Nhiều hãng mì ăn liền châu Á "ăn nên làm ra" nhờ dịch COVID-19

16:39 | 26/08/2020

Do nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền tăng cao trong thời kỳ đại dịch COVID-19, nhiều hãng mì ăn liền tại khu vực châu Á thu nguồn lợi nhuận khổng lồ từ loại thức ăn nhanh này.

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều nước áp dụng lệnh giãn cách xã hội yêu cầu người dân ở nhà hạn chế ra đường nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, vì vậy mì ăn liền được người dân tin chọn. Tại khu vực châu Á, lượng tiêu thụ mì ăn liền đã gia tăng đáng kể, đem lại lợi nhuận khổng lồ từ loại thức ăn nhanh này. Đặc biệt các hãng mỳ ăn liền tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia đều “bội thu” nhờ COVID-19.

Theo VnExpress, Tingyi Holding - nhà sản xuất sở hữu thương hiệu mỳ ăn liền Master Kong bán chạy nhất Trung Quốc thì đây là một năm bội thu. Doanh thu nửa đầu năm của doanh nghiệp này tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, lên 32,93 tỷ nhân dân tệ (4,76 tỷ USD), trong khi lợi nhuận ròng tăng 58,4%, lên mức kỷ lục 2,38 tỷ nhân dân tệ.

TTXVN dẫn chia sẻ của ông Wei Hong-ming - Chủ tịch Tingyi Holding trên Nikkei Asian Review, ông này đã ví doanh thu trong nửa đầu năm nay của công ty ông như được “trở lại vinh quang”. Và điều mang lại “vinh quang” cho công ty này chính là mảng kinh doanh mì ăn liền với mức tăng trưởng hai con số cả về doanh thu và lợi nhuận ròng, lần lượt tăng 29,2% và 93,7 %.

Mỳ ăn liền của Tingyi bán chạy nhất Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Ông Wei cho biết, chìa khóa tạo nên thành công này là do nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền tăng cao trong thời kỳ đại dịch. Vì các quy tắc giãn cách xã hội, ngày càng có nhiều người ở nhà và sử dụng mì ăn liền. “Số lượng người đi lại giảm cho thấy tầm quan trọng của thị trường mì gói ở các thành phố nhỏ và khu vực nông thôn. Ngoài ra, xu hướng tích trữ của người tiêu dùng trong bối cảnh đại dịch và sở thích ăn uống tại nhà, cũng khiến doanh thu bán hàng tăng cao ”, ông Wei nói.

Theo dữ liệu của Nielsen, trong mùa dịch COVID-19, Tingyi đã nắm bắt thành công nhu cầu của người tiêu dùng trên khắp Trung Quốc, với sự phổ biến của thương hiệu và phạm vi tiếp cận rộng rãi trên toàn quốc. Nửa đầu năm, doanh số mỳ ăn liền của Tingyi tỏ ra vượt trội, tăng 11,5% ở Trung Quốc đại lục.

Bà Anne Ling - Nhà phân tích hàng tiêu dùng tại Jefferies Hong Kong đã nâng ước tính lợi nhuận ròng cả năm của Tingyi lên 4,244 tỷ nhân dân tệ từ mức 3,441 tỷ nhân dân tệ dự báo trước đó. Bà Ling cho rằng, lý do là "khả năng công ty giành được thị phần trong tương lai, hưởng lợi từ việc đại dịch giúp công ty có thể giới thiệu các sản phẩm cao cấp cho khách hàng trong giai đoạn này".

Trong khi đó, Chủ tịch hãng mì Uni-President China Holdings (Đài Loan - Trung Quốc) là ông Lo Chih-Hsien cũng chia sẻ, hãng này cũng được hưởng lợi từ các biện pháp cách ly tại nhà khi đại dịch COVID-19 bùng phát. “Trong nửa đầu năm 2020, ngành kinh doanh mì ăn liền đóng một vai trò quan trọng trong việc ứng phó với tình hình khẩn cấp về vệ sinh toàn cầu. Người tiêu dùng đã có những kiến thức mới về sự an toàn và độ ngon của mì ăn liền, khiến ngành công nghiệp này chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể”, ông Lo cho biết.

