Giai đoạn nào sốt xuất huyết gây hạ tiểu cầu?

16:07 | 13/05/2022

Sốt xuất huyết có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có giảm tiểu cầu. Nếu xảy ra biến chứng, bệnh có thể diễn tiến rất phức tạp và nguy hiểm.

1. Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu là lượng tiểu cầu trong máu bị giảm dưới mức bình thường (dưới 150.000/mm3 hay tương đương < 150 G/L) nguyên nhân là do virus gây bệnh sốt xuất huyết gây ra. Virus gây sốt xuất huyết chủ yếu thuộc họ Filoviridae – Dengue, với tác nhân truyền bệnh chính là muỗi vằn.

Tiểu cầu là các tế bào máu nhỏ được sản xuất trong tủy xương. Tiểu cầu giảm trong sốt xuất huyết có nghĩa là mất khả năng đông máu và không thể chống lại các nhiễm trùng.

2. Tại sao tiểu cầu giảm do sốt xuất huyết?

Giảm tiểu cầu sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, điều này xảy ra do:

Số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết giảm khi nó ức chế tủy xương (là khu vực sản xuất tiểu cầu).

Số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết giảm vì các tế bào máu bị ảnh hưởng bởi virus gây tổn thương tiểu cầu.

Các kháng thể được tạo ra trong giai đoạn này đã phá hủy một số lượng lớn tiểu cầu trong thời gian người bệnh bị sốt xuất huyết.

Biến chứng của sốt xuất huyết gây hạ tiểu cầu.

3. Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu vào giai đoạn nào?

Bệnh sốt xuất huyết thông thường sẽ diễn biến qua ba giai đoạn:

- Trong 2 - 3 ngày đầu: Bệnh nhân sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, giống như các sốt do virus khác và chỉ phân biệt được bằng xét nghiệm.

- Từ cuối ngày thứ 3 đến ngày thứ 7: bệnh nhân hết sốt nhưng có thể xuất hiện các biến chứng như tăng tính thấm thành mạch gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, có thể gây xuất huyết ở các mức độ khác nhau. Do đó, bệnh sốt xuất huyết thường gây giảm tiểu cầu trong giai đoạn ngày 4 - 7 của bệnh.

- Từ ngày thứ 7: Các triệu chứng trên sẽ hồi phục, bệnh nhân có thể xuất hiện các nốt ban trên da và ngứa. Triệu chứng ngứa có thể tồn tại một vài ngày. Trong giai đoạn này số lượng tiểu cầu dần trở về bình thường, muộn hơn so với số lượng bạch cầu.

Ở trẻ nhỏ, có rất ít mối tương quan giữa số lượng tiểu cầu và biểu hiện chảy máu hoặc số lượng tiểu cầu và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

4. Sốt xuất huyết nặng gây giảm tiểu cầu trầm trọng

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, bệnh do muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn truyền nhiễm cho người. Virus Dengue có 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Nếu một người bị nhiễm lần đầu với một tuýp virus nào đó, thường diễn biến khá nhẹ. Nếu nhiễm lần sau với bất kỳ tuýp virus nào khác còn lại, cơ thể sẽ phản ứng mạnh và có thể dẫn đến biến chứng.

Thông thường, 80-90% bệnh nhân sốt xuất huyết có diễn biến tự nhiên, không có biến chứng. 10-20% có thể xuất hiện biến chứng nặng như tăng tính thấm thành mạch gây thoát dịch, cô đặc máu, thậm chí dẫn đến sốc. Biến chứng thường gặp nhất là hạ tiểu cầu máu, làm khó cầm máu. Nếu hạ tiểu cầu quá nhiều sẽ dẫn đến chảy máu tự nhiên dưới da, chảy máu cam, chân răng, thậm chí xuất huyết nội tạng nguy hiểm (dạ dày, não...).

Sốt xuất huyết trong giai đoạn nguy hiểm có thể xảy ra biến chứng hạ tiểu cầu. Trường hợp phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt bị sốt xuất huyết có thể mất máu nhiều hơn bình thường. Do đó cần được theo dõi sát sao số lượng tiểu cầu trong máu và mức độ mất máu, nếu cần có thể được chỉ định truyền tiểu cầu và máu kịp thời. Trường hợp thai phụ mắc sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nặng có thể gây xuất huyết trong bánh rau, nghiêm trọng có thể dẫn đến sảy thai.

Bệnh nhân sốt xuất huyết đi ngoài phân đen, cần được khám và xét nghiệm ngay xem có bị chảy máu đường tiêu hóa hay không. Nếu xảy ra biến chứng này, bệnh có thể diễn tiến rất phức tạp và nguy hiểm.

5. Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh?

Với bệnh cảnh bình thường, bệnh nhân sẽ có cơn sốt kéo dài kèm theo các triệu chứng đau đầu, nhức mỏi, nôn mửa ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động.

Trường hợp bệnh nhân bị sốt xuất huyết nặng giảm tiểu cầu, sẽ có những đốm chảy máu trên da, các bộ phận khác trên cơ thể và thoát huyết tương. Sốt xuất huyết nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi, gan hoặc tim. Huyết áp có thể giảm xuống mức nguy hiểm, gây sốc, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.

6. Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết có biểu hiện

- Xuất huyết trên da: các chấm xuất huyết rải rác hoặc ở cẳng tay cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng…

- Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài có phân đen hoặc máu, đi tiểu ra máu. Ở nữ có thể có kinh nguyệt kéo dài hoặc đến sớm hơn kỳ hạn.

- Xuất huyết nặng:

  • Thoát huyết tương qua thành mạch, kéo theo mất nước.
  • Chảy máu mũi nặng.
  • Ra máu âm đạo nặng.
  • Xuất huyết trong cơ và phần mềm.
  • Xuất huyết nội tạng (dạ dày, gan, lách, phổi, thận…), xuất huyết não.
  • Xuất huyết kèm tình trạng sốc, vật vã, bứt rứt, tay chân lạnh, mạch nhanh, tiểu ít…
  • Suy hô hấp, suy tim, gan hoặc các cơ quan khác.

7. Trẻ bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu khi nào cần đến viện

Phần lớn trường hợp sốt xuất huyết đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm để xử trí kịp thời.

Khi trẻ có dấu hiệu cảnh báo như đau bụng, nôn ói, xuất huyết niêm mạc, lừ đừ, li bì, bứt rứt, đau bụng vụng hạ sườn phải, đặc biệt trẻ có thể trạng béo phì cần đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi, điều trị kịp thời, tránh đến trễ trong tình trạng trụy mạch.

Các triệu chứng cho biết số lượng tiểu cầu trong máu thấp là bầm tím.

8. Trường hợp nào bệnh nhân được chỉ định truyền tiểu cầu?

Để xác định chẩn đoán giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm bao gồm xét nghiệm tìm kháng thể IgG và IgM, xét nghiệm PCR để kiểm tra virus và công thức máu.

Không có một giới hạn cụ thể nào trong việc đưa ra chỉ định truyền tiểu cầu. Ở người già và những người mắc bệnh mãn tính khác, truyền tiểu cầu vẫn có thể yêu cầu ngay cả khi bạch cầu phản ứng quá mức (hơn 50.000 tế bào bạch cầu trên 1cm3). Bác sĩ sẽ quyết định dựa trên sức khỏe của bệnh nhân.

9. Làm thế nào để tăng lượng tiểu cầu tự nhiên khi bị sốt xuất huyết?

Các triệu chứng cho biết số lượng tiểu cầu trong máu thấp là: bầm tím, chảy máu mũi hoặc nướu răng, chảy máu liên tục từ vết cắt, có máu trong phân và phát ban da. Để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên không dùng thuốc người bệnh nên sử dụng một số loại thực phẩm dưới đây giúp tăng số lượng tiểu cầu tốt nhất.

Thực phẩm giàu Vitamin C như: cam, rau bina, súp lơ xanh...

Thực phẩm giàu axit béo Omega-3: Hạt lanh, óc chó, cá, rau bina…

Thực phẩm giàu chất chống viêm và chất chống oxy hoá: rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu hữu cơ... 

Thực phẩm giàu folate: măng tây, ngũ cốc, cam và rau bina.

Thực phẩm giàu vitamin A: Bí đỏ, cà rốt, khoai lang...

Thực phẩm giàu Vitamin B12: cá hồi, thịt bò, thịt gà, cá ngừ, gà tây...

Thực phẩm giàu axit amin: Trứng, phô mai tươi, nấm, thịt nạc, cá, các loại hạt, sữa...

Thực phẩm giàu Vitamin K: gan, cải xoăn, trứng.

Ngoài ra, quả chà là, quả mơ, hàu cũng là những thực phẩm giúp tăng lượng tiểu cầu trong máu.

Người bệnh nên sử dụng một số loại thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng số lượng tiểu cầu tốt nhất.

10. Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết. Biện pháp chủ yếu cần lưu ý:

- Đậy kín hoặc úp tất cả dụng cụ chứa nước (chậu, gáo, xô…) để muỗi không vào đẻ trứng

- Diệt lăng quăng, bọ gậy đều đặn hàng tuần bằng cách thả cá, vôi bột, muối.

- Vệ sinh môi trường quanh nhà, phát quang các lùm cây, bụi rậm, khai thông cống rãnh…

- Kiểm tra hệ thống vòi nước, ống dẫn nước để phát hiện rò rỉ nếu có và sửa chữa kịp thời.

- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên, chai, lọ, mảnh chai, lu vỡ.

- Mắc màn khi đi ngủ, mặc quần áo dài hoặc sử dụng thuốc bôi chống muỗi.

- Khi bị sốt hãy tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được khám và tư vấn điều trị khi cần.

Tin cùng chuyên mục

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8:37 | 28/03/2024

Nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

8:39 | 26/03/2024

Chế độ ăn giàu protein giúp kiểm soát cân nặng, chữa lành vết thương và xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên ăn quá nhiều protein hơn mức cần thiết sẽ không có lợi, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

8:40 | 24/03/2024

Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Dưới đây là những lời khuyên khi uống nước với người bệnh tim mạch trong thời tiết lạnh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.