Chuyên gia đề nghị xem xét việc đổi căn cước công dân có gắn chip điện tử

7:48 | 14/08/2020

Theo chuyên gia, người dân rất cần được biết tính hiệu quả và an toàn từ những chiếc thẻ căn cước công dân (CCCD) có gắn chip điện tử.

Chuyên gia đề nghị xem xét việc đổi căn cước công dân có gắn chip điện tử - Ảnh 1.
 

Bộ Công an vừa đề xuất Thủ tướng đề án đổi thẻ CCCD có mã vạch thành CCCD có gắn chíp điện tử. Đề án này đang được dư luận quan tâm, nhiều ý kiến đồng tình ủng hộ việc đổi thẻ có mã vạch thành gắn chíp điện tử bởi tính tiện lợi là vừa có thể tích hợp thông tin bằng lái xe, giấy tờ xe đến bảo hiểm, nơi cư trú…

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng cần tính toán kỹ lưỡng việc cấp CCCD có gắn chíp điện tử. Bởi nhiều năm qua, khi việc thay thế chứng minh nhân dân (CMND) bằng CCCD có mã vạch vẫn chưa kết thúc, thì lại có đề án đổi CCCD (từ mã vạch sang gắn chíp điện tử).

Chuyên gia đề nghị xem xét việc đổi căn cước công dân có gắn chip điện tử - Ảnh 3.
Theo chuyên gia, người dân rất cần được biết tính hiệu quả và an toàn từ những chiếc thẻ căn cước công dân (CCCD) có gắn chip điện tử. Ảnh: Bảo Loan

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, luật sư Hoàng Tùng, VPLS Trung Hoà (Đoàn LS TP Hà Nội) thẳng thắn cho rằng, bên cạnh những ưu điểm là tích hợp nhiều thông tin liên quan của một công dân có trong 1 chiếc thẻ thì câu chuyện an toàn, bí mật thông tin công dân sẽ được đảm bảo như thế nào?

Luật sư Hoàng Tùng cho biết: "Cách đây 3 tháng tôi có chuyển đổi từ CMND sang CCCD. Việc chuyển đổi của tôi mất 1 buổi sáng vì phải chờ đợi để làm thủ tục. Với tôi, sử dụng CCCD có mã vạch hay CMND đều không có vấn đề, tôi ủng hộ. Tuy nhiên, với CCCD có gắn chíp điện tử thì tôi khá lo lắng đến vấn đề bảo mật".

Chuyên gia đề nghị xem xét việc đổi căn cước công dân có gắn chip điện tử - Ảnh 4.
Thẻ CCCD có mã vạch hiện hành.

"Ai sẽ là người được tra cứu, hoặc kiểm tra những thông tin của công dân trên chiếc thẻ? Liệu rằng chủ nhân chiếc thẻ có bị theo dõi hay lấy trộm thông tin từ những nơi phải trình thông tin cá nhân, như: Máy bay, lưu trú, du lịch… và đặc biệt vấn đề bảo mật thông tin trước tội phạm công nghệ cao. Ai được quyền trích xuất thông tin từ chip điện tử gắn trên CCCD? Hay là người dân dùng thẻ trong tâm trạng lo lắng trước vấn đề bảo mật thông tin cá nhân?", luật sư Hoàng Tùng cho hay.

Từ những giả thiết trên, luật sư Hoàng Tùng cho rằng, người dân cần được tiếp nhận những thông tin về tính ưu – nhược điểm của chiếc thẻ CCCD gắn chíp điện tử. Ngoài việc gây lãng phí cho nhà nước và phiền hà cho người dân thì có lẽ, các cơ quan liên quan cần xem xét lại tính cần thiết của việc đổi thẻ CCCD, nhất là vấn đề bảo mật thông tin.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương.

Đồng tình với những ý kiến trên, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương nêu quan điểm: "Tôi thấy rằng, Bộ Công an phải chứng minh được việc gắn chíp điện tử trên thẻ CCCD sẽ đem lại hiệu quả ra sao, vấn đề an toàn, bảo mật như thế nào cho người dân. Đặc biệt là sự an toàn trước tội phạm công nghệ cao".

TS Lê Đăng Doanh cho biết: "Trong bối cảnh dịch COVID-19 gây nhiều khó khăn, kinh tế nhà nước và thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, không ít trường hợp lâm vào cảnh khó khăn thì có lẽ, nên xem xét tính cần thiết của việc đổi thẻ CCCD. Đó là khoản chi phí không nhỏ".

"Bởi chỉ trong vài năm mà phải làm nhiều thủ tục chyển đổi, như căn cước chuyển đổi từ năm 2016 đến nay, mới 4 năm thì có cần thiết phải thay đổi hay không thì bộ công an cần cho ý kiến và xem xét trả lời trước công luận", TS Lê Đăng Doanh nói.

Theo Bộ Công an, đề án đổi thẻ CCCD từ có mã vạch sang gắn chíp điện tử cũng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Dự kiến, nếu được Thủ tướng thông qua thì sự án sẽ bắt đầu triển khai từ ngày 1/11/2020.

Theo Bộ Công an, CCCD có gắn chíp điện tử lưu trữ được nhiều thông tin hơn và đảm bảo cho việc quản lý xã hội. Trong đó có thể phục vụ các thông tin, dịch vụ về bảo hiểm xã hội, ngân hàng...

Về bản chất, việc thay đổi thẻ CCCD là thay đổi về công nghệ và không vướng mắc về quy định của pháp luật. Thậm chí, còn thêm nhiều lợi ích đối với người dân và công tác quản lý của nhà nước.

Hiện thẻ CCCD theo mã vạch 2 chiều (loại có 12 số định danh cá nhân) đã được thực hiện tại 16 địa phương với ước lượng khoảng 16 triệu người dân được cấp.

Ngoài ra, người dân cũng đang sử dụng một số loại giấy tờ tùy thân khác như CMND 12 số và CMND 9 số.

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

6:00 | 25/04/2024

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

6:00 | 24/04/2024

Lựa chọn hướng đi du học nước ngoài sau khi tốt nghiêp THPT hoặc đại học là hướng đi phát triển của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc những điều đặc biệt quan trọng sau đây trước khi đưa ra quyết định đi du học nước ngoài.

4 điểm mới về BHYT sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7 tới đây, người dân nên biết

4 điểm mới về BHYT sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7 tới đây, người dân nên biết

6:00 | 23/04/2024

Dưới đây là những điểm mới đáng chú ý về chính sách BHYT sẽ có hiệu lực từ 1/7/2024.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.