Nhiều hãng mì ăn liền kiếm "bội thu" trong mùa COVID-19. Ảnh minh họa: TL

Chi nhánh của doanh nghiệp Uni-President tại Hong Kong là một trong những nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu ở Trung Quốc đại lục. Mảng kinh doanh thực phẩm của công ty cốt lõi là mì đã tăng doanh thu 22% lên 5,21 tỷ nhân dân tệ, trong khi lợi nhuận trong mảng này tăng 30%, lên 448,09 triệu nhân dân tệ.

Theo thống kê của Hiệp hội Mỳ ăn liền Thế giới, cho đến nay Trung Quốc là nước tiêu thụ mỳ ăn liền lớn nhất thế giới. Nhu cầu tiêu thụ ở nước này, bao gồm Hong Kong đạt 41,45 tỷ gói vào năm ngoái chiếm gần 40% tổng số toàn cầu. Các nước Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam cũng nằm trong danh sách Top 10 tính theo sản lượng tiêu thụ.

Tại Indonesia, kinh doanh mì ăn liền là động lực chính giúp Công ty Indofood CBP Sukses Makmur doanh thu đạt tăng trưởng 4,1% trong nửa đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu bán mì ăn liền của hãng tăng 6,3% lên 1,05 tỷ USD, trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện 1,1 điểm phần trăm, lên 22,6%, nhờ giá bán cao hơn và giá lúa mì giảm. Công ty này tập trung vào thương hiệu mì Indomie, được xuất khẩu ra cả các khu vực khác của châu Á và châu Phi.

Nissin Foods Holdings của Nhật Bản cũng ghi nhận lợi nhuận ròng từ tháng 4 đến tháng 6 cao hơn gấp đôi, tăng 114,2 triệu USD so với một năm trước đó. Trong khi đó, thương hiệu Toyo Suisan cũng ghi nhận lợi nhuận tăng 76%, lên 8,4 tỷ yên trong cùng kỳ. Doanh số bán hàng trong nước cũng như nước ngoài ở cả hai công ty đều tăng mạnh. Tuy nhiên, thị trường chủ yếu của Nissin ở châu Mỹ, Trung Quốc đại lục và Hong Kong, còn Toyo Suisan thì có thị trường Mỹ và Mexico.

Ghi nhận mức doanh thu nửa đầu năm tăng 17,2% so với một năm trước đó lên 1,13 tỷ USD là Công ty Nongshim của Hàn Quốc. Doanh số bán hàng trong nước của nhà sản xuất mì cay Shin Ramyun đã tăng lên 12% trong khi doanh số bán hàng ở nước ngoài tăng 34%. Thị trường chủ yếu của thương hiệu mì này là Trung Quốc và Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Mới chớm Hè, các sản phẩm làm mát khuyến mại 'chồng' khuyến mại

Mới chớm Hè, các sản phẩm làm mát khuyến mại 'chồng' khuyến mại

7:44 | 25/04/2024

GĐXH - Hiện các sản phẩm làm mát được các "ông lớn" bán lẻ như Điện Máy Xanh, Pico, Media Mart… giảm giá từ 20 – 40%, tùy chủng loại.

Loại rau mọc đầy vào mùa xuân chỉ cho gà ăn, giờ 90.000 đồng/kg chị em vẫn tranh mua

Loại rau mọc đầy vào mùa xuân chỉ cho gà ăn, giờ 90.000 đồng/kg chị em vẫn tranh mua

7:42 | 24/04/2024

Rau khúc- một loại rau mọc dại bỗng trở thành nguyên liệu đắt hàng, khan hiếm, có nơi bán với giá 90.000 đồng/kg.

Chọn Kia Morning, Hyundai Grand i10 hay Toyota Wigo?

Chọn Kia Morning, Hyundai Grand i10 hay Toyota Wigo?

7:40 | 22/04/2024

Kia Morning, Hyundai Grand i10 hay Toyota Wigo là những mẫu xe trong tầm giá 300-400 triệu đồng ở thị trường Việt Nam.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.