Biến chứng nguy hiểm nào thường gặp khi mang thai bị sốt xuất huyết?

15:29 | 25/05/2022

Sốt xuất huyết khi mang thai có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt vào những giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Thai phụ bị sốt xuất huyết trong những tuần cuối cùng của thai kỳ có thể dẫn đến bị rối loạn đông máu, nguy kịch cho cả mẹ và co

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây ra, lây truyền bởi muỗi vằn Aedes. Mỗi người có thể mắc sốt virus nhiều lần trong đời do bệnh có nhiều type.

Mắc sốt xuất huyết, người bệnh có biểu hiện sốt cao liên tục, xuất huyết dưới da toàn thân và có thể có biến chứng, nặng nhất là trụy tim mạch gây tử vong.

Phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết sẽ rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho cả mẹ lẫn con, nhất là trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.

1. Mang thai bị sốt xuất huyết nguy hiểm thế nào?

Mang thai bị sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nguyên nhân là vì khi mang bầu, hệ miễn dịch của mẹ bị suy yếu, tạo cơ hội cho virus Dengue có điều kiện phát triển mạnh mẽ, từ đó bà bầu bị sốt xuất huyết nghiêm trọng.

Virus Dengue còn có thể truyền từ mẹ sang thai nhi khi mang thai bị sốt xuất huyết hoặc khi sinh. Thai phụ có thể cần phải mổ lấy thai nếu chẳng may mắc phải sốt xuất huyết trong thai kỳ.

Mang thai bị sốt xuất huyết có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm trong thời gian mang thai và khi sinh như: Giảm tiểu cầu, sinh non, em bé nhẹ cân, sẩy thai, xuất huyết, tiền sản giật.

Mang thai bị sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.

2. Sốt xuất huyết gây biến chứng nguy hiểm gì khi mang thai?

Một số biến chứng nguy hiểm xuất hiện trong thời gian mang thai và khi sinh do sốt xuất huyết gây ra như:

Giảm tiểu cầu: Có thể đe dọa đến tính mạng cho cả mẹ lẫn con. Ngoài ra, giảm tiểu cầu mức độ nặng có thể dẫn đến một số biến chứng khi sử dụng những kỹ thuật y khoa giúp bà bầu đẻ không đau trong quá trình sinh.

Sinh non, em bé nhẹ cân: Sốt xuất huyết khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và ba có khả năng làm tăng nguy cơ sinh non, em bé sinh ra nhẹ cân hoặc thậm chí tử vong nếu thai phụ bệnh nặng.

Sẩy thai: Khi thai phụ bị sốt xuất huyết trong tam cá nguyệt đầu tiên làm tăng nguy cơ bị sẩy thai.

Xuất huyết: Nếu mẹ bầu bị nhiễm virus sốt xuất huyết trong khi sinh, nguy cơ xuất huyết là rất cao.

Mang thai bị sốt xuất huyết có thể bị tiền sản giật.

Nguy cơ thai phụ truyền bệnh sốt xuất huyết cho con chỉ xảy ra nếu mẹ bầu bị bệnh vào giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên, khả năng thai nhi mắc phải virus này là khá thấp. Cho đến nay, khả năng bệnh sốt xuất huyết gây ra dị tật cho trẻ chưa được khẳng định chắc chắn.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai phải cẩn thận để tránh mắc bệnh sốt xuất huyết khi mang thai, dẫn đến lây lan sang cho trẻ sơ sinh. Em bé sau sinh sẽ lập tức được kiểm tra các triệu chứng điển hình như sốt cao, phát ban da, tiểu cầu thấp trong trường hợp người mẹ bị sốt xuất huyết lúc gần thời điểm sinh nở.

3. Sốt xuất huyết khi mang thai cần làm gì để chẩn đoán và điều trị bệnh?

Mang thai bị sốt xuất huyết hay có những dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết, người bệnh cần:

Đến các cơ sở y tế uy tín ngay để được chẩn đoán sớm bệnh, đưa ra phương hướng điều trị bệnh.

Điều trị bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi thai phụ nên không được tự ý mua thuốc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai.

