Các bệnh viêm đường hô hấp dễ mắc trong mùa hè nắng nóng

16:02 | 30/06/2022

Theo nghiên cứu, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là nhóm bệnh rất phổ biến. Không chỉ chiếm tỷ lệ cao mà căn bệnh này còn rất hay tái phát ở nhiều nhóm đối tượng. Bệnh có thể tự khỏi nhưng nếu coi thường, không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứ

1. Hệ hô hấp là gì?

Hệ hô hấp là hệ cơ quan có chức năng trao đổi khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Khi một trong những có bộ phận liên quan đến hệ hô hấp có vấn đề bất thường thì khả năng hô hấp của cơ thể sẽ suy yếu. Đặc biệt nếu không chữa trị kịp thời gây ra các bệnh mạn tính về đường hô hấp và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.

2. Hệ hô hấp có vai trò gì?

Hệ hô hấp có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống. Với chức năng trao đổi khí, giúp cung cấp khí oxi lên các cơ quan như tim và não (đây là 2 cơ quan liên quan đến vận hành và nuôi sống cơ thể).

Ở con người và các loài thú khác, các đặc điểm giải phẫu học của hệ hô hấp gồm có ống dẫn khí, phổi và hệ cơ hô hấp.

Hệ hô hấp có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống.

3. Hệ hô hấp gồm những bộ phận nào?

Hệ hô hấp trên gồm, mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản, có nhiệm vụ lấy không khí bên ngoài cơ thể, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Trong khi đó, khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi thuộc hệ hô hấp dưới có nhiệm vụ lọc không khí và trao đổi khí. Do đó, mỗi bộ phận có những chức năng nhất định.

4. Vì sao dễ mắc các bệnh về viêm đường hô hấp?

Mùa hè, thời tiết oi bức, nhiệt độ tăng cao khiến khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt giảm sút, lượng nước và điện giải bị mất khá nhiều do đào thải qua mồ hôi và nước tiểu. Ngoài ra, nắng nóng làm cho cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, sức đề kháng suy giảm, chính vì thế không thể bù nước, điện giải và năng lượng mất đi. Do đó, dễ mắc các bệnh về đường đường hô hấp.

5. Các loại viêm đường hô hấp

Theo nghiên cứu, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là nhóm bệnh rất phổ biến. Không chỉ chiếm tỷ lệ cao mà căn bệnh này còn rất hay tái phát, càng nhỏ tuổi thì tần suất tái diễn càng nhiều. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên đa phần nhẹ và có thể tự khỏi mà không để lại bất cứ di chứng nào. Tuy nhiên nếu coi thường và không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là hội chứng bao gồm tất cả các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới không phải lao. Nhắc tới bệnh lý đường hô hấp là nói tới sự đa dạng về các mặt bệnh cũng như triệu chứng khởi phát.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là nhóm bệnh rất phổ biến.

6. Đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp

- Những người thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất… có khả năng cao mắc các bệnh về hô hấp. Hiện nay, môi trường ngày càng ô nhiễm, tình trạng giao thông ứ trệ khiến khói bụi, khí thải tăng khiến nguy cơ mắc bệnh hô hấp luôn “rình rập”.

- Mùa hè là thời điểm của các chuyến du lịch, vui chơi… với sự thay đổi đột ngột môi trường sống thì các bệnh lý đường hô hấp như cảm cúm rất dễ gặp phải.

- Nhiều em bé được bố mẹ bao bọc quá kỹ, thường xuyên ở trong phòng kín, ít tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. Điều này vô tình khiến cơ thể ít tạo ra những phản ứng miễn dịch, vì vậy trẻ rất dễ mắc bệnh khi đi ra ngoài.

- Thường xuyên ở trong môi trường điều hòa nhiệt độ quá thấp khiến niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương, nhất là khi thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ra khỏi phòng…

- Nhà ở chật chội không thông thoáng khiến bụi bặm tích tụ, hoặc hay sử dụng bếp than bếp củi là những yếu tố thuận lợi gây nên bệnh đường hô hấp.

- Nghiện thuốc lá, thuốc lào, hay sử dụng các chất kích thích sẽ góp phần không nhỏ nguy cơ mắc bệnh. Những tác nhân này có thể làm tổn thương nhu mô phổi từ đó tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cơ hội, đặc biệt là đường hô hấp trên. Đây là yếu tố nguy cơ của rất nhiều bệnh lý mãn tính của đường hô hấp như hen phế quản, COPD...

- Người mắc các bệnh mạn tính như: Tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim… là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp cao.

7. Một số bệnh lý hô hấp thường gặp

7.1. Cảm lạnh thông thường

Đây là bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ hô hấp trên. Virus bám vào niêm mạc mũi hoặc cổ họng và kích thích đáp ứng miễn dịch. Đáp ứng miễn dịch này dẫn đến tình trạng sung huyết tại chỗ, khiến cơ thể thường cảm thấy kiệt sức trong khi cố gắng chống lại bệnh. Các trường hợp cảm lạnh đều do virus Rhino gây ra, nhưng cũng có những thủ phạm khác là virus cúm, virus parainfluenza và virus coronavirus.

Triệu chứng cảm lạnh thông thường

Nghẹt mũi.

Hắt hơi.

Đau họng.

Chảy nước mũi.

Cảm giác nghẹt.

Mệt mỏi.

Bị cảm lạnh có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ hô hấp trên.

7.2. Viêm họng

Viêm họng thường được gọi là đau họng. Đôi khi đau họng là triệu chứng của một bệnh lý hô hấp phức tạp hơn, ví dụ như cảm lạnh thông thường, nhưng cũng có thể là do nhiễm trùng chỉ ở vòm họng (cổ họng). Các nguyên nhân có thể bao gồm liên cầu khuẩn, gây viêm họng do liên cầu khuẩn, hoặc nhiễm trùng amidan (viêm amiđan). Trong hầu hết các trường hợp, viêm họng là do nhiễm virus tấn công các mô của họng.

