Sương mù não sau COVID-19 - di chứng y học chưa thể lý giải

16:03 | 19/01/2022

"Sương mù não" là một trong những triệu chứng thần kinh đã được ghi nhận ở những người bị COVID-19 sau khi đã khỏi bệnh. Trong một số trường hợp, sương mù não hoặc suy giảm nhận thức có thể kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các công việc hàng ngày

Theo ThS.BS Vũ Duy Dũng, Khoa Nội tổng hợp (BV Đa khoa Quốc tế Vinmec) cho biết, ngoài những triệu chứng điển hình của COVID-19 như: Ho, khó thở, nhức đầu, mệt mỏi và sốt còn một triệu chứng bất thường nữa của COVID-19 là “sương mù não”.

Sương mù não không phải là một tình trạng bệnh lý, nó là một triệu chứng của các tình trạng sức khoẻ khác, có thể gây ra các triệu chứng khó chịu về tinh thần, chẳng hạn như mệt mỏi mãn tính, kém tập trung hoặc thiếu minh mẫn.

Sương mù não kéo dài là một trong những triệu chứng thần kinh mà đã được ghi nhận ở những người bị COVID-19 sau khi đã khỏi bệnh. Nguyên nhân có thể là do viêm não. Virus phá hủy rào cản ngăn dị vật xâm nhập vào não, từ đó gây ra tình trạng viêm. Khi mắc sương mù não, bệnh nhân gặp vấn đề với trí nhớ như dễ bị phân tâm, khó theo dõi cuộc trò chuyện và khó tập trung và tham gia vào các công việc hàng ngày.

Sương mù não là một triệu chứng xuất hiện ngay khi đang mắc COVID-19 hoặc sau khi khỏi bệnh.

Theo BS Nguyễn Huy Hoàng (chuyên gia điều trị rối loạn hệ thần kinh thực vật, Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng) cho hay, bệnh nhân gặp hiện tượng "sương mù não" có thể cảm thấy thiếu minh mẫn, khó tập trung, mất nhiều thời gian hơn khi nhớ tên một ai đó hoặc thường bất chợt quên việc mình định làm... Hiện tượng này gặp ở cả người cao tuổi và người trẻ, bệnh nhân nặng và bệnh nhân nhẹ, thường xuất hiện ngay khi đang mắc COVID-19 hoặc sau khỏi bệnh vài ngày.

BS Hoàng cho biết thêm, ngoài các biểu hiện hay gặp như giảm tập trung, giảm độ minh mẫn khi làm việc, suy giảm trí nhớ... bệnh liên quan đến nhiều triệu chứng toàn thân chứ không riêng một bộ phận cơ thể nào, ví dụ tim đập nhanh, hồi hộp, phổi đôi lúc khó thở, co thắt, tay chân run... Một số triệu chứng của "sương mù não" như nặng đầu, váng đầu, chóng mặt, mất ngủ, rối loạn tâm lý, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động như run ngón tay...

Theo Vinmec, hiện các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra chứng sương mù não sau COVID-19. Tuy nhiên, một số nguyên nhân đã được xác định gây nên tình trạng này bao gồm:

  • Thiếu oxy não do tổn thương phổi.
  • Viêm não.
  • Rối loạn tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.
  • Đột quỵ não.
Bệnh nhân gặp hiện tượng "sương mù não" có thể cảm thấy thiếu minh mẫn, khó tập trung. Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây sương mù não còn do làm việc quá sức, thiếu ngủ, căng thẳng và ngồi nhiều bên máy tính. Ở cấp độ tế bào, sương mù não được cho là do tình trạng viêm nhiễm ở mức độ cao và những thay đổi đối với hormone quyết định tâm trạng, năng lượng và sự tập trung.

Ngoài ra, việc dùng thuốc hay các tình trạng y tế (liên quan đến viêm nhiễm, mệt mỏi hoặc thay đổi mức đường huyết) thậm chí sự thiếu hụt hoặc không đủ chất dinh dưỡng, có thể góp phần gây ra các triệu chứng sương mù não.

Các biến chứng lâu dài sau khi nhiễm COVID-19 là khác nhau ở mỗi người. Đối với một số bệnh nhân, chứng sương mù não sau COVID-19 có thể biến mất sau khoảng vài tháng. Nhưng đối với những người khác, nó có thể tồn tại lâu hơn.

Theo ThS.BS Vũ Duy Dũng, để ứng phó với hội chứng sương mù não cần:

  • Điều trị sương mù não phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu người bệnh đang bị thiếu máu, bổ sung sắt có thể làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu và giảm sương mù não...
  • Đôi khi, giảm thiểu tình trạng sương mù ở não là vấn đề điều chỉnh sự thiếu hụt dinh dưỡng, thay đổi thuốc hoặc cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Các biện pháp khắc phục tại nhà để cải thiện chứng sương mù não có thể thực hiện:

  • Ngủ đủ 7- 9 giờ mỗi đêm.
  • Tránh căng thẳng, stress.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày tối thiểu 30 phút.
  • Hạn chế uống cà phê, tránh sử dụng rượu và các chất kích thích.
  • Tăng lượng protein, trái cây, rau và chất béo lành mạnh
  • Tham gia các hoạt động xã hội.

Người gặp tình trạng sương mù não cần đi khám sớm để loại trừ bệnh lý khác và điều trị các vấn đề về thần kinh. Cách hiệu quả nhất để hạn chế ảnh hưởng của COVID-19 vẫn là tiêm vaccine và thực hiện biện pháp 5K phòng dịch.

Tin cùng chuyên mục

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.