Hà Nội áp dụng nhiều giải pháp chặt chẽ để kiểm soát dịch COVID-19

10:00 | 26/08/2020

Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, UBND TP Hà Nội đã có nhiều chỉ đạo, giải pháp cụ thề nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh trên toàn địa bàn Thủ đô. Các biện pháp này bước đầu đã có những hiệu quả khi nhiều ngày qua, Hà Nội không có ca nhiễ

Hà Nội áp dụng nhiều giải pháp chặt chẽ để kiểm soát dịch COVID-19 - Ảnh 1.
 
Hàng loạt nhà hàng, quán cà phê thực hiện giãn cách xã hội từ 19/8. Nhân viên trong chuỗi cà phê Cộng thực hiện đeo khẩu trang trong toàn quá trình phục vụ. Ảnh: Huy Hoàng

Giãn cách nhà hàng, quán cà phê

Từ 0h ngày 19/8, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu toàn bộ các quán cà phê, nhà hàng trên địa bàn thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội nhằm đảm bảo an toàn y tế trên địa bàn. Cụ thể, tại các nhà hàng, quán cà phê nhân viên phục vụ và khách hàng đều phải chấp hành lệnh giãn cách. Khoảng cách tối thiểu giữa các bàn trong quán là 1m.

Với các khách hàng sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, quán cà phê đều phải rửa tay sát khuẩn. Các nhà hàng, quán cà phê đều phải thực hiện lau chùi, sát khuẩn bàn ghế, trang thiết bị thường xuyên, nhiều lần trong một ngày. Đồng thời, việc đo thân nhiệt cho khách hàng là yêu cầu bắt buộc cho tất cả các nhà hàng, quán cà phê.

Tại cuộc họp giao ban ngày 17/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hà Nội, ông Nguyễn Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND thành phố nêu rõ: "Hiện nay số người bị nhiễm ở các hàng quán tương đối nhiều. Nhưng thực tế có vẻ như các nhà hàng chưa có động thái trong thực hiện giãn cách, qua quan sát tất cả hàng ghế vẫn giữ nguyên và mỗi bàn có 6 ghế, được kê sát vào nhau, giữa các bàn không có khoảng cách. Đây là vấn đề cần quyết liệt và xử lý nghiêm. Nếu như không thực hiện bố trí bàn ghế đúng quy định chống dịch thì có thể đình chỉ".

Đồng thời, ông Quý cũng nêu rõ các giải pháp thực hiện giãn cách: "Các cơ sở kinh doanh dịch vụ, công trường nhà máy phải có phương án phòng chống dịch và thực hiện nghiêm. Riêng nhà hàng ăn uống, quán bia hơi, giải khát, cà phê cần thực hiện các biện pháp quản lý phòng chống dịch. Cụ thể là giãn cách chỗ ngồi cách tối thiểu một mét, nếu có vách ngăn thì càng tốt; nhân viên đeo khẩu trang trong suốt quá trình phục vụ, tiến hành đo thân nhiệt cho khách, khử khuẩn, có treo biển hướng dẫn phòng chống dịch".

Tạm dừng tất cả các hoạt động trên phố đi bộ và vùng phụ cận

Phố đi bộ vắng vẻ ngay đêm đầu tiên thực hiện lệnh cấm hoạt động.

Đây là lần thứ hai Hà Nội tạm dừng tất cả các hoạt động trên phố đi bộ và vùng phụ cận do ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Từ tối 21/8 tất cả các hoạt động trên các con phố này đều sẽ được tạm dừng cho đến khi có thông báo hoạt động trở lại. Trước đó, trong đợt dịch thứ nhất, không gian đi bộ Hồ Gươm và phố cổ phải dừng hoạt động từ ngày 3/2; hoạt động trở lại sau đó ba tháng, vào ngày 15/5.

Không gian phố đi bộ vốn là khu vực thường diễn ra các sự kiện văn hóa, giải trí lớn của Thủ đô. Phố đi bộ thường được mở vào dịp cuối tuần từ tối thứ Sáu đến hết tối Chủ nhật và thường thu hút từ 20.000 đến 25.000 người tham dự mỗi ngày. Không gian đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận gồm các tuyến đường: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ, Lê Lai, Lê Thạch, phố Trần Nguyên Hãn, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Tràng Tiền, Lò Sũ, Hàng Dầu, phố Hồ Hoàn Kiếm, Lương Văn Can, phố Hàng Bài, Bảo Khánh... Cùng với các tuyến phố đi bộ, chợ đêm Đồng Xuân và 6 tuyến phố đi bộ mở rộng thuộc khu bảo tồn cấp 1 phố cổ Hà Nội cũng tạm dừng hoạt động. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu nhằm tránh tụ tập đông người, giảm khả năng lây nhiễm trong cộng đồng.