Các triệu chứng viêm họng

Cảm giác đau, rát trong họng.

Đỏ họng hoặc viêm họng.

Mệt mỏi và cảm giác chung là không khỏe.

Đau khi nuốt.

7.3. Viêm xoang

Xoang là các hốc chứa đầy không khí trong hộp sọ và viêm xoang xảy ra khi xoang bị nhiễm trùng hoặc viêm.

Triệu chứng viêm xoang

Nghẹt mũi.

Đau và căng tức vùng mặt.

Đau đầu.

Sổ mũi.

Mất khứu giác và vị giác.

Chảy dịch đặc.

Chảy dịch mũi sau và ho.

7.4. Viêm thanh quản

Viêm thanh quản thường bị nhầm lẫn với viêm họng (đau họng), tuy nhiên thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng viêm cơ quan thanh quản. Tình trạng bệnh thường là kết quả do nhiễm virus nhưng đôi khi có thể xảy ra do sử dụng giọng nói quá mức.

Triệu chứng viêm thanh quản

Đau họng.

Khàn tiếng.

Mất tiếng.

Sưng các tuyến.

Cần hắng giọng.

7.5. Viêm mũi

Viêm mũi dùng để chỉ tình trạng viêm trong đường mũi. Viêm mũi thường được phân thành viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi không dị ứng. Viêm mũi dị ứng còn được gọi là sốt cỏ khô, gây ra do hệ miễn dịch của cơ thể đáp ứng với một số tác nhân gây dị ứng. Viêm mũi không dị ứng có các triệu chứng giống như viêm mũi dị ứng nhưng không liên quan đến đáp ứng miễn dịch.

Triệu chứng viêm mũi

Sổ mũi.

Hắt hơi.

Mắt ngứa và chảy nhiều nước mắt.

Nghẹt mũi.

Chảy dịch mũi sau.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.

8. Cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp

Bệnh viêm đường hô hấp trên đã có nhiều phương pháp điều trị. Nhưng bệnh chủ yếu là do virus gây ra nên các phương pháp đều là điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị căn nguyên.

Các phương pháp được lựa chọn điều trị là:

Xông mũi.

Rửa mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Bổ sung nhiều chất lỏng để bù nước.

Hạn chế nói.

Sử dụng máy hút ẩm trong nhà.

Tránh hút thuốc và uống bia rượu.

Một số thuốc thường được sử dụng là: Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm nhằm ngăn chặn sốt quá cao và tai biến, co giật do sốt cao. Bên cạnh đó, có thể dùng thuốc kháng histamin nhằm ngăn chặn giải phóng quá nhiều chất trung gian hóa học gây viêm do cơ chế phản ứng đôi khi là quá mức. Khi sử dụng thuốc, cần có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ.

Khi bị viêm đường hô hấp nên đến thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.

9. Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người có mầm bệnh.

Luôn vệ sinh tay bằng xà phòng để loại trừ vi sinh vật có hại xâm nhập.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường hoặc nơi có mầm bệnh.

Tránh những nơi có nhiệt độ cao.

Vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy; súc miệng bằng nước muối sinh lý

Không nên hút thuốc lá, tránh uống nước lạnh, có đá.

Tăng cường rau xanh và uống nhiều nước hoa quả.

Hiện nay, nhiều người dân vẫn có thói quen tự ý mua thuốc trong đó có cả thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh đường hô hấp. Nguy hại hơn, nhiều người còn sử dụng đơn thuốc cũ dù không có chỉ định của bác sĩ để uống. Điều này hết sức nguy hiểm, có thể làm tăng khả năng vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh trong cộng đồng, khiến những người không may mắc bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều trị.

Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà phải đi khám bệnh và được bác sĩ kê đơn thuốc.

Tiêm ngừa cúm, tiêm ngừa phế cầu cho đối tượng có nguy cơ giúp tăng sức đề kháng chung của cơ thể, để phòng chống nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp và nếu bị, thì sẽ mắc nhẹ hơn, thời gian nằm viện ít hơn.

Nếu thấy có những biểu hiện khác thường như sốt, ho khạc đờm, khó thở, đau ngực... thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám xác định bệnh, điều trị kịp thời và tư vấn chăm sóc, tránh không để bệnh tiến triển nặng, gây các biến chứng nguy hiểm.

Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: Không tắm ngay sau khi vừa đi ngoài trời nóng về. Khi bật điều hòa, không nên để nhiệt độ trong phòng quá lạnh, nên bật điều hòa ở nhiệt độ thích hợp từ 27-29 độ C.

Những ngày nắng nóng, nên tập thể dục buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, hạn chế ra ngoài đường khi trời nắng cao điểm.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp, cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như:

  • Nuôi dưỡng trẻ tốt, dinh dưỡng đầy đủ.
  • Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt, giúp trẻ giảm được nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp, viêm phổi, giảm độ nặng khi mắc bệnh viêm tiểu phế quản và hen suyễn.
  • Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các vaccine (phòng cúm, phế cầu, đặc biệt khi trẻ có bệnh mạn tính như hen suyễn).
  • Uống vitamin A và các nguyên tố vi lượng khác (sắt, kẽm,...) theo hướng dẫn.
  • Tránh khói thuốc lá vì khói thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp và tăng nguy cơ viêm phổi, viêm tai giữa, tăng độ nặng và biến chứng lâu dài khi trẻ bị viêm tiểu phế quản.
  • Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.
  • Không để trẻ tiếp xúc gần người bệnh.

 

Tin cùng chuyên mục

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.