Lao da là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng tránh, điều trị

20:59 | 18/11/2021

Lao da là một bệnh lý toàn thân do vi khuẩn lao gây ra, đây là loại bệnh có biểu hiện lâm sàng khá phong phú. Nếu mắc lao da, bệnh nhân cần đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu để được điều trị kịp thời.

Gần đây, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM đã tiếp nhận một bệnh nhân nam (25 tuổi, ở Tây Ninh) đến khám vì dọc cánh tay trái xuất hiện nhiều nốt/cục màu đỏ tím, không đau. Qua thăm khám, chỉ định xét nghiệm, các bác sĩ nhận định đây là một trường hợp viêm mạch bạch huyết dạng nốt do vi khuẩn lao gây ra.

Qua khai thác bệnh nhân cho biết, khoảng 6 tháng trước trong lúc làm bếp thì bị gai tôm đâm vào ngón cái ở bàn tay trái, tạo thành một nốt nhỏ. Nốt này ngày càng to thêm, loét ra, chảy mủ kèm đau ít và rất lâu lành. Sau đó, vùng tay trái bệnh nhân tiếp tục xuất hiện thêm những nốt tương tự. Đặc biệt, các tổn thương da này nổi theo đường, lan dần từ phía bàn tay lên trên cẳng tay.

Ngoài tổn thương da, bệnh nhân không có thêm bất kì triệu chứng nào khác. Bệnh nhân vẫn ăn uống, sinh hoạt và đi làm bình thường. Tuy nhiên, bệnh nhân rất lo lắng về tình trạng nên đã khám và điều trị nhiều nơi nhưng bệnh không thuyên giảm mà còn có xu hướng nổi thêm các nốt mới. Sau đó, bệnh nhân đến Bệnh viện Da liễu TPHCM thăm khám. Qua thăm khám và hội chẩn, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị viêm mạch bạch huyết dạng nốt.

 Vết thương ở ngón tay sau khi bị gai tôm đâm. Ảnh: BVCC.

Chia sẻ với NLĐ, ThS.BS Châu Ngọc Tố Trinh - Khoa Lâm sàng 1 Bệnh viện Da Liễu TPHCM cho biết: "Nguyên nhân mắc bệnh có thể là do nấm, vi khuẩn lao, nhiễm Leishmania, Norcadia hay virus gây ra tình trạng nhiễm trùng. Những vi sinh vật gây bệnh này thường xâm nhập vào da thông qua một vết trầy xước hoặc vết thương nhỏ ở bàn tay hoặc bàn chân (thường là gai đâm).

Tại vị trí vết thương ban đầu thường sẽ xuất hiện một nốt nhỏ, diễn tiến to dần lên, vỡ ra, loét, chảy mủ và rất lâu lành. Vài tuần sau, bệnh sẽ tiến triển, lan theo đường bạch huyết, gây xuất hiện thêm nhiều nốt/cục tương tự dọc đường đi của mạch bạch huyết. Nếu không điều trị, các tổn thương này có thể tồn tại nhiều năm, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh”, BS Trinh cho hay.

Bác sĩ này chia sẻ thêm, từ những nhận định ban đầu của các bác sĩ BV Da Liễu, bệnh nhân được chỉ định các xét nghiệm như giải phẫu bệnh, PCR lao và nuôi cấy nấm. Kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với vi khuẩn lao M. gordonae (Mycobacteria gordonae) – một chủng vi khuẩn lao không điển hình.

Vi khuẩn lao ở bên ngoài xâm nhập theo vết thương hở. Ảnh: BVCC. 

Thông tin từ Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da (Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM), lao da từng là căn bệnh nan y ở thế kỷ XX nhất là khi xuất hiện của bệnh HIV, khiến các chủng lao da đa kháng thuốc xuất hiện, số lượng bệnh nhân điều trị ức chế miễn dịch ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc cải thiện thói quen vệ sinh trong dân số nói chung, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như sự ra đời của vaccine BCG trong phòng ngừa bệnh lao nói chung, tỷ lệ mắc bệnh lao da đã giảm đáng kể.

Các bác sĩ khuyến cáo một vết thương dù nhỏ và đơn giản cũng có khả năng gây nhiễm trùng lan rộng và mạn tính. Đặc biệt, nếu để càng lâu, tổn thương càng xâm lấn vào mô xung quanh, gây sẹo xơ. Nếu xâm lấn vào xương khớp có khả năng gây lao xương khớp. Nếu loét ra ngoài da thì có thể bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác. Do đó, bệnh nhân cần đến thăm khám sớm tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh cho thương tổn da lan rộng hơn.

