Dịch lập đỉnh mới ở nhiều nước, CDC Mỹ cảnh báo SARS-CoV-2 tiếp tục đột biến, tạo ra biến thể kháng vaccine

10:32 | 29/07/2021

Biến thể Delta có tốc độ lây nhiễm cao gấp nhiều lần chủng gốc khiến nhiều quốc gia liên tục ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục. CDC Mỹ cảnh báo rằng, virus SARS-CoV-2 có thể sẽ tiếp tục đột biến vào tạo ra biến thể có khả năng kháng vaccine.

Theo ghi nhận, trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 613.684 ca mắc COVID-19 mới và 9.438 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 196,5 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,2 triệu người không qua khỏi.

Biến thể Delta có tốc độ lây nhiễm cao gấp nhiều lần chủng gốc đang là một trong những nguyên nhân phá hỏng những nỗ lực của thế giới trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Nhiều nước tiếp tục ghi nhận các ca nhiễm mới tăng kỷ lục đặc biệt là Mỹ, Anh, Indonesia và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động.

Hiện Mỹ vẫn là quốc gia có số ca bệnh và tử vong cao nhất thế giới với 35.464.023 ca bệnh, trong đó 628.351 ca tử vong. Với 68.542 trường hợp, Mỹ ghi nhận số ca mắc mới ca nhất tại nước này kể từ tháng 1 tới nay.

Cuba cũng đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm dịch bệnh cực kỳ nặng nề với việc liên tiếp ghi nhận các ca nhiễm trong ngày cao kỷ lục và số ca tử vong do mắc COVID-19 ngày càng cao. Theo thông báo của Bộ Y tế Cuba, ngày 28/7, quốc gia này đã ghi nhận 9.323 ca mắc mới và 68 người tử vong, nâng tổng số ca nhiễm lên 358.378 trường hợp, trong đó 2.560 người thiệt mạng.

Nhiều nước ghi nhận số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 tăng kỷ lục. Ảnh: TTXVN

Tại châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi nhận số ca mắc mới tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 5, với 19.761 ca và 51 ca tử vong trong ngày 27/7. Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, số ca tăng mạnh trở lại trong những tuần qua sau khi chính quyền dỡ bỏ tất cả các biện pháp hạn chế để chống dịch.

Ở khu vực Trung Đông, số ca nhiễm tại Iran tiếp tục lên đỉnh mới với gần 35.000 ca mắc, nâng tổng số ca ghi nhận tại nước này lên 3.758.197 ca. Đây là lần thứ hai trong một tuần qua, quốc gia vùng vịnh này ghi nhận số ca nhiễm trong ngày cao kỷ lục.

Tại Saudi Arabia, chính quyền nước này đưa ra nhiều biện pháp mạnh khi tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này đã hơn 520.000 ca, trong đó có gần 8.200 ca tử vong. Chính quyền cảnh báo những người cố tình đi tới các địa điểm trong danh sách cấm do liên quan đến dịch bệnh COVID-19, sau khi về nước sẽ phải đối mặt với án phạt cấm xuất cảnh 3 năm. Công dân Saudi Arabia hiện bị cấm tới 16 quốc gia, trong đó có cả nước láng giềng Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Tại khu vực châu Á, Nhật Bản đã ghi nhận 9.576 ca mắc COVID-19 mới trong ngày 28/7. Đây là lần đầu tiên số ca nhiễm vượt quá 9.000 ca một ngày, cao nhất từ trước tới nay kể từ đầu dịch. Tokyo vẫn là nơi có số ca nhiễm nhiều nhất với hơn 3.177 ca. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết, chính phủ nước này sẽ nhanh chóng xem xét ban bố trình trạng khẩn cấp ở 3 tỉnh giáp thủ đô Tokyo nếu nhận được yêu cầu từ các tỉnh này. Hiện Nhật Bản đang áp dụng tình trạng khẩn cấp vì dịch COVID-19 ở Tokyo và Okinawa.

Bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Hàn Quốc cũng ghi nhận thêm 1.896 ca nhiễm mới, trong đó 1.823 ca lây nhiễm trong nước, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu dịch đến nay lên 191.531 ca, trong đó có 2.083 người tử vong. Với xu hướng như hiện nay, giới chức Hàn Quốc cảnh báo số ca nhiễm trong ngày ở nước này có thể lên đến 2.000 ca.

