Mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu chẩn đoán và những biến chứng nguy hiểm

16:42 | 29/11/2021

Mang thai ngoài tử cung hay chửa ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi thụ tinh làm tổ và phát triển ở một vị trí khác ở bên ngoài buồng tử cung của người mẹ. Nếu chửa ngoài tử cung vỡ, có thể gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, thậm chí đe dọa tính mạng

Theo VTV News, mới đây, Trung tâm Y tế huyện Hà Quảng (Cao Bằng) vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu thành công ca chửa ngoài tử cung vỡ, gây máu tràn ngập ổ bụng bệnh nhân.

Bệnh nhân là Đ.T.O, (trú tại Thông Nông, Hà Quảng, Cao Bằng) được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Hà Quảng trong tình trạng mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt, đau bụng vùng hạ vị, tiền sử có thai trên 1 tháng.

Sau khi được khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân có dấu hiệu sốc do mất máu, các bác sĩ đã hội chẩn và xác định đây là trường hợp cần phải mổ cấp cứu kịp thời để cứu sống tính mạng bệnh nhân. 

Sau ca mổ và truyền máu bệnh nhân được cứu sống, sức khỏe ổn định và đang được tiếp tục theo dõi tại Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế huyện Hà Quảng.

Thông tin từ Bệnh viện Tâm Anh cho biết, thai ở ngoài tử cung là một trong những biến chứng trong thai kỳ nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe sinh sản và tính mạng của người phụ nữ. Ttrong những năm gần đây, tỷ lệ thai phụ mang thai ngoài tử cung ngày càng có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, ở châu Âu chiếm tỷ lệ là 1/100 tổng số trường hợp mang thai. Còn ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm từ 1/250 đến 1/300 tổng số các trường hợp mang thai. 

Trường hợp phụ nữ chửa ngoài tử cung bị vỡ là biến chứng đáng sợ nhất vì gây mất máu nhiều, dễ dẫn đến sốc và đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Các bác sĩ tiến hành ca mổ cấp cứu cho bệnh nhân mang thai ngoài tử cung. Ảnh: VTV News

1. Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung (hay chửa ngoài tử cung) là trường hợp thai không làm tổ trong buồng tử cung. Có thể gặp thai làm tổ ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng, buồng trứng, tại cổ tử cung, trong ổ bụng, thậm trí ngoài ổ phúc mạc. Tuy nhiên, khoảng hơn 95% trường hợp mang thai ngoài tử cung xảy ra ở vòi trứng.

Thai ngoài tử cung thường gặp ở những phụ nữ bị dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng bẩm sinh, đã từng phẫu thuật liên quan đến vòi trứng... Người đã từng mang thai ngoài tử cung sẽ có nguy cơ cao gặp phải thai ngoài tử cung ở những lần mang thai tiếp theo.

2. Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Ống dẫn trứng bị viêm và có sẹo do thai phụ từng trải qua phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng trước đó.

Sự thay đổi hoặc hoạt động bất thường của nội tiết tố.

Dị dạng cơ quan sinh dục.

Một số vấn đề có liên quan đến di truyền.

Thai phụ đang mắc phải các tình trạng bệnh lý gây ảnh hưởng đến hình dáng hoặc hoạt động của ống dẫn trứng/cơ quan sinh sản khác.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ bao gồm:

Lớn tuổi.

Tiền sử mắc bệnh: Phụ nữ đã từng có một lần mang thai ngoài tử cung thì sẽ có 10% nguy cơ chửa ngoài tử cung trong lần mang thai kế tiếp.

Nhiễm trùng: Phụ nữ bị viêm hoặc nhiễm trùng ống dẫn trứng, tử cung hoặc buồng trứng sẽ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn. Đặc biệt, viêm vùng chậu (PID) và viêm vòi trứng là hai tình trạng viêm nhiễm tác động rất lớn đến chửa ngoài tử cung ở nữ giới.

Mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như: bệnh lậu, chlamydia,…

Hút thuốc lá.

Đang điều trị vô sinh.

Các bất thường ở ống dẫn trứng.

Từng phẫu thuật ở vùng chậu.

Dùng thuốc tránh thai hoặc dụng cụ tránh thai (IUD).

Thắt ống dẫn trứng.

Hình ảnh mang thai thường và mang thai ngoài tử cung.