1. Lao da là gì?

Lao da là một bệnh lý toàn thân do vi khuẩn Mycrobacterium Tuberculosis, M. ovis và cũng có thể do trực khuẩn Calmette-Guerin gây ra. Theo ghi nhận, ở những bệnh nhân mắc bệnh lao da, có khoảng từ 3-40% các trường hợp mắc lao hạch và 25-30% các trường hợp mắc lao phổi kèm theo, hiếm gặp hơn là lao ở sinh dục và buồng trứng.

Lao da là một bệnh lao ngoài phổi có biểu hiện phong phú, thay đổi tùy thuộc vào độc lực, số lượng của trực khuẩn lao và sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân.

Trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây bệnh lao da.

2. Nguyên nhân gây lao da

Tác nhân gây bệnh là trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Đây là một loại vi khuẩn hiếu khí, cần môi trường giàu oxy để sinh sôi phát triển và phân chia rất chậm.

Vi khuẩn lao được phân loại vào nhóm trực khuẩn kháng acid cồn vì khả năng giữa được màu nhuộm sau khi tẩy với acid. Quan sát dưới kính hiển vi, trực khuẩn lao có dạng hình que, màu đỏ tươi nổi bật trên nền xanh.

Vi khuẩn lao gây bệnh có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài trong nhiều tuần và chịu được các chất sát khuẩn yếu.

3. Phân loại lao da

Có 3 nhóm trực khuẩn lao chính bao gồm:

Trực khuẩn lao ng­ười (Type human).

Trực khuẩn lao bò (Type bovin).

Trực khuẩn lao từ chim loại này hiếm (Type gallinene).

Trong số các loại trên, Lupus Vulgaris là loại lao da thường gặp nhất, thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên và có các hình thái sau:

Lupus lao phẳng: Các cù lao sẽ nổi cao trên bề mặt da và có kích thước nhỏ (từ 1 mm – 3 mm). Khi ấn vào sẽ xuất hiện màu vàng.

Lupus lao vẩy nến: Trên mặt các tổn thương xuất hiện lớp vảy dày.

Lupus lao loét: Trên da xuất hiện nhiều vết viêm loét nông, có hạt và mủ bên trong.

Lupus lao mì: Các tổn thương sần sùi như hạt cơm.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh lao da khá đa dạng.

4. Triệu chứng của bệnh lao da

Biểu hiện lâm sàng của bệnh lao da khá đa dạng: nốt sần, sần viêm, loét da mãn tính... và các tổn thương khác. Xác biến thể của bệnh lao da cũng có thể được phân loại tùy theo số lượng vi khuẩn trên da của bệnh nhân.

Lupus lao

Chiếm tỷ lệ khoảng từ 50 - 70%, thường thấy ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Khi mắc bệnh, biểu hiện lâm sàng là củ lao màu vàng đỏ hoặc vàng nâu kích thư­ớc có thể nhỏ như đầu đinh ghim hoặc to nh­ư hạt đậu, trơn bóng, có ít vảy, hoặc có vết chợt, loét da. Các củ lao liên kết với nhau thành đám, tạo sẹo ở giữa màu trắng. Triệu chứng này thường thấy ở mặt và môi trên,­ bàn tay, bàn chân, mông và đầu (có thể gặp nhưng hiếm hơn).

Lupus lao được chia thành nhiều thể lâm sàng khác nhau:

Lupus lao phẳng: Các củ lao không nổi cao lên trên bề mặt da và tiến triển chậm.

Lupus lao loét: Xuất hiện nhiều ổ loét nông trên da, bờ nham nhở, đáy ổ loét có các hạt lổn nhổn kèm theo mủ. Thể lupus lao loét phá huỷ các tổ chức, có thể làm mất một cánh mũi hoặc vành tai, tổn thương vòm miệng, mất ngón tay gây tàn phế nếu đi kèm với tổn thương xương.  

Lupus sùi loét: Các tổn thương dạng mảng cộm, hơi cao hơn mặt da, trên đó thấy các u lao. Về sau tiến triển thành các điểm loét, lan rộng tạo thành tổn thương dạng sùi.  

Lupus ăn ngoạm: Do có tổn thương loét nhanh, loét sâu, mất từng vùng ở mũi và mặt, tạo sẹo lớn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân.

Lupus sẩn cục: Các sẩn cục màu đỏ tím, phân bố rải rác.

Lupus lao vẩy nến: Trên bề mặt tổn thương có một lớp vảy dày.

Lupus lao mì: Tổn thương dạng sần mì như hạt cơm.

Lao cóc

Trên da là những mảng sùi có vảy, u sừng cứng, màu xám trắng đục, xung quanh có viền đỏ, trông như da cóc. Lao ruột, lao phổi hoặc lao xương là những tổn thương lao có thể phối hợp kèm theo. Tiến triển bệnh kéo dài nhiều năm, có thể để lại sẹo nhưng không có sự phá hủy các tổ chức.  