Chú ý đến tình trạng sốt vì sốt có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nên khi sốt trên 38 độ C cần hạ sốt bằng paracetamol (theo chỉ định của bác sĩ), chườm ấm, uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát. Khi sốt dưới 38 độ C chưa cần dùng thuốc, chỉ cần chườm ấm, uống nhiều nước, mặc thoáng mát.

Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại ở mức tối đa.

Uống nhiều nước, sử dụng nước hoa quả như nước cam ép...

Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu.

Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé, tuân thủ phác đồ điều trị và những hướng dẫn của nhân viên y tế.

Nếu bị sốt xuất huyết vào cuối thai kỳ gần thời điểm dự sinh thai phụ nên chọn những bệnh viện lớn, uy tín để tiến hành sinh đẻ. Để xử lý kịp thời những trường hợp xấu xảy ra trong và sau khi sinh.

Xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết giúp xác định sự có mặt của virus gây bệnh trong máu.

4. Thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh

Ths.BS Trần Thị Vượng – Khoa Xét nghiệm (Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Hải Phòng) cho biết, xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết giúp xác định sự có mặt của virus gây bệnh trong máu. Để chẩn đoán sốt xuất huyết, những xét nghiệm thường được dùng là xét nghiệm NS1, kháng thể IgM và kháng thể IgG.

Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1:

Được chỉ định thực hiện từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 5 của bệnh. Nếu bệnh nhân mắc bệnh đã hơn 3 ngày (từ cuối ngày thứ 3 trở đi), có các triệu chứng bị sốt xuất huyết, nhưng kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết NS1 có thể âm tính. Nguyên nhân là vì xét nghiệm này dựa trên cơ chế xác định kháng nguyên của virus. Giai đoạn bệnh từ ngày thứ 4, nồng độ kháng nguyên virus trong máu đã giảm xuống thấp nên đôi khi chỉ số xét nghiệm sẽ âm tính.

Xét nghiệm kháng thể IgM:

IgM xuất hiện từ ngày thứ 4-5 sau sốt. Xét nghiệm IgM giúp xác định sự có mặt của kháng thể chống lại virus Dengue trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc mức độ sinh kháng thể của từng bệnh nhân mà kết quả xét nghiệm này có dương tính hay không.

Xét nghiệm kháng thể IgG:

Thay bằng: Ở thể tiên phát (lần đầu bị nhiễm Dengue), IgG xuất hiện vào ngày thứ 10-14 và có thể tồn tại nhiều năm sau đó. Ở thể thứ phát (đã từng bị Dengue trước đó), IgG đã sẵn có trong máu và tăng lên trong 1-2 ngày.

Như vậy:

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5: dù người bệnh có thật sự bị sốt xuất huyết nhưng khi xét nghiệm nhiều khả năng kết quả lại âm tính;

Từ ngày đầu đến ngày 3: nếu làm xét nghiệm IgM thì cũng sẽ ra âm tính. Còn nếu thực hiện xét nghiệm NS1 thì khả năng chẩn đoán chính xác lại tùy thuộc vào nồng độ virus trong cơ thể người bệnh có đủ ngưỡng phát hiện hay không. Trường hợp nồng độ kháng nguyên virus quá thấp thì kết quả xét nghiệm NS1 vẫn có thể ra âm tính;

Từ ngày thứ 4 trở đi: bệnh nhân có thể phải làm xét nghiệm máu hàng ngày mới có đủ dữ kiện để bác sĩ khẳng định chẩn đoán.

Khi nghi ngờ nhiễm virus sốt xuất huyết Dengue, nên thực hiện cả 3 xét nghiệm NS1, IgM, IgG cùng lúc nhằm chẩn đoán nhiễm Dengue tiên phát hay thứ phát.

Nếu NS1 hoặc và IgM dương, IgG âm: nhiễm Dengue tiên phát.

Nếu NS1 hoặc và IgM dương, IgG dương: nhiễm Dengue thứ phát.

Nếu cả NS1, IgM, IgG âm: không phải sốt do Dengue.

