Căn bệnh khiến ca sĩ Như Quỳnh khốn khổ 20 năm, hàng triệu người Việt mắc phải

7:45 | 26/03/2019

Nam danh hài Trấn Thành tiết lộ nữ ca sĩ sinh năm 1970 gặp tình trạng này đã 20 năm, phải thường xuyên sử dụng thuốc hỗ trợ, do đó giọng của chị cũng thường có vấn đề.

Mới đây, MC Trấn Thành bày tỏ sự ngưỡng mộ ca sĩ Như Quỳnh khi livestream (phát trực tiếp) giao lưu cùng người hâm mộ. Đồng thời, Trấn Thành cũng tiết lộ tình hình sức khỏe của giọng ca Duyên phận khiến khán giả bất ngờ trong phần chia sẻ của mình.

20 năm "làm bạn" với mất ngủ

Nam danh hài tiết lộ nữ ca sĩ sinh năm 1970 đang gặp tình trạng mất ngủ và phải thường xuyên sử dụng thuốc hỗ trợ. MC sinh năm 1987 cũng cho biết, ca sĩ Như Quỳnh uống thuốc ngủ quá nhiều "nên giọng của chị thường có vấn đề. Và chị cũng thường bị căng thẳng, tuột can-xi nên bị giật động kinh”.

Nữ ca sĩ Như Quỳnh đã mắc chứng mất ngủ 20 năm qua.

Trước đó, khi trả lời phỏng vấn báo chí vào đầu năm 2018, nữ ca sĩ Như Quỳnh cũng chia sẻ thông tin về tình trạng sức khỏe của mình. Cô tiết lộ mình bị mất ngủ suốt 20 năm nay vì lịch trình diễn dày đặc, phải di chuyển nhiều nơi với những múi giờ khác nhau. Nữ ca sĩ cũng đã tìm đến bác sĩ và được yêu cầu phải uống thuốc.

Người bị mất ngủ sẽ mệt mỏi, dễ nóng giận, quên, hay do dự, ảo giác

Theo ThS Phạm Tiến Phương, Khoa Nội thần kinh - Đột quỵ, Bệnh viện Gia An 115 (TP HCM), giấc ngủ là một hành vi quan trọng của cuộc sống, chiếm 1/3 cuộc sống. Tuy nhiên, các thống kê y khoa cho thấy có khoảng 30% người lớn có rối loạn giấc ngủ.

Mất ngủ là một trong bốn triệu chứng chính đặc trưng nhất của các rối loạn giấc ngủ. BS Trịnh Tất Thắng, Gíam đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM nói nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ rất đa dạng. Trong đó, tỷ lệ mất ngủ chiếm khoảng 10-15% trong dân số (nghĩa là khoảng 9,5 - 14 triệu người Việt mất ngủ).

Mất ngủ tạm thời thường gặp nhất, chứng này xuất hiện vài đêm hoặc trong thời gian ngắn một vài tuần, ở những người bình thường. Mất ngủ tạm thời là rối loạn hay gặp nhất chiếm 30 - 40% dân số.

Người khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc, chập chờn trong giấc ngủ, thời gian ngủ không đủ,… khiến sáng hôm sau cảm thấy mệt mỏi, uể oải, tinh thần suy nhược thì đó chính là những dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ.

Những biến cố trong cuộc sống như: tang tóc, khó khăn về kinh tế, gia đình, nghề nghiệp... Sinh hoạt không điều độ: Ngủ trưa quá nhiều, lạm dụng các chất kích thích, đi ngủ, thức dậy thất thường, chơi thể thao buổi tối, công việc quá nhiều. Các bệnh cơ thể: Đau cấp, ho, sốt, mẩn ngứa dị ứng… hay môi trường: Tiếng ồn, độ cao, phòng ngủ không thích hợp… là những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ tạm thời.

Người bị mất ngủ sẽ mệt mỏi, dễ nóng giận, quên, hay do dự, ảo giác. Nghiêm trọng hơn, rối loạn giấc ngủ dẫn đến nguy cơ đột quỵ tăng 83%; suy giảm hệ thống miễn dịch, suy nhược cơ thể, thần kinh; suy giảm trí nhớ; nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh, cơ xương khớp, gan mật…

Mất ngủ lâu dài sẽ dẫn đến hội chứng quên, rối loạn trí nhớ, đặc biệt là những bệnh tâm thần bùng phát như bệnh trầm cảm, tâm thần phân liệt. Trong thực tế, nhiều người mất ngủ thường có tình trạng lạm dụng thuốc ngủ mà không có chỉ định của bác sĩ hoặc lạm dụng các chất kích thích như rượu bia để tìm đến giấc ngủ.

Ngoài những người mất ngủ (tạm thời hoặc mất ngủ thứ phát do bệnh tâm thần hay bệnh thực thể gây ra), lại có những người không tìm thấy nguyên nhân cụ thể về bệnh tâm thần hay bệnh thực thể nào. Biểu hiện duy nhất là mất ngủ.

BSCKI Thiều Quang Hùng, Phó Giám đốc BV Tâm thần TP Cần Thơ cho biết, phần lớn bệnh nhân trầm cảm thường có rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, mất ngủ còn làm nặng thêm các bệnh lý khác.

Theo bác sĩ Hùng, mất ngủ có thể khiến tình trạng trầm cảm trầm trọng thêm, là nguyên nhân dẫn đến tự sát. Theo một số kết quả nghiên cứu về vấn đề tự sát, cho thấy, 1% bệnh nhân trầm cảm ở giai đoạn đầu tiên trong 12 tháng có nguy cơ tự sát và 15% bệnh nhân chết do tự sát nếu bệnh tái phát lần thứ hai. Có thể thấy, giữa mất ngủ, trầm cảm và tự sát có mối liên hệ với nhau. Do vậy, người có rối loạn giấc ngủ, cần được xác định nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp.

Vệ sinh giấc ngủ, rất quan trọng

Các bác sĩ khuyến cáo, mọi người cần “vệ sinh giấc ngủ”, là yêu cầu cần thiết trong việc điều trị rối loạn giấc ngủ, để chuẩn bị những bước để giấc ngủ thuận lợi, ngon hơn.

Trước hết, cần làm sạch trí óc, bỏ ra ngoài những áp lực, căng thẳng, mệt mỏi hay gây gổ trong gia đình, công việc... Có thể trò chuyện vui với người thân, đi dạo, đọc vài trang sách hay làm việc nhẹ nhàng trước khi ngủ. Không nên ngủ ngay sau khi vừa kết thúc một công việc trí óc hoặc chân tay căng thẳng, nặng nhọc.

Ngoài ra, cần làm sạch bụng, không nên ngủ ngay sau khi ăn no, uống quá nhiều nước trước lúc ngủ. Cùng đó, hãy làm sạch thân thể trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, tắm nước ấm giúp dễ chịu, thư thái dễ ngủ. Phòng ngủ cũng cần được làm sạch, nhiệt độ phòng mát vừa phải.

Một yếu tố cần làm sạch khác là tiếng ồn. Hãy tắt tất cả các âm báo điện thoại, đồng hồ, ti vi...

Tin cùng chuyên mục

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.