Biến chứng hậu COVID-19 gây tác động nghiêm trọng đến trẻ em

15:14 | 17/01/2022

Theo CDC Mỹ, trẻ em và thanh thiếu niên sau mắc COVID-19 có nhiều nguy cơ mắc các bệnh gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, tác động của COVID-19 (hay COVID-19 kéo dài) vẫn tiếp tục ngay cả sau khi hồi phục. Điều đó có thể gây ra những bệnh như tiểu đường, hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C), các vấn đề sức khỏe tâm thần, rối loạn phát triển. Các biến chứng hậu COVID-19 có thể gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em.

Trên Zing, nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) được công bố hôm 7/1 cho thấy, trẻ em và thanh thiếu niên có nhiều nguy cơ cao được chẩn đoán mắc tiểu đường sau hơn một tháng mắc COVID-19 so với nhóm không bị nhiễm bệnh.

Kết quả công bố dựa trên phân tích dữ liệu của hai hệ thống theo dõi sức khỏe IQVIA và HealthVerity. Nhóm chuyên gia đánh giá hàng nghìn bệnh nhân dưới 18 tuổi mắc COVID-19 trong khoảng thời gian từ 1/3/2020 đến 26/2/2021, sau đó, so sánh với nhóm người không nhiễm nCoV nhưng có tiền sử nhiễm trùng đường hô hấp.

Các biến chứng hậu COVID-19 có thể gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em. Ảnh minh họa

Các nhà khoa học phát hiện ở cơ sở dữ liệu IQVIA, trẻ được chẩn đoán mắc COVID-19 trong thời gian nói trên có nguy cơ mắc tiểu đường sau đó cao hơn 166% nhóm trẻ không nhiễm nCoV. Trong khi đó, ở cơ sở dữ liệu HealthVerity, con số này là 31%. Ngoài ra, trẻ em bị COVID-19 cũng có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn 116% so với những em bé bị nhiễm trùng đường hô hấp nhưng không mắc COVID-19.

Theo VOV, virus SARS-CoV-2 tấn công trực tiếp vào các tế bào tuyến tụy, mức độ căng thẳng cao hơn dẫn đến kháng insulin và lối sống ít vận động trong thời kỳ đại dịch là một số nguyên nhân chính. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ bệnh tiểu đường sau mắc COVID-19 là rối loạn tạm thời hay sẽ trở thành bệnh lý mạn tính.

Các triệu chứng trẻ thường gặp phải là tăng khát, đói, đi tiểu nhiều lần, đau dạ dày, buồn nôn, sụt cân không chủ ý, mệt mỏi và nôn mửa.

COVID-19 kéo dài còn gây bệnh tiểu đường ở trẻ em.

Tiến sĩ Mary Pat Gallagher, Giám đốc Trung tâm Tiểu đường Nhi khoa NYU Langone cho hay: “Một số bệnh nhiễm trùng có thể tạo ra “cơ hội hoàn hảo”, góp phần làm gia tăng khả năng bị tiểu đường. Nếu cơ thể đang âm thầm phát triển bệnh tiểu đường, liệu nhiễm các virus, vi khuẩn có thực sự đẩy người bệnh vào tình trạng phát bệnh sớm hơn không? Chúng tôi đã phát hiện nCoV có thể là một trong số những virus khiến quá trình này xảy ra nhanh hơn nhiều so với các chủng virus khác”, bà Mary nói.

Ngoài gây bệnh tiểu đường, COVID-19 kéo dài còn gây biến chứng hiếm gặp như hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) ở trẻ em. Hội chứng này khiến nhiều trẻ phải đối mặt với các biến chứng liên quan đến tim, phổi, mạch, não, hệ tiêu hóa và mắt. Các triệu chứng gặp phải như: Sốt, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, mắt đỏ, phát ban, đau khớp, nhức đầu, chóng mặt và các hạch bạch huyết mở rộng là một số dấu hiệu.

Nhiều nghiên cứu được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, có sự gia tăng tỷ lệ lo âu, đau buồn, cô lập xã hội, thay đổi và rối loạn tâm trạng ở trẻ em sau mắc COVID-19. Sự mệt mỏi do đại dịch và mức độ căng thẳng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến điều này.

Ngoài ra, nhiều trẻ em có thể phải đối mặt với rối loạn phát triển về nhận thức thần kinh, lời nói, khả năng tập trung, di chuyển và tâm trạng. Trong trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể bị sưng não dẫn đến viêm não.

Tin cùng chuyên mục

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.