Siết chặt các biện pháp phòng dịch, đóng cửa các bệnh viện không đảm bảo an toàn y tế

TS Phạm Quang Thái - Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu tạm dừng hoạt động với 3 bệnh viện không đảm bảo an toàn y tế trong phòng chống dịch COVID-19. Cụ thể, Hà Nội đã kiểm ra 46/80 bệnh viện trên địa bàn. Trong đó có 30/41 bệnh viện công lập, 16/39 bệnh viện tư nhân. Kết quả, có 36/46 bệnh viện an toàn, 7/46 bệnh viện an toàn ở mức thấp, 3 bệnh viện không an toàn.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Hà Nội, Bệnh viện Mắt HiTec và Bệnh viện Mắt Việt Nhật bị đình chỉ hoạt động vì chưa thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 theo quy định. Các bệnh viện này đều là những bệnh viện tư nhân. Trong cuộc chiến chống COVID-19, các cơ sở y tế, các bệnh viện được xem là mắt xích quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đây là nơi phát hiện, sàng lọc và điều trị nếu có ca mắc COVID-19 và cũng là nơi tiềm ẩn nguy cơ phát tán thành ổ dịch nhanh nhất. Do đó, việc đảm bảo an toàn y tế tại các bệnh viện, cơ sở y tế được coi là yếu tố căn cốt để chặn đứng dịch COVID-19.

Không chỉ áp dụng hàng loạt các biện pháp mới, UBND thành phố Hà Nội cũng đã nêu rõ việc cần phải giám sát chặt chẽ các chỉ đạo trước đây như bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng; chấp hành lệnh cách ly, khai báo y tế với những người trở về từ tâm dịch và các điểm mới phát dịch; hạn chế tụ tập đông người trong các hoạt động hiếu hỷ và liên hoan, hội họp.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, TS Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận định: “Để có thể đánh giá đúng nhất hiệu quả của các biện pháp thì cần phải chờ kết quả sau 15 ngày áp dụng. Tuy nhiên, khi chúng ta chưa biết rõ nguồn lây cho các bệnh nhân ở đâu thì những biện pháp không đặc hiệu được coi là giải pháp tối ưu cho việc kiểm soát dịch. Hà Nội đang áp dụng triệt để mô hình kiểm soát 3C với các biện pháp kiểm soát rất rõ ràng. Close (môi trường đóng) là các bệnh viện, cơ sở y tế… với sự giám sát chặt chẽ việc khai báo y ế và phân luồng, cách ly bệnh nhân. Close contact (tiếp xúc gần) với lệnh giãn cách tại các nhà hàng, quán cà phê. Crowd (đám đông) với lệnh tạm dừng các hoạt động trên phố đi bộ nhằm giảm thiểu tụ tập đông người. Với việc áp dụng các giải pháp này, Hà Nội đang đi đúng hướng khi những ngày gần đây chưa ghi nhận ca nhiễm mới ngoài cộng đồng”.

Tin cùng chuyên mục

Tin vui cho hàng nghìn công chức, sẽ tiếp tục được tăng lương từ 2025

Tin vui cho hàng nghìn công chức, sẽ tiếp tục được tăng lương từ 2025

6:00 | 19/04/2024

Từ 1/7/2024, sẽ cải cách tiền lương cho hàng loạt cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, theo nghị quyết 27, dự kiến tăng lương tiếp từ 2025 cho công chức viên chức.

Tất tần tật các thông tin về giấy phép lái xe quốc tế có thể nhiều người chưa nắm rõ

Tất tần tật các thông tin về giấy phép lái xe quốc tế có thể nhiều người chưa nắm rõ

6:00 | 18/04/2024

Khi ra nước ngoài, bằng lái xe quốc tế là một trong những vật dụng cần thiết đem lại sự tiện ích cho người sở hữu. Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan về giấy phép lái xe quốc tế Việt Nam có thể nhiều người chưa nắm rõ.

Ngành Kiểm toán có thực sự đáng mơ ước?

Ngành Kiểm toán có thực sự đáng mơ ước?

6:00 | 17/04/2024

Kiểm toán là hoạt động kiểm tra, xác minh tính trung thực, chính xác của báo cáo tài chính. Thông qua đó, người làm kiểm toán có thể cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.