Nghĩa tình trong đại dịch

9:01 | 13/05/2021

Ở vùng giãn cách xã hội, nhiều hộ dân đã nhường nơi ở cho lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, yên tâm chốt trực 24/24 giờ. Trong khu cách ly, bà con chia sẻ cho nhau những bó rau, chục trứng gà, thậm chí cả đàn chim bồ câu của nhà mình đã truyền động lực, c

Nghĩa tình trong đại dịch - Ảnh 1.
 

Chia sẻ khó khăn với lực lượng tuyến đầu

Ngày 12/5, thông tin từ Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang cho biết, địa phương này đã ghi nhận 79 ca mắc dương tính SARS-CoV-2. Các lực lượng chức năng cũng thiết lập vùng cách ly y tế tại 25 thôn, xóm, tổ dân phố, đồng thời thực hiện giãn cách xã hội ở 18 xã, phường, thị trấn và 6 tổ dân phố, thôn, xóm để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Ở vùng cách ly y tế, giãn cách xã hội tại xã Phương Sơn (Lục Nam), xã Hương Sơn (Lạng Giang), xã Lãng Sơn (Yên Dũng)… có nhiều hình ảnh đẹp, câu chuyện ý nghĩa, hành động thiết thực được mọi người dành cho nhau thật đáng trân trọng. Đó là lương thực, thực phẩm, khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn… và hàng chục triệu đồng của con em xa quê, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong vùng gửi đến. Trong khu cách ly, người dân chia sẻ cho nhau những bó rau, chục trứng gà, thậm chí cả đàn chim bồ câu của nhà mình.

Nghĩa tình trong đại dịch - Ảnh 2.
Rau củ quả miễn phí được gửi đến cho người dân ở vùng cách ly y tế. Ảnh: PV

Không ít hộ còn bày rau quả, thực phẩm trước cổng nhà cùng tấm bìa cứng với những dòng chữ: "Miễn phí, cứ lấy nhé", "Điểm phát rau miễn phí", "Rau, quả dùng miễn phí"… Có hộ dân cạnh chốt trực đã nhường cho lực lượng chức năng làm nhiệm vụ ở đây nơi ăn, nghỉ để yên tâm trực 24/24 giờ, góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Chị em còn vận động nhu yếu phẩm, tặng các suất ăn phục vụ cán bộ, chiến sĩ, lực lượng chức năng trực tại chốt kiểm soát; cử tình nguyện viên tham gia nấu ăn ở khu cách ly.

"Quê ngoại con ở dốc Sàn, xã Phương Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang). Những ngày qua, con biết quê mình bị dịch bệnh. Con đã suy nghĩ và xin phép bố mẹ con cho con sử dụng số tiền 5 triệu đồng để anh em con ủng hộ quê. Mong đại dịch qua nhanh để con lại được về thăm quê và gặp người thân của mình" - Đây là một phần bức thư của cậu học trò 10 tuổi Phùng Ngọc Khương về dịch bệnh COVID-19 mà một thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội khi nhắc về câu chuyện tình người trong đại dịch.

Còn nhớ trong những lần dịch bùng phát trước đây, tại Bắc Giang hay ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, đã có nhiều sáng kiến hay như: Quyên góp tiền, hàng; lắp đặt "ATM gạo"; làm khẩu trang, mặt nạ chống giọt bắn; suất cơm 0 đồng… ủng hộ người dân, lực lượng chức năng nơi tuyến đầu lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Rất nhiều câu chuyện đầy xúc động về tình người trong đại dịch vẫn đọng lại trong lòng biết bao người và tiếp tục lan truyền.

Lá thư viết tay và tấm lòng của cậu học trò lớp 4 gửi về miền quê Bắc Giang.

