Chuyên gia phong thuỷ: Phải biến Tô Lịch thành dòng sông “3 trong 1”

11:14 | 20/12/2018

Theo chuyên gia phong thuỷ, để có một con sông nội đô sạch thì nhất thiết phải có hai tầng. Tầng trên hứng nước mặt, nước tự nhiên. Tầng dưới, hai bên bờ thu nước bẩn, nước thải. Ở giữa là đường ống hạ đặt các công trình ngầm như: Hệ thống cáp quang, hệ t

 

Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch nhận được nhiều quan tâm của người dân. Ảnh: B.Loan

Sông Tô Lịch là đường bao kinh đô Thăng Long

Từ đề xuất của Tập đoàn Phương Bắc về chủ trương cải tạo sông Tô Lịch thành dòng sông “sạch”, mang cảnh quan đặc trưng của Thủ đô, TS Lê Xuân Phương, chuyên gia phong thuỷ, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân và doanh nghiệp Đông Nam Á đã chia sẻ chi tiết về nguồn gốc sông Tô Lịch, cũng như các giải pháp mang tính lâu dài để cải tạo bền vững dòng sông này.

Tô Lịch vốn từng là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ thượng lưu của Sông Hồng sang sông Nhuệ. Đến đoạn trung lưu thì gặp Hồ Tây là dấu tích của Sông Hồng cũ nằm cạnh đền Quán Thánh và một phần nước từ Hồ Tây được cung cấp cho đoạn sông từ đó đến hạ lưu. Cũng theo sách sử, sông Tô Lịch là một sông cổ của tứ giác nước Thăng Long, hai bên bờ sông buôn bán tấp nập. Dần dần, sông trở nên bị tắc, bị lấp, và trở thành dòng thoát nước thải. Ngày nay, sông Tô bắt đầu từ phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy (phía Nam đường Hoàng Quốc Việt) chảy cùng hướng với đường Bưởi, đường Láng, đường Khương Đình, đường Kim Giang về phía Nam, Tây Nam rồi ngoặt sang phía Đông Nam và đổ ra sông Nhuệ - đoạn đối diện làng Hữu Từ, thuộc xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì.

Sông Tô Lịch ở phía Tây Kinh thành, còn sông Kim Ngưu ở phía Nam Kinh thành. Sông Tô Lịch, Kim Ngưu xưa vốn là tuyến giao thông đường thủy, là hệ thống thủy lợi tưới tiêu cho nông nghiệp của Hà Nội, nay là nơi có chức năng thu gom nước thải cho thành phố chảy về hồ điều hòa Yên Sở. Thực trạng hiện nay, các dòng sông này đã bị lấp hoặc lấn chiếm nhiều, khiến cho bề rộng của sông bị thu hẹp, mặc dù được cải tạo cống hóa, kè bờ, nắp bê tông và nắn dòng chảy để đưa về hồ điều hòa Yên Sở, tới Văn Điển và đổ vào sông Tô Lịch (ở bên cạnh thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì). Đoạn cuối này hiện chưa được cải tạo, lượng nước còn ít và bị lấn chiếm.

Sông Tô Lịch vốn là đường bao của kinh đô Thăng Long xưa, nó là một cạnh của tứ giác nước Thăng Long. Tương truyền tên sông Tô được lấy từ tên một vị thần, sống vào thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao Chỉ. Đến thời Đường, nơi đây là vị trí xây dựng thành Đại La.

Dòng sông “3 trong 1”…

Để cải tạo sông Tô Lịch cần sự đóng góp của các chuyên gia về quy hoạch, phong thủy, giải pháp, cảnh quan...

TS Lê Xuân Phương cho hay, theo góc độ đánh giá của tâm linh: “Đẹp phô ra, xấu xa đậy lại, vậy sao các dòng nước thải của Hà Nội ngày nay, một số rất ít được hạ xuống ngầm, còn đa phần vẫn là tự nhiên phơi nhiễm làm ô nhiễm cả mặt nước, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của cư dân Hà Nội và mỹ quan của đô thị. Sự hiện diện của các con sông nước thải khiến cư dân Thủ đô phải miễn cưỡng chấp nhận. Để đưa Hà Nội trở thành một thành phố đáng sống, đáng đến, cũng như đáp ứng được các vai trò thoát nước bẩn, tạo nước sạch để tưới tiêu và làm cảnh quan thì chúng ta phải đưa ra giải pháp sơ bộ biến dòng sông này trở thành dòng sông “3 trong 1”. Đó là sông phải có hai tầng, tầng trên để hứng nước mặt, nước tự nhiên. Tầng dưới gồm hai bên bờ thì thu nước bẩn, nước thải. Còn ở giữa là đường ống hạ đặt các công trình ngầm như hệ thống cáp quang, hệ thống điện, nước sạch tiêu dùng”.

Cũng theo TS Lê Xuân Phương, giải pháp quy hoạch sơ bộ là vậy nhưng về tài chính thì nhà nước và nhân dân phải cùng làm. Nhà nước ra chính sách cho phép cải tạo hệ thống nước thải của thành phố để giao cho các Sở ban ngành thực hiện, còn nhân dân tham gia đóng góp tài chính bằng hình thức xã hội hóa. Ví dụ, chỉ với 3 triệu người dân Thủ đô quanh lưu vực sông Tô Lịch, là đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất của sự ô nhiễm cùng đóng góp mỗi tháng với mức 20.000 đồng/người/tháng thì sẽ thu về đến 60 tỷ đồng/tháng. Đồng thời, mỗi đóng góp đều được ghi nhận và tích điểm để vinh danh những người có công với Thủ đô tương ứng với các mức đóng góp phù hợp. Đó có thể là thông điệp của chương trình hành động lớn của những người con đất Việt yêu Thủ đô.

Tuy nhiên, cải tạo ra sao để định hình về dòng chảy, giảm thiểu giải phóng mặt bằng, cũng như các giải pháp để đầu tư, quy hoạch sao cho hiệu quả, thẩm mỹ với các phương pháp khoa học nhằm tối ưu hóa, hợp lý hóa không gian mà con sông đang hiện hữu. TS Lê Xuân Phương nói: “Có lẽ, trong quá trình thực hiện, ngoài những tư vấn về phong thuỷ, không thể thiếu sự đóng góp của các chuyên gia về quy hoạch, giải pháp, cảnh quan, vật liệu…”.

Tin cùng chuyên mục

Tất tần tật các thông tin về giấy phép lái xe quốc tế có thể nhiều người chưa nắm rõ

Tất tần tật các thông tin về giấy phép lái xe quốc tế có thể nhiều người chưa nắm rõ

6:00 | 18/04/2024

Khi ra nước ngoài, bằng lái xe quốc tế là một trong những vật dụng cần thiết đem lại sự tiện ích cho người sở hữu. Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan về giấy phép lái xe quốc tế Việt Nam có thể nhiều người chưa nắm rõ.

Ngành Kiểm toán có thực sự đáng mơ ước?

Ngành Kiểm toán có thực sự đáng mơ ước?

6:00 | 17/04/2024

Kiểm toán là hoạt động kiểm tra, xác minh tính trung thực, chính xác của báo cáo tài chính. Thông qua đó, người làm kiểm toán có thể cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức

Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có được nâng hạng cao hơn?

Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có được nâng hạng cao hơn?

6:00 | 16/04/2024

Nâng hạng giấy phép lái xe ô tô là yêu cầu bắt buộc nếu như người lái xe muốn được cấp phép điều khiển các loại ô tô khác theo quy định. Trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có được nâng hạng?

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.