3. Đối tượng mang thai ngoài tử cung

Phụ nữ có tiền sử chửa ngoài tử cung ở những lần mang thai trước.

Phụ nữ bị bệnh viêm vùng chậu.

Phụ nữ đã từng phẫu thuật ống dẫn trứng, phẫu thuật vùng chậu hay phẫu thuật vùng bụng trước đó.

Phụ nữ mắc một vài bệnh lây qua đường tình dục.

Phụ nữ lớn tuổi, mang thai muộn khi đã trên 35 tuổi.

Phụ nữ hiếm muộn.

Phụ nữ nghiện thuốc lá.

4. Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Đau bụng: Người bệnh đột ngột đau bụng âm ỉ vùng bụng dưới hoặc một bên vùng chậu tương ứng với vị trí làm tổ của thai, có thể có cảm giác nhói.

Trễ kinh: Trễ kinh hoặc mất kinh là dấu hiệu gợi ý đang mang thai.

Chảy máu âm đạo bất thường (hay rong huyết): Máu chảy ra ngoài âm đạo thường không liên quan đến chu kỳ hành kinh. Máu màu đỏ bầm, lượng ít và không đông. Tuy nhiên trong một số ít các trường hợp, triệu chứng ra máu âm đạo có thể xuất hiện trước chu kỳ kinh ít ngày và kéo dài sau đó làm người bệnh nhầm lẫn với một chu kỳ kinh bình thường và không nghĩ mình mang thai.

Sự vỡ có thể được báo trước bởi cơn đau xuất hiện đột ngột, tiếp theo là ngất hoặc bởi các triệu chứng và dấu hiệu sốc mất máu hoặc viêm phúc mạc. Chảy máu nhanh có nhiều khả năng xảy ra ở thai làm tổ ở vùng góc bị vỡ.

Sự căng đau khi di động cổ tử cung, đau căng ở một hoặc cả hai bên hoặc khối u phần phụ có thể sờ thấy. Tử cung có thể to lên một chút (nhưng thường nhỏ hơn so với tuổi thai).

5. Thai ngoài tử cung có thể vào tử cung được không?

Thai ngoài tử cung không thể tự di chuyển hoặc được di chuyển tới tử cung. Vì vậy, thai ngoài tử cung không thể giữ được, mà cần loại bỏ càng sớm càng tốt để bảo vệ người mẹ.

6. Thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ?

Thông thường thai ngoài tử cung thường được phát hiện trong khoảng tuần thứ 5-6 của thai kỳ.

Dấu hiệu của thai ngoài tử cung có nhiều điểm tương đồng đối với những phụ nữ mang thai bình thường nói chung. Tuy nhiên, một số dấu hiệu khác cảnh báo thai ngoài tử cung, bao gồm:

Xuất huyết âm đạo.

Đau bụng dưới dữ dội.

Triệu chứng khi mang thai ngoài tử cung. Ảnh: BV Tâm Anh

7. Chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Thai ngoài tử cung thường sẽ không thể phát triển bình thường do không có đủ chỗ trống và không có nhau thai để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Nếu không được chữa trị sớm, phôi thai to dẫn và có thể gây vỡ vòi trứng. Khi thai ngoài tử cung bị vỡ sẽ gây nhiều nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa mạng sống của mẹ.

Chửa ngoài tử cung còn khiến thai phụ rơi vào trạng thái trầm cảm, stress kéo dài do bị mất thai và sự lo lắng cho những lần mang thai tiếp theo trong tương lai.

8. Chửa ngoài tử cung có thể có con lại không?

Người từng bị chửa ngoài tử cung hoàn toàn có thể mang thai và có con được nếu tình trạng thái ngoài tử cung đã được điều trị dứt điểm trước đó.

Người từng chửa ngoài tử cung phải đảm bảo không còn các nguyên nhân gây bệnh trên cơ thể bệnh nhân, đảm bảo cơ quan sinh dục vệ sinh và an toàn trong lần mang thai tiếp theo.

Thời gian có thai lại cần căn cứ trên phương pháp điều trị thai ngoài tử cung. Với những trường hợp can thiệp bởi phẫu thuật thì nên đợi ít nhất 6 tháng đến 1 năm sau khi phẫu thuật để vết mổ và chức năng sinh lý của các cơ quan sinh dục hồi phục hoàn toàn.

