Công tác nhân sự được Quốc hội tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục theo luật định và đạt được sự đồng thuận rất cao

6:00 | 18/11/2020

Chiều 17/11, VPQH đã tổ chức họp báo thông báo kết quả Kỳ họp thứ 10 – Quốc hội khóa XIV, kỳ họp đã thông qua 7 luật, 13 Nghị quyết và cho ý kiến 4 dự án luật. Ngoài ra, về công tác nhân sự được Quốc hội tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục

Kết quả kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV được thể hiện trên một số nội dung gồm:

Các luật được thông qua gồm: Luật Bảo vệ môi trường, Luật gồm 16 chương, 171 điều (giảm 4 chương, tăng 1 điều so với Luật hiện hành; Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được sửa đổi nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…; Luật Cư trú gồm 7 chương, 38 điều (tăng 1 chương, giảm 3 điều so với Luật hiện hành); Luật Biên phòng Việt Nam gồm 6 chương, 36 điều; Luật Thỏa thuận quốc tế gồm 7 chương 52 điều; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; Quốc hội nhất trí với đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Công tác nhân sự được Quốc hội tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục theo luật định và đạt được sự đồng thuận rất cao - Ảnh 2.
Họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa XIV.

Các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến gồm: Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) được xây dựng nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phòng, chống ma túy, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống ma túy.

Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) được xây dựng nhằm thúc đẩy sự phát triển giao thông đường bộ, bảo đảm tốt hơn việc thực hiện quyền tự do đi lại của công dân. Dự thảo Luật còn có một số vấn đề lớn có ý kiến khác nhau như: phạm vi điều chỉnh; thời điểm thông qua Luật; quy định tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông đường bộ trong đô thị; việc sử dụng tạm thời gầm cầu cạn để trông, giữ phương tiện giao thông tham gia giao thông đường bộ; nguồn tài chính để đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện giao thông đường bộ; vận tải đường bộ,…

Dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được xây dựng nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trong quản lý về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Luật được xây dựng trên cơ sở tách các nội dung về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2018 và năm 2019). Dự thảo Luật còn nhiều ý kiến khác nhau về sự cần thiết ban hành, tên gọi, phạm vi điều chỉnh; đồng thời có ý kiến khác nhau về một số vấn đề khác,…

Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được xây dựng nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đáp ứng kịp thời yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới. Dự thảo Luật còn nhiều ý kiến khác nhau như về sự cần thiết ban hành, phạm vi đối tượng điều chỉnh, đồng thời có ý kiến khác nhau vè một số vấn đề khác,

Quốc hội đã xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng. Sau khi nghe Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 10, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 9 và xem xét các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020, dự kiến kế hoạch năm 2021, Quốc hội thống nhất cho rằng, năm 2020 là năm cuối nhiệm kỳ nhưng có nhiều biến động, khó khăn, nhất là những thách thức rất lớn từ tình hình dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu và suy thoái kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước.

Quốc hội đã biểu quyết thông qua các nghị quyết sau: Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021;Sau khi xem xét các báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020 về kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn, Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục phát huy kết quả đạt được, có giải pháp khắc phục hiệu quả những hạn chế, tồn tại đã được nêu để thực hiện các mục tiêu, cân đối lớn, nhiệm vụ về phát triển kinh tế-xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2021-2025.

Quốc hội đã đồng ý chủ trương chuyển mục đích sử dụng: 1.131,22 ha rừng để thực hiện Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An (trong đó, rừng phòng hộ đầu nguồn: 312,95 ha; rừng sản xuất: 661,08 ha; rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 157,19 ha); 431,76 ha rừng để thực hiện Dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận (trong đó, rừng phòng hộ đầu nguồn: 100,63 ha; rừng sản xuất: 309,48 ha; rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 21,65 ha). Đồng thời, giao Chính phủ chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và sớm ổn định đời sống của các hộ dân phải di dời trong vùng dự án.

Quốc hội đã quyết định ngày chủ nhật, 23/5/2021 là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc hội đã thảo luận, góp ý các dự thảo Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Công tác nhân sự được Quốc hội tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục theo luật định và đạt được sự đồng thuận rất cao. Quốc hội đã phê chuẩn việc: miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đối với ông Chu Ngọc Anh, chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ông Lê Minh Hưng; bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đối với ông Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Y tế đối với ông Nguyễn Thanh Long; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với bà Nguyễn Thị Hồng; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với các ông: Trần Hồng Hà, Phạm Quốc Hưng, Ngô Hồng Phúc.

Quốc hội đã bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

6:00 | 25/04/2024

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

6:00 | 24/04/2024

Lựa chọn hướng đi du học nước ngoài sau khi tốt nghiêp THPT hoặc đại học là hướng đi phát triển của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc những điều đặc biệt quan trọng sau đây trước khi đưa ra quyết định đi du học nước ngoài.

4 điểm mới về BHYT sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7 tới đây, người dân nên biết

4 điểm mới về BHYT sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7 tới đây, người dân nên biết

6:00 | 23/04/2024

Dưới đây là những điểm mới đáng chú ý về chính sách BHYT sẽ có hiệu lực từ 1/7/2024.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.