Lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia có thể bị phạt tiền?

14:12 | 29/09/2020

Từ ngày 15/11, Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định, hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia có thể bị phạt tiền.

Mới đây (ngày 28/9), tại hội nghị triển khai các văn bản pháp luật hướng dẫn Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia do Bộ Y tế tổ chức, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế do Thủ tướng vừa ký ban hành có hiệu lực từ ngày 15/11 tới đây (thay thế nghị định 176) có nhiều điểm mới về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực rượu, bia. Trong đó nghị định xử phạt vi phạm hành chính có mức phạt tiền tối đa với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, với tổ chức là 100 triệu đồng.

Điều 30 của Nghị định quy định cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia. Phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Uống rượu bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc); xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống bia.

Nghị định này cũng quy định sẽ phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với các hành vi: Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu bia.

Từ ngày 15/11, có nhiều điểm mới về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực rượu, bia. Ảnh minh họa: TL

Tại Điều 34 của Nghị định quy định, người đứng đầu cơ quan, tổ chức không tổ chức thực hiện quy định không uống rượu bia trong thời gian làm việc tại nơi làm việc; không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia trong địa điểm không được uống; bán rượu, bia thuộc quyền quản lý điều hành sẽ bị phạt 3-5 triệu đồng.

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến phải thực hiện biện pháp ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia trong hoạt động bán rượu, bia, bảo đảm các yêu cầu: Có ứng dụng khai báo tên, tuổi của người truy cập trước khi người đó truy cập, tìm kiếm thông tin; khai báo các thông tin về tên, địa chỉ cư trú của người mua, thông tin thanh toán qua tài khoản, thẻ ngân hàng hoặc các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác khi người đó thực hiện giao dịch mua rượu, bia.

Thông tin về sản phẩm rượu, bia trên website thương mại điện tử của tổ chức, cá nhân bán rượu, bia không được liên kết, quảng bá đến các tài khoản người dùng chưa đủ 18 tuổi; các trang, kênh, phương tiện thông tin khác trên môi trường mạng dành riêng cho người chưa đủ 18 tuổi hoặc có đa số người sử dụng, truy cập chưa đủ 18 tuổi. Tổ chức, cá nhân bán rượu, bia có trách nhiệm kiểm tra tuổi của người nhận hàng trong trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người đó, bảo đảm người nhận hàng phải từ đủ 18 tuổi trở lên khi giao hàng.

Phạt tiền tối đa với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng. Ảnh minh họa: TL

Đại diện Vụ Pháp chế cho hay, các nghị định hướng dẫn thực hiện Luật phòng chống tác hại rượu bia đã làm rõ thêm, quy định thêm nhiều địa điểm cấm sử dụng rượu bia như công viên (ngoại trừ các nhà hàng có bán rượu bia và được cấp phép trước nghị định này), rạp chiếu phim, cơ sở văn hóa, thể thao...

Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới đã chỉ rõ, năm 2018, mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt Nam cao so với nhiều quốc gia trong khu vực. Ước tính, trung bình mỗi người Việt Nam trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất trong một năm, nhiều hơn so với người Trung Quốc và cao gấp 4 lần so với người Singapore.

Rượu, bia là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới trong độ tuổi 15-49 tại Việt Nam. Trong khi đó, giai đoạn từ năm 2008-2010 mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người tại Việt Nam (trên 15 tuổi) đã tăng từ 3,8 lít cồn/người/năm.

Được biết, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020 nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới đối với công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia. Luật quy định các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; quản lý việc cung cấp rượu, bia và biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Tin cùng chuyên mục

Tin vui cho hàng nghìn công chức, sẽ tiếp tục được tăng lương từ 2025

Tin vui cho hàng nghìn công chức, sẽ tiếp tục được tăng lương từ 2025

6:00 | 19/04/2024

Từ 1/7/2024, sẽ cải cách tiền lương cho hàng loạt cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, theo nghị quyết 27, dự kiến tăng lương tiếp từ 2025 cho công chức viên chức.

Tất tần tật các thông tin về giấy phép lái xe quốc tế có thể nhiều người chưa nắm rõ

Tất tần tật các thông tin về giấy phép lái xe quốc tế có thể nhiều người chưa nắm rõ

6:00 | 18/04/2024

Khi ra nước ngoài, bằng lái xe quốc tế là một trong những vật dụng cần thiết đem lại sự tiện ích cho người sở hữu. Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan về giấy phép lái xe quốc tế Việt Nam có thể nhiều người chưa nắm rõ.

Ngành Kiểm toán có thực sự đáng mơ ước?

Ngành Kiểm toán có thực sự đáng mơ ước?

6:00 | 17/04/2024

Kiểm toán là hoạt động kiểm tra, xác minh tính trung thực, chính xác của báo cáo tài chính. Thông qua đó, người làm kiểm toán có thể cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.