Tại tâm dịch Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Hà Nội), do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các cửa hàng dịch vụ gần đó được yêu cầu đóng cửa. Cũng vì thế mà nhiều người bệnh đang điều trị ở Bệnh viện K thuê trọ tại tổ 15, phường Kiến Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội) gặp muôn vàn khó khăn. Đây cũng là nơi mà người ta thường gọi với cái tên "xóm ung thư".

Và việc làm phát cơm miễn phí của một quán cơm nơi đây trong những ngày qua đã cho thấy tình đoàn kết của toàn xã hội, cùng nhau vượt qua dịch bệnh. Mỗi buổi sáng, nhóm thiện nguyện tại quán cơm này bắt đầu nổi lửa chuẩn bị hàng trăm suất cơm miễn phí. Mỗi hộp cơm đều đảm bảo chất dinh dưỡng thay đổi theo từng ngày như rau,thịt, tôm… Và đúng 10h, những suất cơm đã được đóng hộp cẩn thận đặt gọn lên bàn để phát cho người dân tại "xóm ung thư".

Còn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, nơi điều trị cho các ca bệnh khẩn cấp cũng đã phong tỏa tạm thời để phòng, chống dịch bệnh. Chính trong hoàn cảnh khó khăn này, nhiều giáo viên mầm non ở TP Thái Bình đã kêu gọi cộng đồng, cùng chuẩn bị những suất cơm đưa đến bệnh viện, phục vụ cán bộ y bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong thời gian phong tỏa.

Cũng giống như nhiều người dân tỉnh Thái Bình, chị Đỗ Thùy Linh (giáo viên mầm non) gọi điện cho bạn bè đang công tác tại Bệnh viện để hỏi thăm tình hình và được biết, ngày 6/5 có hơn 4.000 người phải ở lại bệnh viện. Do thông tin xuất hiện ca nhiễm khá bất ngờ và lệnh phong tỏa được ban hành ngay sau đó, nhiều cán bộ y tế cũng như người bệnh không kịp chuẩn bị, kể cả những thứ thiết yếu nhất.

Ngay lập tức, chị Linh cùng các thành viên trong gia đình kêu gọi cộng đồng cùng chung tay giúp đỡ. Người góp công, người góp của, chỉ trong hai ngày, chị đã huy động được 24 triệu đồng. Hàng ngày, chị Linh cùng 10 đồng nghiệp, người thân trong gia đình phân chia nhau từng công việc cụ thể, từ đi chợ đến chế biến, đóng hộp từng suất ăn, đảm bảo đủ dinh dưỡng và vệ sinh, an toàn thực phẩm. Mọi công đoạn đều được nhóm của chị Linh thực hiện cẩn thận, chu đáo. Những ngày nắng nóng, công việc cũng vì thế thêm phần vất vả nhưng mọi người đều vui vẻ vì được đóng góp một phần nhỏ bé để chia sẻ khó khăn với lực lượng tuyến đầu.

Chung tay để giảm áp lực ngân sách Nhà nước

Những suất cơm miễn phí được đóng hộp cẩn thận và trao tay người dân ở “xóm ung thư” giữa tâm dịch.

Chung tay, dốc sức trong khó khăn cùng vượt qua nghịch cảnh luôn là nghĩa cử của đồng bào ta qua bao năm. Chắc hẳn ai cũng còn nhớ cậu bé 8 tuổi Hồ Ánh Khiết (đồng bào Ca Dong ở xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) chân trần lội bộ qua núi vác búp măng rừng đến Ủy ban MTTQ huyện Nam Trà My nhờ gửi xuống cho người dân Đà Nẵng trong đợt dịch vào cuối năm 2020. Chỉ một búp măng rừng nhưng đây là món quà lớn nhất cậu bé có được. Cùng đợt này còn có 10 tấn nông sản, chủ yếu là hoa quả, rau mà người đồng bào Nam Trà My, một trong những huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Nam cũng kịp gửi đến Đà Nẵng.

