Các biện pháp điều trị bệnh thiếu máu cơ tim

11:04 | 08/12/2021

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ, suy tim. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị tốt, thiếu máu cơ tim có thể gây tử vong cho người bệnh.

Thiếu máu cơ tim (hay bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ) là tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu oxy của cơ tim, do sự giảm nguồn máu đến hệ mạch vành nuôi dưỡng tim. Bệnh thường có liên quan đến sự hình thành của mảng xơ vữa động mạch, cục máu đông, dị dạng mạch vành bẩm sinh hoặc sự co thắt bất thường của mạch vành… 

Theo ThS.BS Đỗ Xuân Chiến (Bệnh viện Vinmec Hạ Long), thiếu máu cơ tim là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến, nhiều khả năng dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim… Trong số đó, biến chứng có tỉ lệ gây tử vong cao nhất là nhồi máu cơ tim.

Việc nhận thức sớm về bệnh thiếu máu cơ tim giúp cho người bệnh và gia đình giảm thiểu rủi ro mắc phải và góp phần điều trị hiệu quả.

Hiện nay, bệnh thiếu máu cơ tim không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đề nghị áp dụng một trong các phương pháp để kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ mắc các biến chứng khác như: Thay đổi lối sống lành mạnh hơn; Dùng thuốc hỗ trợ; Phẫu thuật…

Thiếu máu cơ tim là tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu oxy của cơ tim, do sự giảm nguồn máu đến hệ mạch vành nuôi dưỡng tim.

1. Thay đổi lối sống

Sống trong môi trường trong lành, yên tĩnh, hạn chế căng thẳng, stress, xúc động, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe...

Hạn chế ăn các thực phẩm giàu cholesterol và tăng cường sử dụng rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ.

Tăng cường hoạt động thể lực.

Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, chỉ số đường huyết, hạn chế đường.

2. Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị

Sử dụng thuốc trong điều trị thiếu máu cơ tim là giảm đau thắt ngực, ngăn chặn sự hình thành huyết khối (cục máu đông), cải thiện lượng máu đến tim, dự phòng biến cố tim mạch và tăng khả năng gắng sức cho người bệnh.

Hiện nay, tất cả các thuốc điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim hiện nay đều hoạt động theo cơ chế tác động vào nguyên nhân gây bệnh:

Làm giãn mạch máu, đảm bảo được lưu lượng máu đến tim.

Làm mỏng, bào mòn mảng xơ vữa động mạch.

Làm sạch lòng mạch để giúp cho máu có thể bơm đến cơ tim, giúp tim có thể hoạt động được tốt hơn.

Cân bằng cholesterol, LDL có trong máu để hạn chế sự hình thành xơ vữa động mạch.

Người bị thiếu máu cơ tim nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

2.1. Điều trị bệnh thiếu máu cơ tim bằng Tây y

Các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim mạn tính

7 nhóm thuốc dùng điều trị thiếu máu cơ tim mạn tính gồm: Nitrat, chẹn beta, chẹn canxi, ức chế men chuyển, chống đau thắt ngực, chống đông Aspirin, hạ mỡ máu.

Nhóm Nitrat: Nitroglycerin là thuốc thuộc nhóm Nitrat được dùng nhiều nhất. Ngoài ra, các loại nitrat khác như: Isosorbide dinitrate, Isosorbide mononitrate thường ít dùng hơn và là chỉ định ưu tiên cho người bị xơ gan bởi chúng ít bị chuyển hóa tại gan.

Thuốc chẹn beta giao cảm: Metoprolol, atenolol, propranolol… Người bệnh thiếu máu cơ tim thường được bắt đầu điều trị với liều thấp và tăng dần đến khi đạt mục tiêu điều trị.

Thuốc chẹn canxi: Amlodipine, Nifedipine (nếu người bệnh có nhịp tim bình thường) hoặc Verapamil, Diltiazem (nếu người bệnh có nhịp tim nhanh).

Thuốc chống đau thắt ngực thế hệ mới: Ivabradine, Trimetazidin

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: Enalapril, Perindopril, Lisinopril…

Thuốc chống đông máu: Aspirin, warfarin, Ticlopidine, Clopidogrel (thuốc Plavix).

Thuốc hạ mỡ máu: Nhóm Statin (Simvastatin, atorvastatin…), nhóm fibrate (fenofibrat, ciprofibrate…), Colestipol, Ezetimibe…

Các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim cấp tính

Thiếu máu cơ tim cấp tính hay còn gọi là hội chứng mạch vành cấp (là thuật ngữ dùng để chỉ một loạt những tình trạng liên quan đến việc thiếu máu cơ tim/nhồi máu cơ tim cấp tính, thường là do sự giảm đột ngột dòng chảy của dòng máu qua động mạch vành). Đây là một tình trạng cấp cứu y khoa cần phối hợp điều trị tái thông mạch vành bằng can thiệp mạch vành qua da, bắc cầu động mành vành, liệu pháp tiêu sợi huyết) và điều trị bằng thuốc.