Tại khu vực Đông Nam Á, ổ dịch nghiệm trọng nhất vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tăng mạnh. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và số ca mắc mới cao nhất châu Á, số ca bệnh mới của nước này còn cao nhất kể từ đầu dịch tới nay trong nhiều ngày liên tiếp. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia chiếm tới trên 50% số người chết của cả châu Á và Indonesia hiện là tâm dịch của cả thế giới.

Ngày 28/7, Thái Lan đã ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục với 16.533 ca nhiễm, nâng tổng số ca bệnh tại nước này lên 543.361 ca, trong đó có 4.397 ca tử vong. Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, Cục trưởng Cục Dịch vụ y tế Thái Lan (MSD) Somsak Akksilp cho biết tình trạng thiếu oxy điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở nước này đang trở thành một vấn đề ngày càng trầm trọng hơn do tình trạng buôn lậu bình oxy sang nước láng giềng Myanmar.

Malaysia cũng ghi nhận 17.405 ca mắc mới, mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Đến nay, Malaysia có tổng cộng 1.061.476 ca mắc COVID-19. Malaysia đang trong giai đoạn 2 của làn sóng dịch thứ 3 bắt đầu từ tháng 9/2020.

Chôn cất thi thể bệnh nhân COVID-19 tại Bekasi, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ Y tế Philippines công bố thêm 4.478 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 1.566.667 ca. Số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng 84 ca, lên 27.401 ca. Giới chức y tế nước này nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục tăng cường năng lực hệ thống y tế địa phương và tăng các nguồn lực cần thiết trong bối cảnh số ca nhiễm mới gia tăng. Đồng thời cảnh báo vào cuối tháng 9 tới, vùng đô thị Manila có thể chứng kiến số ca mắc mới lên tới 11.000 ca/ngày. Philippines đã áp dụng nhiều đợt phong tỏa và các biện pháp hạn chế phòng dịch nghiêm ngặt kể từ tháng 3 năm ngoái.

Trong một cuộc họp báo, bà Rochelle Walensky - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết, virus SARS-CoV-2 có thể sẽ tiếp tục đột biến vào tạo ra biến thể có khả năng kháng vaccine. “Các loại vaccine hiện nay có hiệu quả tốt trong việc bảo vệ chúng ta không mắc bệnh nghiêm trọng và hạn chế tử vong do COVID-19, nhưng mối lo ngại lớn là biến thể tiếp theo có thể sẽ xuất hiện và có khả năng kháng vaccine”.

Bà Walensky nói thêm rằng, “dù ngay lúc này, may mắn là các biến thể chưa kháng vaccine vì các loại vaccine vẫn đang hoạt động rất tốt trong việc bảo vệ chúng ta khỏi mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong do dịch bệnh”.

Theo CDC, những người nhiễm biến thể Delta, dù đã tiêm chủng hay chưa tiêm chủng, đều có tải lượng virus cao hơn so với nhiễm những biến thể SARS-CoV-2 khác. Điều này có nghĩa là ngay cả những người đã tiêm chủng cũng có thể lây truyền virus cho những người khác.

Tin cùng chuyên mục

Đang trong độ hồi xuân, vì sao phi tần trên dưới 50 tuổi dù xinh đẹp đến đâu cũng không được hoàng đế thị tẩm?

Đang trong độ hồi xuân, vì sao phi tần trên dưới 50 tuổi dù xinh đẹp đến đâu cũng không được hoàng đế thị tẩm?

8:12 | 09/04/2024

Dù có đẹp và quyền lực đến đâu, khi phi tần đến ngưỡng 50 tuổi cũng không được hoàng đế thị tẩm để tránh 3 điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu

Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu

8:53 | 03/04/2024

Siêu gia tộc Rothschild có đế chế đa ngành, bắt đầu từ ngành ngân hàng và sự giàu có của họ đã trải rộng khắp thế giới.

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

8:20 | 28/03/2024

Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm được thủy thủ đoàn trên con tàu container phát ra đã giúp cứu sống nhiều người.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.