Cần lưu ý thời điểm thực hiện xét nghiệm để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Và lưu ý, mỗi cá thể đáp ứng miễn dịch với virus là khác nhau nên xét nghiệm có thể cần lặp lại nhiều lần để khẳng định chẩn đoán.

Ngoài ra, có thể thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (xét nghiệm công thức máu toàn phần) để hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi diễn biến và tiên lượng bệnh. Theo đó, nếu thấy số lượng tiểu cầu giảm thấp, hematocrit tăng cao thì rất có thể đó là dấu hiệu bệnh đang diễn biến nặng, cần can thiệp càng sớm càng tốt.

Một số loại xét nghiệm bệnh sốt xuất huyết khác

Xét nghiệm điện giải đồ (bao gồm Na+, K+, Cl-): Để đánh giá tình trạng rối loạn điện giải;

Xét nghiệm chức năng gan (bao gồm AST, ALT, GGT): Nhằm kiểm tra chức năng gan, đánh giá tổn thương và phát hiện biến chứng của sốt xuất huyết;

Xét nghiệm Albumin: Để đánh giá tình trạng thoát huyết tương có thể xảy ra đối với sốt xuất huyết Dengue, giúp nhận biết sớm và theo dõi khi bệnh nhân nếu có tình trạng tăng tính thấm thành mạch;

Xét nghiệm chức năng thận (gồm các chỉ số như Ure, Creatinine, Cystatin C, MicroAlbumin niệu): Để thăm dò chức năng thận và tình trạng tổn thương thận sớm do các biến chứng của sốt xuất huyết;

Xét nghiệm CRP: Để đánh giá tình trạng của bệnh nhân bị viêm nhiễm, người ta sử dụng xét nghiệm CRP. Trên thực tế, bệnh nhân có các biểu hiện như sốt cao hay chảy máu chân răng, khắp người phát ban đỏ thì kết quả cho ra vẫn có thể là âm tính. Vậy nên xét nghiệm này sẽ không thực sự chuẩn xác. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là những biểu hiện lâm sàng.

Mắc sốt xuất huyết khi mang thai, tùy từng giai đoạn bác sĩ sẽ có những tác động khác nhau đối với bà bầu.

5. Mang thai bị sốt xuất huyết có cần phải bỏ thai không?

Theo Ths.BS Đồng Thu Trang (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, mắc sốt xuất huyết khi mang thai, tùy từng giai đoạn bác sĩ sẽ có những tác động khác nhau đối với bà bầu, trong đó giai đoạn mới mang thai và cuối thai kỳ, thai phụ sẽ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn giai đoạn giữa. Bên cạnh đó, mức độ nghiêm trọng của bệnh còn phụ thuộc vào sức đề kháng của từng người, tình trạng mất nước và nhiều yếu tố khác.

Mắc sốt xuất huyết khi mang thai, bà bầu không nên quá lo lắng, cần giữ bình tĩnh và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ không có chỉ định bỏ thai khi mắc sốt xuất huyết. 

Cũng theo BS Đồng Thu Trang, sốt xuất huyết không gây dị tật thai nhi, nên thai phụ không nên quá lo lắng về việc này. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần chú ý, nếu trong khu vực đó đang lưu hành dịch bệnh Zika thì bà bầu nên đi xét nghiệm xem có bị nhiễm virus Zika hay không hoặc bị các bệnh lý khác như cúm… vì bệnh lý này mới gây dị tật thai nhi.

Phụ nữ mang thai bị mắc sốt xuất huyết cần phải theo dõi chặt chẽ để hạn chế biến chứng. Vì vậy, thai phụ cần đi khám sớm ngay khi có dấu hiệu bệnh.

Mang thai bị mắc sốt xuất huyết ở những ngày đầu và chưa có dấu hiệu cảnh báo chỉ cần theo dõi, uống bù nước, tăng cường nước ép trái cây. Nếu chưa sốt quá 38 độ C, chỉ cần chườm mát, lau người, vùng trán, bẹn, nách, thái dương để hạ nhiệt.

Đặc biệt, thai phụ không tự ý mua thuốc để uống, phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Tin cùng chuyên mục

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.