Điều trị hội chứng vành cấp khá giống với thiếu máu cơ tim mãn tính, gồm có thuốc chống đông Aspirin, Clopidogrel hoặc cả hai, thuốc chẹn beta giao cảm, Nitroglycerin, ức chế men chuyển, hạ mỡ máu nhóm statin. Tuy nhiên người bệnh sẽ được chỉ định thêm các loại thuốc sau:

Heparin không phân đoạn, Heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc bivalirudin.

Thuốc tiêu sợi huyết như: Tenecteplase (TNK), Reteplase (rPA), Alteplase (rTPA), Anistreplase, Streptokinase…

Thuốc ức chế Glycoprotein IIb/IIIa cho 1 số bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua da và những người có men tim tăng đáng kể, chỉ số nguy cơ TIMI ≥ 4.

Cây đan sâm có tác dụng trong điều trị cải thiện thiếu máu cơ tim.

2.2. Điều trị thiếu máu cơ tim bằng Đông y

Các nghiên cứu cho thấy nhiều loại cây thuốc nam được sử dụng trong Đông y điều trị bệnh thiếu máu cơ tim như: Đan sâm, Hoàng đằng, Tam thất, Bồ hoàng… được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tim mạch nói chung và thiếu máu cơ tim nói riêng.

Đan sâm:

• Giãn động mạch vành: Giúp tăng lưu lượng máu qua mạch vành, cải thiện thiếu máu cục bộ cơ tim, phục hồi cơ tim sau tổn thương.

• Giảm độ kết dính của máu: Với tác dụng ức chế tập kết tiểu cầu, tăng tiêu sợi huyết ngăn cản quá trình đông máu nên giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim

• Cải thiện tình trạng thiếu oxy ở cơ tim: Giúp bảo vệ cơ tim trong trường hợp thiếu oxy.

• Chống phì đại cơ tim: Ngăn ngừa quá trình biến đổi cấu trúc của cơ tim do các bệnh tim mạch. Ngăn dày thất trái, làm chậm tiến triển suy tim cho người bệnh tăng huyết áp.

Tam thất

Giúp giảm thời gian và tần suất đau thắt ngực, tác động tương đương với thuốc giãn mạch vành nitroglycerin, đồng thời có tác dụng ngăn chặn cơn đau thắt ngực tái phát.

Tam thất còn giúp cải thiện tuần hoàn cơ tim, giảm rối loạn nhịp tim, giảm lipid máu, chống thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạ huyết áp.

Hoàng đằng

Với hoạt chất là berberin có tác dụng chống viêm, giảm cholesterol, làm tăng độ đàn hồi và dẻo dai cho thành mạch. Viêm và lắng đọng cholesterol là những nguyên nhân chính gây ra mảng xơ vữa làm tắc hẹp mạch vành, thiếu máu cơ tim.

Giúp cải thiện chức năng tim, ngăn ngừa suy tim nhờ làm tăng nồng độ canxi trong các tế bào cơ tim; giảm tần suất nhịp ngoại tâm thu, tăng chỉ số phân suất tống máu.

Bồ hoàng

Có tác dụng giãn động mạch vành, giảm lipid, làm giảm cholesterol toàn phần, làm chậm quá trình xơ vữa động mạch, nên giúp ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch.

Tuy nhiên, nghiên cứu dược lý hiện đại lại cho thấy bồ hoàng có thể thúc đẩy quá trình đông máu một cách rõ rệt và lâu dài. Đây là hạn chế khi người bệnh sử dụng bồ hoàng kéo dài, bởi sẽ làm giảm tác dụng của thuốc chống đông và tăng nguy cơ đông máu. Do đó, người bệnh tim mạch sử dụng chế phẩm chứa bồ hoàng cần phải theo dõi chỉ số đông máu INR thường xuyên.

Đặt stent là một trong những phương pháp điều trị bệnh thiếu máu cơ tim.

3.3. Điều trị thiếu máu cơ tim bằng phương pháp phẫu thuật

Nếu bệnh nhân thiếu máu cơ tim điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả thì phương pháp phẫu thuật là sự lựa chọn tối ưu. Có 3 loại phẫu thuật điều trị thiếu máu cơ tim gồm:

Phẫu thuật cơ học hiện đại: Đây là phương pháp điều trị mới dành cho những bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cơ tim mãn tính và có những triệu chứng nghiêm trọng hoặc không đủ điều kiện tiến hành những phương pháp phẫu thuật khác.

Nong và đặt stent: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa một ống thông mỏng vào phần hẹp trong động mạch của bệnh nhân. Sau đó, sẽ dùng một sợi dây và quả bóng y khoa nhỏ luồn vào trong để mở rộng động mạch rồi đặt cuộn dây lưới (được gọi là stent) vào để giữ cho động mạch giãn mở ra.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Đây là một loại phẫu thuật tim hở, sử dụng một đoạn mạch từ một bộ phận khác trong cơ thể để tạo ra một cành ghép, cho phép máu lưu thông xung quanh động mạch vành bị tắc nghẽn.

Tin cùng chuyên mục

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.