bệnh bị bội nhiễm: Biến chứng này rất dễ xảy ra nếu bệnh nhân không điều trị vùng da bị giời leo sớm. Các mụn nước khi bị vỡ sẽ tạo thành các vết loét. Trong giai đoạn này, da rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, mưng mủ. Bệnh giời leo sẽ càng nguy hiểm hơn khi xuất hiện tại những vùng da quanh mắt. Nếu vùng da không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, thậm chí nguy hiểm hơn có thể dẫn đến mù lòa.

  • Đau dây thần kinh vùng da bị giời leo: Điều này rất đáng để tâm do biến chứng đau thần kinh thường xuất hiện sau 1 tháng khi các vệt tổn thương da đã biến mất. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi, biến chứng có thể hết sau 6 tháng nhưng cũng có nhiều trường hợp người bệnh vẫn đau dây thần kinh sau một năm bị bệnh.

  • Biến chứng gây tổn thương các tạng: Trường hợp mà các triệu chứng biểu hiện trên da với mức độ nặng, phát tán mạnh vào hệ tuần hoàn gây tổn thương các cơ quan như gan, phổi, não có thể dẫn đến tử vong.

Cách điều trị bệnh giời leo

Khi bị giời leo thì điều đầu tiên là bệnh nhân cần tới bệnh viện gặp bác sĩ để thăm khám và tìm ra phương án điều trị phù hợp nhất cho tình trạng bệnh của bản thân.

Một số cách điều trị thường được chỉ định để điều trị bệnh giời leo như:

  • Dùng nước muối loãng để vệ sinh vùng da tổn thương tránh nhiễm khuẩn.

  • Dùng chất trung hòa độc tố bôi lên vùng da tổn thương: hồ nước thường được sử dụng trong trương hợp này. Bệnh thường sẽ tự hết trong 5 - 7 ngày nếu được chăm sóc tốt.

  • Bôi thuốc thường xuyên theo chỉ định để vết thương có thể mau khô và lành lại.
Hồ nước giúp trung hoa acid photphoric, làm giảm khó chịu, điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh giời leo.

 

Lưu ý trong điều trị bệnh giời leo tránh biến chứng:

Dù giời leo là bệnh ngoài da khá đơn giản trong chữa trị nhưng bệnh nhân không nên chủ quan, tránh những biến chứng không đáng có, gây ảnh hưởng sức khỏe.

  • Không tự ý bôi các loại thuốc khác mà không có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Giữ vết thương sạch sẽ, khô ráo.
  • Không chà sát lên bề mặt vết thương và mụn nước.
  • Tránh để dịch ở vết thương gây lây lan ra các vùng khác, hoặc gây những biến chứng nặng hơn.
  • Không tự ý bôi hay uống acyclovir khi không có chỉ định của bác sĩ, bởi chúng chỉ có tác dụng với virus gây bệnh zona.
  • Rửa tay trước và sau khi bôi thuốc vào vùng bị thương, nên sử dụng tăm bông để bôi thuôc, tránh tiếp xúc trực tiếp.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đủ chất để nâng cao sức đề kháng cơ thể: uống đủ nước, kiêng các loại thức ăn chứa nhiều canxi như tôm, cua,...
  • Theo dõi quá trình lành bệnh, nếu sau 7 ngày không thấy sự thuyên giảm, bệnh nhân cần đến bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh giời leo

Con giời leo là loài côn trùng thuộc lớp chân môi giống rết, kích thước nhỏ như cây tăm, màu nâu. Khi di chuyển, chất nhầy chúng tiết ra có chứa chất acid phospho hữu cơ phát sáng xanh trong bóng tối. Giời leo thích sống nơi ẩm ướt, không ưa ánh sáng. Chúng thường bò ra ngoài săn mồi vào ban đêm.

Để tránh mắc bệnh giời leo và để lại biến chứng cho cơ thể, cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả ngay tại nơi sinh sống, điều này là đặc biệt quan trong với gia đình có trẻ em. Một số biện pháp phòng ngừa như:

  • Tắt đèn khi ngủ vào ban đêm hoặc hạn chế bật đèn: vào các mùa sinh sản hay mùa gặt, ánh đèn dễ thu hút côn trùng bay vào nhà. Nhất là trong mùa gặt hái làm côn trùng mất môi trường sinh sống và sẽ càng bay vào nhà nhiều hơn. Khi đó nguy cơ bị côn trùng cắn sẽ càng cao.
  • Không nên dùng tay đập côn trùng: để tránh độc tính gây bệnh giời leo dính vào người. Rửa tay nếu đập trúng các loại côn trùng.
  • Hạn chế phơi quần áo ngoài trời vào ban đêm: quần áo ẩm sẽ là môi trường sống mới cho bọ giời.
  • Giữ vệ sinh cơ thể: vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày và ăn mặc thoáng mát giúp phòng ngừa được nhiều bệnh về da liễu trong đó có giời leo.
  • Giữ vệ sinh nơi ở: thường xuyên vệ sinh nhà cửa, nhất là các nơi ẩm thấp ngóc ngách, ẩm ướt, nơi mà bọ giời thường ẩn náu, trú ngụ.
  • Kiểm tra chăn gối trước khi ngủ: phủi chăn, gối và giường, mắc màn chắn côn trùng để bảo vệ cơ thể tránh tiếp xúc với mầm mống gây bệnh.
  • Không chạm vào vùng da bị giời leo của người bệnh: bệnh giời leo rất dễ bị lây qua tiếp xúc thông thường. Chính vì vậy khi có người xung quanh bị giời leo thì không nên sờ vào vùng da bệnh rồi sờ các vùng da khác. Cũng nên hạn chế tiếp xúc tránh chạm vào những vật dụng cá nhân của người mắc bệnh giời leo.
  • Vệ sinh da khi nghi tiếp xúc với mầm bệnh: Khi da có những biểu hiện bất thường như vệt đỏ, ngứa, nóng rát hay khó chịu thì cần nhanh chóng phòng tránh bằng dung dịch muối loãng để rửa sạch da tránh viêm nhiễm hay bị giời leo.
Phòng giời leo bằng nước muối khi da có biểu hiện bất thường.

Bài viết trên đây chia sẻ về những vấn đề liên quan đến bệnh giời leo. Hy vọng thông qua những thông tin bài viết chia sẻ bệnh nhân sẽ hiểu hơn về bệnh giời leo để điều trị bệnh đúng cách tránh những biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra biết cách phòng tránh bệnh giời leo cho gia đình, mọi người xung quanh.

Tin cùng chuyên mục

Cặp nhung hươu có thế 'rộ lộc', giá gần bằng 1 cây vàng

Cặp nhung hươu có thế 'rộ lộc', giá gần bằng 1 cây vàng

7:46 | 26/04/2024

Gia đình ông Nguyễn Chí Công ở Hà Tĩnh đang sở hữu con hươu có cặp nhung với thế độc lạ, ước tính có trọng lượng 5kg, đã được thương lái "cọc" 65 triệu đồng, nhưng giá vẫn chưa dừng lại.

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

7:39 | 24/04/2024

Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

12:00 | 23/04/2024

Từ cậu bé sống khu ổ chuột, rửa bát thuê từng ngày để sống, sau 30 năm, Vi Minh Ân trở thành doanh nhân nổi tiếng và là thành viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện Anh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.