Đa niệu – biểu hiện bệnh lý mắc tiểu đường

18:22 | 12/01/2022

Đa niệu hay đái tháo là tình trạng xảy ra khi lượng nước tiểu của bệnh nhân nhiều hơn 2 lít/ngày. Đa niệu có thể là biểu hiện bệnh lý của tiểu đường, thường gây ra nhiều phiền toái cho người mắc bệnh.

1. Đa niệu là gì?

Đa niệu (hay đái tháo, đái nhiều) là tình trạng xảy ra khi lượng nước tiểu của bệnh nhân nhiều hơn 2 lít/ngày. Bệnh nhân đa niệu thường đi tiểu nhiều lần với thể tích nước tiểu mỗi lần nhiều hơn mức bình thường.

Đa niệu thường gây ra nhiều phiền toái, nhất là bệnh nhân thường đi tiểu nhiều về đêm. Đa niệu có thể là biểu hiện của bệnh lý như đái tháo đường, đái tháo nhạt, sau bệnh lý cấp tính hoặc do yếu tố tâm thần.

2. Cơ chế đa niệu

Đa niệu thường có 2 cơ chế chính: Độ thẩm thấu và sự thải nước tự do. Trong vài trường hợp, chất có mức độ thẩm thấu cao trong huyết thanh được lọc qua thận vì sự bài tiết của chất hòa tan không được tái hấp thu.

Nguyên nhân của đa niệu do bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 gây ra.
Nguyên nhân của đa niệu do bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 gây ra.

3. Nguyên nhân của đa niệu

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. 
  • Đái tháo nhạt: Bệnh có thể xảy ra do các vấn đề về thận hoặc não do phẫu thuật, khối u, nhiễm trùng hoặc chấn thương đầu.
  • Thai kỳ. 
  • Bệnh lý về thận.
  • Bệnh gan. 
  • Hội chứng Cushing. 
  • Tăng canxi máu.
  • Tâm lý lo âu.
  • Nhiễm trùng bàng quang.
  • Chứng tiểu không tự chủ.
  • Chứng khát nước (polydipsia).
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
  • Phì đại tiền liệt tuyến.
  • Một số loại bệnh ung thư (người bệnh có thể gặp tình trạng đa niệu do cần uống nhiều nước nhằm thải bỏ vật liệu phóng xạ).
  • Ngoài ra, một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc trị cao huyết áp và chống phù nề cũng làm tăng lượng nước tiểu, khiến bệnh nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Người bị đa niệu thường cảm thấy khát nước.
Người bị đa niệu thường cảm thấy khát nước.

4. Triệu chứng đa niệu

Bên cạnh việc đi tiểu nhiều lần, người bị đa niệu cũng có thể có những dấu hiệu như:

Cảm thấy khát.

Thức dậy thường xuyên vào ban đêm. Hiện tượng này có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng phổ biến hơn ở những người cao tuổi do chức năng thận suy giảm. Tuy nhiên, cần phân biệt đa niệu sinh lý và đa niệu bệnh lý.

  • Đa niệu sinh lý là do lượng nước trong ngày đưa vào cơ thể quá nhiều, như do uống nhiều nước hay được truyền nhiều dịch. Vì cơ thể luôn duy trì một thể tích dịch cân bằng, vì vậy lượng nước dư thừa sẽ được đào thải ra ngoài qua đường tiết niệu gây ra đái tháo. Nếu giảm lượng nước đưa vào thì sẽ hết đa niệu. Khi chẩn đoán đa niệu sinh lý sẽ không phát hiện bất thường trong xét nghiệm nước tiểu, không có đường (glucose) trong nước tiểu và tỷ trọng nước tiểu trên 1,005.
  • Đa niệu bệnh lý liên quan đến các bệnh lý như tiểu đường, đái tháo nhạt, sau một số bệnh lý cấp tính hoặc do yếu tố tâm thần.

5. Chẩn đoán đa niệu

  • Bác sĩ cần biết lượng nước tiểu thải ra cũng như độ khát của người bệnh.
  • Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử của người bệnh bắt đầu xuất hiện triệu chứng, các bệnh lý hay các phương pháp điều trị y tế có thể ảnh hưởng như truyền nước, cho ăn bằng ống, tắc nghẽn đường tiểu, phẫu thuật, đột quỵ hoặc chấn thương đầu.
  • Khám lâm sàng: Bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu sưng ở tay, chân hoặc bụng, triệu chứng của bệnh tiểu đường hay đái tháo nhạt, ung thư, hội chứng Sjogren, tăng canxi máu hay tác dụng từ thuốc chống trầm cảm…
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ các chất điện giải, canxi và natri trong máu.
  • Đo đường huyết (xét nghiệm glucose) của người bệnh để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm các chức năng tuyến yên – tuyến sản xuất hormone ADH.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh đa niệu cần đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh đa niệu cần đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

6. Phương pháp điều trị đa niệu

Việc điều trị đa niệu phụ thuộc vào nguyên nhân như do bệnh lý hay do thuốc và thói quen sinh hoạt. Bệnh nhân cần để ý phát hiện tình trạng bất thường của mình, chẳng hạn như đi tiểu nhiều lần về đêm, thức giấc nhiều dẫn đến mất ngủ và thường xuyên khát nước. Sau đó, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây ra đa niệu.

Nếu nguyên nhân không phải do bệnh lý mà là bắt nguồn từ thói quen sống, như thói quen uống nước vào ban đêm trước khi đi ngủ, dùng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thì nên hạn chế bớt. Trường hợp đang dùng các thuốc lợi tiểu thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nếu đa niệu do nguyên nhân bệnh lý (như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, xơ gan...) thì bệnh nhân phải điều trị ổn định bệnh lý cơ bản.

Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc, tự điều trị vì sẽ dễ gây nguy hiểm đến việc điều trị và sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh không được nhịn uống nước để hạn chế đa niệu vì có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng và hôn mê, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tin cùng chuyên mục

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.