Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ: Vì sao đường gom vẫn tối om?

9:24 | 06/07/2019

Theo chủ đầu tư dự án nâng cấp tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn 2, dù tình trạng mất an toàn giao thông tại hệ thống đường gom và cống chui dân sinh qua 4 quận huyện của Hà Nội hiện hữu nhưng khi đề xuất lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng thì Bộ GT

Cống chui dân sinh ngập nước, không có đèn chiếu sáng gây mất an toàn giao thông (ảnh chụp ngày 5/7). Ảnh: Cao Tuân

“Đánh vật” trên đường gom

Hệ thống đường gom và cống chui dân sinh của dự án cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đang là mối quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương và người dân bởi những hiểm họa khi tham gia giao thông. Theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, tại nhiều vị trí đường gom sau một thời gian khai thác đã bị trồi lún, võng vệt bánh xe, đọng nước trên mặt đường… một số đoạn đường dân sinh khả năng thoát nước hạn chế, ngập nước cục bộ khi mưa lớn như: Km184, Km185 đoạn qua xã Tứ Hiệp và đoạn nút giao thông cầu vượt Đông Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Hiện trạng mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, nhiều ổ trâu, ổ gà, đi lại hết sức khó khăn, mất an toàn giao thông và ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của người dân 4 quận, huyện Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín và Phú Xuyên (Hà Nội). Hàng ngày, người tham gia giao thông, đặc biệt là bằng xe máy khốn khổ đánh vật mới qua được quãng đường này.

Nhức nhối nhất là hệ thống cống chui dân sinh thường xuyên bị ngập nước, mặt đường trong cống gồ ghề, sình lầy bùn đất, ngập ngụa trong rác thải và vật liệu xây dựng khiến việc đi lại khó khăn. Điển hình như cống chui dân sinh tại cầu vượt thuộc hai xã Đông Mỹ và Liên Ninh (huyện Thanh Trì) thường xuyên bị ngập nước cục bộ do cao độ mặt đường trong cống thấp hơn so với cao độ đường gom và không có hệ thống rãnh thu và thoát nước tại 2 đầu cống.

Bức xúc lớn của người dân về tuyến cao tốc này phải kể đến là trên đường gom và cống chui dân sinh không được bố trí hệ thống đèn chiếu sáng. “Sau nhiều năm đi vào hoạt động và thu phí, đến nay chủ đầu tư nhiều lần chây ì, chậm trễ hoàn thành hệ thống đường gom dân sinh theo cam kết. Thậm chí, cả một trục đường gom dài hàng chục km, hệ thống đường chui dân sinh dày đặc lại không có nổi một bóng đèn chiếu sáng, khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn nghiêm trọng”, ông Trương Thế Nhật (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì) bức xúc.

Theo ghi nhận, khi di chuyển qua tuyến đường gom và đường chui dân sinh cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, các phương tiện giao thông phải “mò mẫm” đi trong đêm. Bởi toàn bộ tuyến đường gom và cống chui dân sinh đều không được lắp hệ thống đèn chiếu sáng, hoặc có chỉ vài cột đèn sáng, còn lại đều chỉ đứng đúng vị trí mà không làm đúng nhiệm vụ chiếu sáng của nó. Đây là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ tai nạn trên tuyến đường gom cao tốc, do các phương tiện di chuyển với tốc độ cao, đường không đủ ánh sáng, khi gặp sự cố không thể kịp xử lý.

Bộ GTVT từ chối kiến nghị của chủ đầu tư?

Nền đường bị nứt, xuống cấp.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội ngày 5/7, ông Vũ Đức Nhận, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ cho biết: Trước đây, dọc đường gom gần như là đường cấp phối chỉ rộng 2m phục vụ trâu bò, phương tiện thô sơ. Sau khi có quyết định của Bộ GTVT duyệt hoàn trả đường gom cấp 6 đồng bằng, chủ đầu tư đã nâng cấp, mở rộng đường dọc tuyến qua 4 quận huyện của Hà Nội. Hệ thống chiếu sáng trong hầm chui trước đây chủ đầu tư đã lắp đặt nhưng do mất cắp nên không hoạt động được. “Thậm chí có những trụ cột bê tông vừa đổ xong chưa đông cứng người dân đã đập trộm lấy thép”, ông Nhận nói.

Về phản ánh cống chui thường xuyên ngập nước, theo lãnh đạo Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ do tuyến này xây dựng từ năm 1999, vừa nâng cấp mặt đường vừa mở rộng nên mặt đường cao hơn nền hầm cầu chui dẫn đến không thể thoát nước được. Ngoài việc bổ sung thiết kế thoát nước theo cống ngầm thì nhiều cống thường xuyên bị ngập mà chưa có biện pháp khắc phục.

Về lắp đặt hệ thống chiếu sáng dọc đường gom, theo ông Nhận, chủ đầu tư đã nhiều lần có văn bản đề xuất nhưng Bộ GTVT không đồng ý. Trong công văn số 5300 ngày 18/5/2017 của Bộ GTVT gửi Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ cũng nêu rõ: Trước mắt không đầu tư hệ thống chiếu sáng hai bên đường gom như đề xuất của doanh nghiệp dự án.

Theo tìm hiểu của PV Báo Gia đình & Xã hội, dự án đầu tư nâng cấp tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn 2 theo hình thức BOT với mức đầu tư là 4.757 tỷ đồng. Nghĩa là nhà đầu tư bỏ vốn ra để đầu tư xây dựng, sau đó kinh doanh thu hồi vốn bằng hình thức thu phí, hết thời gian hoàn vốn sẽ chuyển giao lại cho nhà nước. Theo đề xuất của chủ đầu tư, sẽ cần thêm rất nhiều vốn để hoàn thiện dự án (trong đó có kiến nghị đầu tư lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng đường gom dân sinh với chi phí dự kiến khoảng 26,1 tỷ đồng). Số tiền này sẽ được cộng dồn vào tổng mức đầu tư khiến thời gian thu phí hoàn vốn kéo dài. Do vậy, Bộ GTVT đã không chấp thuận, đồng thời chỉ đạo rà soát toàn bộ các nội dung liên quan để đảm bảo không làm vượt tổng mức đầu tư giai đoạn 2 của dự án. Bộ cũng đề nghị chủ đầu tư thay thế hệ thống cột đèn cũ (bao gồm cả nhánh đi QL 1 cũ) để tiết kiệm chi phí và đảm bảo hiệu quả khai thác…

Vướng giải phóng mặt bằng

Dự án cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn 2 mở rộng đường cao tốc thành 6 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 33,5m dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa xong vì vướng giải phóng mặt bằng trên đường gom. Lãnh đạo Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ cho biết, theo hợp đồng bàn giao mặt bằng là trước tháng 9/2016 nhưng đến nay dự án vẫn vướng mặt bằng 15 điểm. Ông Vũ Đức Nhận, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ nói: “Hà Nội đã có đến 12 lần cam kết bàn giao mặt bằng nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, đây là một trong những lý do khiến dự án chậm tiến độ”.

 

Tin cùng chuyên mục

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

6:00 | 26/04/2024

Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

6:00 | 25/04/2024

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

6:00 | 24/04/2024

Lựa chọn hướng đi du học nước ngoài sau khi tốt nghiêp THPT hoặc đại học là hướng đi phát triển của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc những điều đặc biệt quan trọng sau đây trước khi đưa ra quyết định đi du học nước ngoài.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.