Đừng tự rẻ rúng mình đến vậy

6:33 | 10/04/2020

Dù đủ ăn đủ mặc, vậy mà một số người vẫn “xin” đồ từ thiện rồi thản nhiên khoe chiến lợi phẩm. Sự bức xúc trước hành động vô liêm sỉ này đang lan rộng trên các trang mạng xã hội.

Cuộc sống thường nhật vốn đã khốn khó, khi có dịch COVID-19 còn khó khăn hơn. Không chỉ nói đến những cảnh đời có nhiều bất hạnh mà ngay tại Thủ đô cũng có rất nhiều người đang là nạn nhân của dịch bệnh COVID-19. Đó là những người đánh giầy, bán vé số dạo, người mua đồng nát…

Khi không có dịch, mỗi ngày qua đi đã là mỗi ngày họ vật lộn với cuộc sống, bởi "ráo mồ hôi lại hết tiền". Dịch bệnh lan rộng, nguồn thu nhập của họ bị cắt đứt hoàn toàn. Họ thực sự khó khăn để lo cuộc sống cho chính mình, chưa nói đến việc phải lo cho gia đình, nuôi con ăn học, trang trải nợ nần…

Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới người nghèo, gia đình chính sách. Cùng với đó là sự chung tay chia sẻ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên khắp cả nước hỗ trợ cho rất nhiều hoàn cảnh khó khăn.

Trong thời điểm cả hệ thống chính trị phải vào cuộc phòng chống dịch COVID-19, Chính phủ cũng luôn quan tâm, chăm cuộc sống cho người dân, nhất là người nghèo, người mất việc làm, người bị ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh... Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh gói an sinh xã hội, không để người dân phải chờ đợi thêm.

Tuy nhiên, trong khi cộng đồng đang chung tay làm nhiều việc ý nghĩa, chia sẻ với người nghèo, người gặp nhiều khó khăn khi xuất hiện dịch bệnh thì đâu đó vẫn còn những hành động phản cảm. Dù tại điểm phát suất ăn miễn phí ở đường Lê Văn Lương và một số điểm khác ở Hà Nội đã đề rõ "Nếu khó khăn, hãy lấy một gói mỗi ngày. Nếu bạn ổn, xin nhường cho người khác", nhưng vẫn có những người không nghèo, không đến mức thiếu ăn, thiếu mặc… vẫn sà vào bàn phát tặng để "xin" quà là 5-7 gói mì tôm, vài quả trứng.

Những hiện tượng xấu xí này không phải lần đầu xuất hiện mà trước đó, ở những tủ quần áo "0 đồng" với dòng chữ "Ai thiếu đến lấy, ai thừa đến cho" đã xuất hiện những cảnh này. Nhiều người không nghèo thường canh để tranh thủ chọn đồ tốt trước cho mình, khiến những người nghèo thực sự khó có cơ hội tiếp cận quần áo ở tủ "0 đồng".

Món đồ từ các chương trình phát tặng, thiện nguyện tuy nhỏ bé, nhưng với người nghèo khó, nó quý giá vô cùng, có thể nuôi sống, thậm chí cứu mạng họ trong thời gian khó khăn, sưởi ấm họ trong mùa đông giá lạnh.

Vì thế, trong lúc dịch bệnh này, hãy tự trọng. Nếu không thực sự khó khăn, hãy dành những món hàng từ thiện cho người nghèo - những người thực sự cần đến nó. Bởi đó là sự động viên, chia sẻ, tấm lòng của những người đang thiện nguyện vì cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

6:00 | 25/04/2024

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

Loại rau mọc đầy vào mùa xuân chỉ cho gà ăn, giờ 90.000 đồng/kg chị em vẫn tranh mua

Loại rau mọc đầy vào mùa xuân chỉ cho gà ăn, giờ 90.000 đồng/kg chị em vẫn tranh mua

7:42 | 24/04/2024

Rau khúc- một loại rau mọc dại bỗng trở thành nguyên liệu đắt hàng, khan hiếm, có nơi bán với giá 90.000 đồng/kg.

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

7:39 | 24/04/2024

Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.