Loét lao

Các nốt sẩn bằng đầu đinh ghim, loét nhanh, liên kết với nhau thành vết loét lớn, bờ lởm chởm nhợt nhạt hoặc hơi tím; đáy của vết loét nông, có nhiều điểm xuất huyết và rất ít mủ. Tổn thư­ơng thường xuất hiện ở môi hoặc niêm mạc má, lư­ỡi, xung quanh miệng, ở hậu môn và tầng sinh môn.

Gôm lao

Tổn thương có dạng khối, ở dưới da, khi vỡ chảy ra một chất mủ kèm nhầy máu, rồi tự bít tạo thành lỗ dò thông nhau. Một số trường hợp tổn thương gây loét, bờ nham nhở, đáy lổn nhổn màu vàng nhạt. Các gôm lao có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành nhóm, ở các vị trí có hạch, cổ, bẹn, thân mình hoặc các chi. Bệnh tiến triển âm thầm, lâu lành.  

Ban củ sẩn

Ban củ sẩn thường là những tổn thương cục nằm sâu ở lớp trung bì, cứng chắc và không đau, xu hướng tạo mủ và loét hoặc hoại tử tạo thành sẹo lõm. Ban củ sẩn có nhiều dạng như ban củ sẩn cục, ban củ sẩn kê dạng trứng cá đỏ, ban củ sẩn hoại tử, ban củ nang lông dạng liken.

Lao kê

Lao kê ở da hiếm gặp, phổ biến ở những người suy giảm miễn dịch như bệnh nhân HIV/AIDS. Trên da, xuất hiện những nốt màu đỏ, kích thước 1mm - 2mm, lấm tấm như hạt kê.

Lao da có biểu hiện trên da là những mảng sùi có vảy, u sừng cứng, màu xám trắng đục.

5. Đối tượng mắc lao da

Hệ miễn dịch bị suy yếu, nhiễm HIV/AIDS.

Mắc các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, suy thận mãn tính và các bệnh lý ác tính.

Nghiện rượu hoặc sử dụng các chất kích thích.

Suy dinh dưỡng.

Dùng các loại thuốc điều trị ung thư, hay corticosteroid trong thời gian dài.

Tiếp xúc thân mật, thường xuyên với người mắc bệnh lao.

Sống và làm việc hoặc du lịch đến các vùng dịch tễ của bệnh lao.

Môi trường sống kém, điều kiện y tế không đảm bảo.

6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh lao da

Sinh thiết tổn thương ở da, phát hiện tổn thương củ lao đặc trưng.

Chụp Xquang ngực.

Phản ứng tuberculin.

PCR phát hiện phức hợp DNA của trực khuẩn lao.

Tiêm vaccine BCG giúp phòng bệnh lao da. 

7. Bệnh lao da có lây không?

Một số con đường lây truyền của vi khuẩn lao đến da:

Đường máu: Một số mạch máu từ ổ lao có thể bị phá hủy và khiến vi khuẩn lao xâm nhiễm trực tiếp vào máu, từ đó di chuyển đến khắp các cơ quan khác và đến da. Đường lây nhiễm này thường gây ra lupus lao, lao hạch, lao sẩn hoại tử,...

Đường lympho: Trực khuẩn sẽ len theo các khe gian bào và mạch lympho đến vùng tổn thương trên da, thường gây ra lao hạch.

8. Các biện pháp điều trị bệnh lao da

Khi mắc bệnh lao da cần được khám và phát hiện các thể lao khác. Việc điều trị bệnh lao da phải có tính toàn diện và kéo dài, không chỉ xử trí các tổn thương ở da.

Bệnh nhân cần tuân thủ, sử dụng đơn thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc.

Các phương pháp khác như cắt lọc thương tổn nhỏ trên da, phẫu thuật tạo hình ở những trường hợp sẹo xấu cũng có thể được áp dụng.  

Người bệnh cần chú ý cải thiện sức khỏe toàn thân, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch để tăng hiệu quả điều trị.

9. Các biện pháp phòng ngừa bệnh lao da

Hạn chế tiếp xúc với những bệnh nhân bị bệnh lao và đang trong quá trình điều trị lao.

Tiêm vaccine phòng bệnh lao BCG.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp rèn luyện cơ thể để tăng cường sức đề kháng.

Từ bỏ thuốc lá, không uống rượu bia và không sử dụng các chất kích thích;

Khi có triệu chứng bất thường nghi mắc bệnh lao, cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh lao, cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời thực hiện các biện pháp tránh lây nhiễm ra cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.