Đối với trường hợp điều trị bằng thuốc thì nên đợi 3 - 4 tháng mới nên có thai lại và nên kiểm tra vòi trứng trước khi mang thai.

9. Biến chứng của thai ngoài tử cung bị vỡ

Gây mất nhiều máu.

Người bệnh xanh xao, mệt mỏi, cảm giác choáng, ngất xỉu, da niêm mạc nhạt màu, mạch nhanh nhẹ, huyết áp tụt với nguy cơ diễn tiến đến sốc mất máu và có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Khi có dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung, thai phụ cần đi khám để có hướng điều trị thích hợp. Ảnh minh họa

10.  Phương pháp chẩn đoán mang thai ngoài tử cung

Thử thai: Bác sĩ có thể yêu cầu thai phụ thực hiện xét nghiệm máu để định lượng nồng độ hormone HCG (βhCG) trong cơ thể. HCG là hormone chỉ xuất hiện khi phụ nữ mang thai, do đó xét nghiệm này sẽ cho biết thai phụ có mang thai hay không.

Siêu âm: Phương pháp này nhằm xác định chính xác vị trí của thai nhi. Kết quả siêu âm của thai phụ sẽ cho thấy trong buồng tử cung có hoặc không có túi thai, hoặc thấy được hình ảnh túi thai nằm ở ống dẫn trứng. Ngoài ra, siêu âm còn giúp phát hiện và đánh giá tình trạng chảy máu trong trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ.

Làm các xét nghiệm máu khác.

Nội soi ổ bụng: Phương pháp này giúp chẩn đoán thai nằm ngoài tử cung một cách nhanh chóng và chính xác. Trong trường hợp thai ngoài tử cung, soi ổ bụng sẽ phát hiện được một bên ống dẫn trứng căng phồng, tím đen. Đó chính là khối thai ngoài tử cung.

11.  Điều trị mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung thường không thể phát triển bình thường cho đến khi em bé chào đời, thậm chí còn gây hại đến sức khỏe và đe dọa tính mạng của người mẹ nên cần được xử lý càng sớm càng tốt.

Thông thường, có 3 phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung là phẫu thuật, dùng thuốc và theo dõi diễn tiến của phôi thai.

Nếu phôi thai đã vỡ hoặc gây chảy máu trong ổ bụng thì cần phải phẫu thuật cấp cứu ngay để cứu tính mạng sản phụ. Trường hợp này là bắt buộc.

Nếu khối thai chưa vỡ nhưng thai to, có nguy cơ vỡ thì ưu tiên phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Khối thai có kích thước nhỏ, chưa vỡ nhưng không có khả năng tự ngừng phát triển thì nên dùng thuốc để ngừng lại hoặc phẫu thuật.

Khối thai tự ngừng phát triển thì sản phụ cần theo dõi sát sao và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ cho đến khi thai tự thoái triển hoàn toàn.

Ở mỗi thai phụ, tình trạng mang thai ngoài tử cung là khác nhau, kích thước cũng như mức độ nguy hiểm cũng khác nhau nên thai phụ cần thăm khám và trao đổi với bác sĩ phương pháp điều trị nào là an toàn và phù hợp nhất.

Siêu âm là phương pháp xác định đúng vị trí nằm của thai. Ảnh: Medlatec

12.  Phương pháp phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục và giúp giảm nguy cơ viêm vùng chậu.

Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

Hạn chế tối đa việc nạo phá thai, các biện pháp phòng tránh thai cần được thực hiện an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bất thường sẽ giúp chị em tránh biến chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Khi quyết định mang thai, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích.

Trường hợp phụ nữ đã từng mang thai ngoài tử cung cần thông báo cho bác sĩ trước khi có ý định mang thai.

Nếu có bất cứ bất thường nào khi mang thai, cần đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời, hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8:37 | 28/03/2024

Nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

8:39 | 26/03/2024

Chế độ ăn giàu protein giúp kiểm soát cân nặng, chữa lành vết thương và xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên ăn quá nhiều protein hơn mức cần thiết sẽ không có lợi, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

8:40 | 24/03/2024

Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Dưới đây là những lời khuyên khi uống nước với người bệnh tim mạch trong thời tiết lạnh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.