Loại rau xưa đầy không ai ăn, giờ thành đặc sản chế biến thành món độc nhất vô nhị
Ngày nay, người dân miền Tây đã biến tấu lá sầu đâu thành món gỏi vô cùng ngon. Họ kết hợp vị đắng của chúng với vị mặn của khô cá sặc.
Cây sầu đâu còn có nhiều tên gọi khác như sầu đông, nim, xoan sầu đâu, xoan ăn gỏi... thường mọc hoang ở khu rừng thưa. Chúng thường được trồng và sử dụng làm cây che bóng mát.
Tại Việt Nam, cây sầu đâu được trồng trong vườn quốc gia ở các tỉnh phía Nam hoặc mọc hoang dại ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Người dân thường dùng hoa và lá của chúng để chế biến cách món ăn: luộc hoặc làm gỏi.
Chị Quách Hà (28 tuổi, Tiền Giang) cho biết: “Với nhiều người sầu đâu nghe rất lạ song với người dân ở miền Tây thì ai cũng hay, kể cả tụi trẻ lên 5 lên 7. Còn nhớ ngày nhỏ, mỗi khi hè về, mình và lũ bạn trong xóm lại rủ nhau đi hái lá sầu đâu về luộc hoặc làm gỏi ăn. Hồi đó gỏi sầu đâu được chế biến đơn giản lắm, chỉ cần bóp bóp với chút chanh ớt, muối rồi thêm chút đậu phọng rang là xong”.
Tại Việt Nam, cây sầu đâu được trồng trong vườn quốc gia ở các tỉnh phía Nam hoặc mọc hoang dại ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày nay, người dân miền Tây đã biến tấu lá sầu đâu thành món gỏi vô cùng ngon. Họ kết hợp vị đắng của chúng với vị mặn của khô cá sặc. Tất cả tạo nên hương vị độc đáo, kích thích vị giác khiến bao người mê mệt. Vì thế, loại lá này bỗng trở thành đặc sản nức tiếng vùng sông nước này.
Cách làm gỏi sầu đâu như sau: lá rửa sạch, đun sôi nước nóng bỏ vào ít muối để chần sơ lá rồi vớt vào tô nước đá để giữ được độ tươi của chúng và giảm vị đắng. Còn cá sặc đem ngâm nước mỗi loãng vài phút rồi vớt ra để ráo nước, bắc chảo dầu và bỏ khô cá sặc vào chiên đến khi vàng đều 2 mặt, xé nhỏ.
Thịt ba chỉ luộc chín rồi vớt ra thái thành nhiều lát mỏng. Xoài gọt vỏ thái sợi, dưa chuột thái lát, các loại rau củ gia vị băm nhỏ.
“Khi đã chuẩn bị xong mọi nguyên liệu, người ta sẽ pha nước trộn gỏi và đổ lên hỗn hợp thịt luộc, khô cá sặc, rau sầu đâu. Sau khi trộn đều, họ bày ra đĩa và ăn kèm với cơm hoặc cuốn bánh tráng”, chị Quách Hà nói.
Ngoài làm gỏi, lá sầu đâu còn có thể chế biến thành món luộc. Dù nó có vị đắng nhưng rất mát và không hề khó ăn. Vì thế người dân miền Tây rất hay hái lá sầu đâu về luộc coi như đổi món.
Ngày nay, người dân miền Tây đã biến tấu lá sầu đâu thành món gỏi vô cùng ngon.
Không chỉ là rau ăn, lá sầu đâu còn có công dụng vô cùng tốt cho sức khỏe. Theo đó, lá sầu đâu được khoa học chứng minh có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh. Từ xưa, người dân đã dùng lá sầu đâu để làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa sốt rét.
Ngoài ra, tác dụng lá sầu đâu còn giúp chống oxy hóa tế bào và kháng các tác nhân gây đột biến gen hoặc ung thư. Bên cạnh đó, lá sầu đâu còn có thể trị được các bệnh như tiểu đường, chứng ngứa âm hộ, mụn nhọt, ghẻ, bệnh nướu răng và các vấn đề về gan…
Tin cùng chuyên mục
Ăn chuối vào bữa sáng có giảm cân không? Tác động bất ngờ với cơ thể khi bạn ăn chuối buổi sáng
6:47 | 29/05/2022
Chuối rất ngon và tốt cho sức khỏe. Chúng chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu và có lợi cho tiêu hóa, tim mạch. Với nhiều lợi ích như vậy, có nên ăn chuối vào bữa sáng?
Hệ thống cửa hàng mẹ bầu và em bé An Ú - Shop mẹ và bé uy tín chất lượng
12:00 | 24/05/2022
“Mua hàng ở An Ú, mình hoàn toàn an tâm về chất lượng cũng như giá cả” - đó là những chia sẻ rất xúc tích của chị Đinh Thảo - 27 tuổi ở Bắc Ninh.
Nongshim và kế hoạch trong tương lai ở thị trường Việt Nam
16:08 | 23/05/2022
Mì Shin Xào sản phẩm mới ra mắt của Nongshim hứa hẹn gây bão ở thị trường Việt Nam trong tương lai gần
Ảnh-Video-Emagazine
Lê Phương diện đồ trẻ đẹp ra sao sau khi 'đánh bay' 30kg mỡ?
Lê Phương - vợ cũ Quách Ngọc Ngoan hiện tại đã giảm được 30kg sau sinh em bé thứ 2. Hiện tại, nữ diễn viên đã về dáng và diện đồ trẻ đẹp như thời con gái.