Cuộc chiến với dịch COVID-19 ngày càng khốc liệt và nhu cầu về vaccine phòng ngừa cũng ngày càng lớn. Thông qua MTTQ TPHCM, hàng ngàn doanh nghiệp và cá nhân đã đóng góp tiền bạc cho công tác này. Trong đợt tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng chung tay mua vaccine vào cuối tháng 4/2021, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TPHCM Tô Thị Bích Châu nhìn nhận:"Sự chung tay, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, không những chia sẻ trong TPHCM mà nghĩa tình người dân thành phố còn lan tỏa hỗ trợ các tỉnh, thành với phương châm "TPHCM vì cả nước, cùng cả nước". Mỗi một sự đóng góp, mỗi một sự sẻ chia hết sức quý báu, đó là những hành động tích cực, mang giá trị nhân văn và ý nghĩa, nhằm giảm áp lực và chia sẻ với ngân sách Nhà nước.

Từ khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên đến nay, cuộc chiến chống dịch theo phương châm "Thần tốc, khoanh vùng gọn, dập dịch nhanh" thu hút đông đảo lực lượng tham gia.

Những đêm thức trắng điều tra, truy vết, cách ly, đảm bảo an toàn cho các khu cách ly… những người ở tuyến đầu chống dịch vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Dù đêm hay ngày, công tác lấy mẫu xét nghiệm, truy vết những trường hợp liên quan đến ca mắc, nghi mắc COVID-19 vẫn luôn được các cán bộ y tế thực hiện không ngừng nghỉ. Những vắt xôi ăn giở, những chai nước mở rồi chưa kịp uống, những chiếc áo ướt đẫm mồ hôi, cả những bước chân vội vã và những hồi chuông điện thoại réo rắt…

Nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng mọi người luôn động viên nhau cố gắng, nỗ lực bởi họ biết giờ đây, từng giây, từng phút đều quý giá với không chỉ những nhân viên y tế mà còn cả người dân. Cùng đồng hành, thông cảm và sẻ chia với những vất vả, gian khổ của các cán bộ y tế trong cuộc chiến chống "giặc COVID-19", chính quyền địa phương, người dân và những tình nguyện viên nơi đây đã chăm lo từng bữa ăn, nước uống cho những cán bộ y tế ở tuyến đầu cũng như công dân đang cách ly phòng dịch.

Tin cùng chuyên mục

Đằng sau khu vực cấm ẩn giấu điều gì?

Đằng sau khu vực cấm ẩn giấu điều gì?

6:05 | 03/12/2023

Khi nhắc đến nơi bí ẩn nhất Trung Quốc, Shennongjia chắc hẳn sẽ hiện lên trong tâm trí nhiều người. Khu vực cấm nằm sâu trong vùng núi của tỉnh Hồ Bắc này luôn thu hút sự chú ý của vô số nhà thám hiểm và nhà khoa học với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và tài nguyên sinh thái phong phú.

Sức khỏe của người cha bị đột quỵ có con bị ung thư máu đã có cải thiện

Sức khỏe của người cha bị đột quỵ có con bị ung thư máu đã có cải thiện

15:40 | 30/10/2023

Hơn 13 triệu đồng của bạn đọc hảo tâm gửi qua Báo Sức khỏe và đời sống đã được kết chuyển đến với gia đình chị Lê Thị Thúy có chồng bị liệt nửa người sau đột quỵ và con bị ung thư máu.

Xót xa hình ảnh bé gái 2 tháng tuổi bị tim bẩm sinh cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật

Xót xa hình ảnh bé gái 2 tháng tuổi bị tim bẩm sinh cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật

15:39 | 29/10/2023

Ròng rã suốt 6 năm chạy chữa, vợ chồng anh Lực mới có được bé Minh Ngọc. Căn bệnh tim bẩm sinh khiến bé gái 2 tháng tuổi đang phải từng ngày giành giật sự sống và hiện cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật vì hoàn cảnh khó khăn.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.