Chuyện ít biết về vị giáo sư Toán học vừa nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu

11:14 | 18/05/2022

GS.TSKH Ngô Việt Trung nghẹn ngào nhớ lại chuyện ông bị liệt, phải đi nạng từ bậc phổ thông, đủ điểm đi du học nước ngoài nhưng không nước nào muốn nhận cả vì sức khỏe. Cố GS. Tạ Quang Bửu chính là người giúp ông sang CHDC Đức học toán và điều trị để đi l

Sáng 18/5, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022. GS.TSKH Ngô Việt Trung và PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu là hai nhà khoa học được vinh danh.

Hai nhà khoa học được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm nay là tác giả của công trình khoa học xuất sắc (giải thưởng chính), bao gồm GS.TSKH Ngô Việt Trung, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Ngành Toán học).

PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (Ngành Hóa học).

Trên bục nhận giải, GS. Ngô Việt Trung nói: "Tôi xúc động vì nhận giải thưởng mang tên người mà tôi vẫn gọi là bác Tạ Quang Bửu, người thay đổi cuộc đời tôi", GS. Trung nghẹn ngào. Ông chia sẻ ít người biết chuyện ông bị liệt, phải đi nạng từ bậc phổ thông, đủ điểm đi du học nước ngoài nhưng không nước nào muốn nhận cả vì sức khỏe. Cố GS. Tạ Quang Bửu đã là người giúp ông sang CHDC Đức học toán và điều trị để đi lại như ngày nay.

GS. Việt Trung cho biết đây là giải thưởng chung với TS. Nguyễn Đăng Hợp và gửi lời tri ân tới những người đã giúp đỡ từ khi ông trở về nước cho đến nay, những người đã xây dựng Viện Toán học như GS. Lê Văn Thiêm, GS. Hoàng Tụy...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (phải), Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng chúc mừng hai tác giả được trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu.

Công trình của GS.TSKH Ngô Việt Trung và TS. Nguyễn Đăng Hợp nghiên cứu một bất biến rất cơ bản của Idean là độ sâu, giải quyết được 3 bài toán mở liên quan đến tính tang của hàm độ độ sâu, hội tụ của hàm độ sâu và tính đạt được mức tuần hoàn cho trước của hàm độ sâu. Đây là lần đầu tiên, một công trình thực hiện tại Việt Nam được đăng trên tạp chí Inventiones Mathematicae, nằm trong số ít tạp chí toán học hàng đầu thế giới.

Còn công trình của PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu và cộng sự đã nghiên cứu chế tạo một hệ vật liệu polyuretan mới – polymer tự lành với cấu trúc chứa liên kết thuận nghịch Diels-Alder không nằm ngẫu nhiên mà được thiết kế đặc biệt sắp xếp tại bề mặt phân cách giưa pha cứng và pha mềm của polyuretan. Vật liệu có thể "tự lành" khi xuất hiện vết rạn tế vi giúp sản phẩm có tuổi thọ sử dụng cao, nhờ đó giảm thiểu chi phí sửa chữa, đem lại hiệu quả ứng dụng và hiệu quả kinh tế, giúp tiết kiệm năng lượng, tài nguyên và chất thải. Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng một hướng nghiên cứu mới của thế giới và khởi đầu cho việc phát triển các sản phẩm vật liệu mới "tự lành" ở Việt Nam.

Chia sẻ tại lễ trao giải, PGS. Lệ Thu cho biết đây là vinh dự lớn và là nguồn động viên lớn lao đối với các nhà khoa học. Theo PGS. Thu, công trình là một trong số đề tài mà nhóm theo đuổi kể từ xu hướng bùng nổ nghiên cứu về vật liệu tự lành trên thế giới. "Những kết quả nghiên cứu của nhóm vẫn ở mức cơ bản bước đầu và con đường đến với ứng dụng thực tiễn còn dài nhưng hiểu biết tích lũy là động lực giúp chúng tôi theo đuổi niềm đam mê", PGS. Thu nói.

Năm 2022, Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia – cơ quan thường trực giải thưởng (NAFOSTED) đã nhận được 48 hồ sơ đăng ký tham gia giải thưởng. Từ 48 hồ sơ đề cử/ứng cử, các Hội đồng khoa học chuyên ngành đã nhất trí đề cử 5 hồ sơ cho giải thưởng chính và giải thưởng trẻ. Hội đồng giải thưởng đã đề xuất 2 nhà khoa học để Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng giải thưởng chính (không có giải thưởng trẻ).

Kể từ năm 2014, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã trở thành sự kiện quan trọng, thường niên trong dịp Kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam. Giải thưởng được dành cho các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực khoa học cơ bản. Đến nay, đã có 16 nhà khoa học được trao tặng giải thưởng chính, 4 nhà khoa học được trao tặng giải thưởng cho nhà khoa học trẻ trong tổng số hơn 300 hồ sơ đăng ký tham dự.

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

6:00 | 25/04/2024

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

6:00 | 24/04/2024

Lựa chọn hướng đi du học nước ngoài sau khi tốt nghiêp THPT hoặc đại học là hướng đi phát triển của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc những điều đặc biệt quan trọng sau đây trước khi đưa ra quyết định đi du học nước ngoài.

4 điểm mới về BHYT sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7 tới đây, người dân nên biết

4 điểm mới về BHYT sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7 tới đây, người dân nên biết

6:00 | 23/04/2024

Dưới đây là những điểm mới đáng chú ý về chính sách BHYT sẽ có hiệu lực từ 1/7/2024.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.