Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng... tập huấn khẩn công tác điều trị cho gần 1.000 y bác sĩ

5:00 | 27/05/2022

Gần 1.000 y bác sĩ đến từ các bệnh viện trực thuộc Bộ, ngành và 32 tỉnh, thành đã tham dự tập huấn công tác điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue, tay chân miệng và hậu COVID-19 khu vực miền Nam.

Ngày 26/5, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tổ chức lớp tập huấn công tác điều trị bệnh dịch sốt xuất huyết Dengue, tay chân miệng và hậu COVID-19 cho gần 1.000 y bác sĩ đến từ 32 tỉnh phía Nam, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Bệnh viện thuộc, bộ ngành trực tiếp tại BV Nhi đồng Thành phố và qua ứng dụng zoom cho 300 điểm cầu tại các tỉnh (mỗi tỉnh 10 điểm cầu).

Các y bác sĩ nghe giảng viên chia sẻ thông tin về công tác điều trị sốt xuất huyết, tay chân miệng và hậu COVID-19.

Tập huấn diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng gia tăng trong vài tuần vừa qua. Mỗi tuần ghi nhận trên 4.000 trường hợp sốt xuất huyết, trên 2.000 trường hợp tay chân miệng, có một số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết nặng và một vấn đề đang được quan tâm là khám, điều trị đối với các trường hợp hậu COVID-19.

Bên cạnh đó, sau hơn 2 năm tập trung cho công tác phòng chống dịch COVID-19, nhân lực tham gia trong chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết, tay chân miệng có nhiều biến động, một số bác sĩ có kinh nghiệm đã chuyển công tác khác, một số bác sĩ, điều dưỡng mới tham gia.

Do đó, lớp tập huấn hướng dẫn điều trị, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm là rất cần thiết nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng lâm sàng trong chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết, tay chân miệng, bảo đảm điều trị đúng và kịp thời, hạn chế chuyển nặng và giảm tử vong do sốt xuất huyết, tay chân miệng và khám chữa bệnh hậu COVID-19.

Gia tăng bệnh nhi sốt xuất huyết, tay chân miệng... điều trị tại các cơ sở y tế.

Phát biểu tại lớp tập huấn, TS.BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã yêu cầu các Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các học viên tham dự tập huấn cần tiếp tục tư vấn cho Lãnh đạo Bệnh viện thực hiện rà soát, điều chỉnh lại các quy trình tiếp nhận, sàng lọc, tiêu chí phân loại cụ thể đối với từng ca bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Bố trí phòng khám lại, thời gian khám lại các ca bệnh sốt xuất huyết Dengue vào các khung giờ phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh sốt xuất huyết Dengue và người bệnh khác;

Các bệnh viện cần tăng cường việc theo dõi người bệnh sốt xuất huyết Dengue đang nằm nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời các ca bệnh sốt xuất huyết Dengue có diễn biến nặng lên.

Đồng thời ghi chép hồ sơ bệnh án đầy đủ, chi tiết, tăng cường củng cố và duy trì hoạt động của "Nhóm điều trị sốt xuất huyết" và "Đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch sốt xuất huyết Dengue" tại các đơn vị khám, chữa bệnh để có thể thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết...

Các điểm cầu tham dự buổi tập huấn về công tác điều trị sốt xuất huyết, tay chân miệng và hậu COVID-19.

Theo Bộ Y tế, trong thời gian tới, thời tiết khí hậu nóng ẩm cùng với việc giao lưu đi lại,... là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh tiếp tục gia tăng, bùng phát, đặc biệt là các bệnh như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy do virus Rota, lỵ, thương hàn, viêm não do virus, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản, bạch hầu, ho gà,... và có thể bùng phát dịch bệnh.

Do đó, để chủ động phòng, chống, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng, mới đây Bộ Y tế điện và đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo quyết liệt, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. 

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và hỗ trợ các địa phương giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe,... Xử lý nghiêm các vi phạm về phòng, chống dịch.

Vận động các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt các lực lượng cán bộ tại các tổ dân phố, thôn, bản tham gia các hoạt động phòng chống dịch, hướng dẫn các biện pháp tới tận các hộ gia đình để người dân chủ động tham gia công tác phòng, chống dịch.

Tin cùng chuyên mục

Người bệnh tăng huyết áp có nên thay đổi thuốc thường xuyên?

Người bệnh tăng huyết áp có nên thay đổi thuốc thường xuyên?

8:24 | 27/03/2024

Người bệnh tăng huyết áp cần dùng thuốc dài hạn. Nhưng một số bệnh nhân thường thay đổi thuốc thường xuyên, việc làm này có thể gây nguy hiểm.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi không nhận đủ lượng vitamin A?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi không nhận đủ lượng vitamin A?

8:16 | 23/03/2024

Vitamin A đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể, tăng cường chức năng miễn dịch, giúp mắt khỏe mạnh, cơ thể tăng trưởng và tăng năng lượng…

5 loại vitamin thiết yếu cho phụ nữ tăng cường sức khỏe nội tiết

5 loại vitamin thiết yếu cho phụ nữ tăng cường sức khỏe nội tiết

8:15 | 21/03/2024

Vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sức khỏe nội tiết tố của phụ nữ. Dưới đây là 5 loại bạn nhất định bạn phải biết.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.