Chuẩn hóa dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19

6:50 | 17/10/2021

PC-Covid là nền tảng duy nhất để phòng, chống dịch. Nền tảng này dự kiến sẽ liên thông với VNEID và Sổ Sức khỏe điện tử từ ngày 20/10.

Chiều 16/10, ba Bộ: Y tế, Công an, Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt một số nội dung về tiêm vaccine COVID-19 và giải pháp xác thực, liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia về dân cư. 

Tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai chiến lược vaccine, với sự nỗ lực tiếp cận, đàm phán, đến nay đã có trên 80 triệu liều vaccine COVID-19 về Việt Nam. Nước ta đã và đang tổ chức chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất trong lịch sử. Đồng thời, Việt Nam cũng đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao sản xuất vaccine COVID-19.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, một vấn đề lớn đặt ra đó là tình trạng quản lý tiêm chủng của người dân. Làm sao quản lý được thông tin tiêm chủng trên phạm vi toàn quốc và xác thực thông tin tiêm chủng, quản lý đồng bộ thống nhất từ trên xuống dưới.

Hiện cả nước đã tổ chức tiêm được khoảng 61 triệu mũi tiêm nhưng thông tin xác thực vẫn chưa đầy đủ. Nguyên nhân được một số địa phương đưa ra là trong quá trình tiêm; nhiều đơn vị tổ chức tiêm chủng cho nhiều đối tượng khác nhau, ở nhiều điểm tiêm (cố định/lưu động); nhiều nơi không đủ trang thiết bị công nghệ thông tin để nhập thông tin nên dữ liệu tiêm chủng chưa cập nhật kịp thời...

Hội nghị kết nối đến 11.000 điểm cầu 4 cấp trên toàn quốc (Trung ương - tỉnh - huyện - xã).

Ngoài việc thông tin chưa được cập nhật đầy đủ, thực tế tiêm chủng nảy sinh một số vấn đề cần phải tập trung giải quyết như có người đã tiêm chủng nhưng không có thông tin trên Sổ Sức khoẻ điện tử, nhập đuổi dữ liệu tiêm chủng, hay việc sử dụng chứng nhận tiêm chủng bản giấy…

Nhấn mạnh việc Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 về "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ 3 bộ: Y tế - Công an - TT&TT đã thống nhất cùng triển khai một kế hoạch để quản lý tiêm chủng trên phạm vi toàn quốc và xác thực thông tin về tiêm chủng chính xác để vừa phục vụ phòng chống dịch, vừa phục vụ việc đi lại và tham gia các hoạt động khác của người dân.

Ban chỉ đạo Quốc gia chỉ đạo thống nhất sử dụng một nền tảng phòng chống dịch là PC-Covid. Sau khi dịch bệnh kết thúc, nền tảng này sẽ được xem xét duy trì hoặc chuyển đổi. Song song với PC-Covid, ứng dụng VNEID (do Bộ Công an chủ trì) và Sổ Sức khỏe điện tử (do Bộ Y tế chủ trì) sẽ được sử dụng lâu dài phục vụ cho người dân.

Theo dự kiến, đến 20/10, 3 nền tảng này sẽ được kết nối, liên thông và chia sẻ dữ liệu với nhau. "Từ ngày 20/10, sẽ không chấp nhận việc tiêm trước, nhập dữ liệu sau vào hệ thống" - Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị các địa phương phải triển khai đồng bộ, "không nửa vời".

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, đến ngày 16/10, cả nước đã tổ chức tiêm được khoảng 61 triệu mũi vaccine COVID-19 nhưng thông tin xác thực vẫn chưa đầy đủ.

Chia sẻ cụ thể về kế hoạch, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết: Ba Bộ đã thống nhất từ ngày 20/10, các cơ sở tiêm đều phải thực hiện trên nền tảng từ khâu lập kế hoạch – tiêm – in và cấp chứng chỉ tiêm, để đảm bảo dữ liệu được chính xác. 

Đối với các dữ liệu đã có trước đây, khi chưa đối soát thì người dân có thể phản ánh các thông tin sai, chưa chính xác trên Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia trước ngày 25/10. Sau 25/10 nếu có sai sót, người dân có thể phản ánh với cơ sở mà mình đã tiêm.

Ba Bộ cũng thống nhất với trường hợp tiêm mới, sẽ thực hiện kết nối, xác minh thông tin về nhân thân, danh tính người dân ngay từ đầu, đảm bảo thông tin đó được chính xác.

Dữ liệu quốc gia về dân cư cũng được ba Bộ thống nhất sử dụng làm cơ sở dữ liệu gốc để đối soát, xác minh tính chính xác thông tin của người dân. Theo đó, ba Bộ lấy căn cước công dân sử dụng chip điện tử có gắn mã QR Code để thống nhất dữ liệu căn cước công dân với dữ liệu tiêm chủng và F0 khỏi bệnh, để đảm bảo cuộc sống mới cho người dân.

Những sai sót trong quá trình nhập liệu dữ liệu tiêm chủng thường xảy ra ở khâu nhập lại dữ liệu. Lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị người dân trước khi đi tiêm chủng cần cài Sổ Sức khoẻ điện tử. Trong thời gian chờ đợi 30 phút sau tiêm, người dân sẽ theo dõi để xác nhận về thông tin chứng nhận điện tử đã hiển thị đầy đủ, chính xác hay chưa. Nếu chưa thì kịp thời phản ánh ngay.

Tin cùng chuyên mục

5 đối tượng khi bị tinh giản biên chế, vẫn được nhận lương hưu khi đáp ứng điều kiện này

5 đối tượng khi bị tinh giản biên chế, vẫn được nhận lương hưu khi đáp ứng điều kiện này

6:00 | 28/03/2024

Theo BHXH Việt Nam, nghỉ hưu trước tuổi theo chính sách tinh giản biên chế hiện hành, ngoài yêu cầu về số năm đóng BHXH, còn phải đáp ứng những điều kiện khác.

Hàng triệu người mừng thầm có thể dùng một loại thẻ thay thế hàng loạt giấy tờ từ 1/7/2024

Hàng triệu người mừng thầm có thể dùng một loại thẻ thay thế hàng loạt giấy tờ từ 1/7/2024

6:00 | 26/03/2024

Để thuận tiện trong các giao dịch hành chính, từ 1/7/2024, công dân sẽ được cấp một căn cước điện tử có thể thay các loại giấy tờ quan trọng khi thực hiện các thủ tục.

3 bảng lương theo vị trí việc áp dụng cho đối tượng thuộc lực lượng vũ trang từ 1/7/2024

3 bảng lương theo vị trí việc áp dụng cho đối tượng thuộc lực lượng vũ trang từ 1/7/2024

6:00 | 25/03/2024

Từ 1/7/2024 sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo vị trí việc làm đối với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang theo Nghị quyết 27. Theo đó, 3 bảng lương theo vị trí việc áp dụng cho các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.