Nhiều người quá lãng phí khi uống dừa, phần nhiều dinh dưỡng, nhất là protein lại đem vứt bỏ

18:55 | 02/03/2022

Không chỉ nước dừa, nếu biết tận dụng một số bộ phận khác của quả dừa cũng rất tốt cho sức khỏe, bổ sung được nhiều dinh dưỡng.

Dưa tươi là loại quả có quanh năm tại Việt Nam, thường hay được sử dụng vào mùa hè với mục đích giải khát. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, rất nhiều người dùng nước dừa tươi để uống với mục đích nhanh khỏi bệnh hơn.

Bác sĩ Lê Thị Hải (nguyên bác sĩ Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho rằng, đúng là nước dừa có nhiều lợi ích với sức khỏe, nhưng hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh nước dừa giúp bệnh COVID-19 nhanh khỏi bệnh hơn.

Theo lương y đa khoa Vũ Quốc Trung, cả khoa học hiện đại và hướng dẫn sử dụng y học cổ truyền về phòng, điều trị COVID-19 đều không nói đến việc “uống nước dừa giúp bệnh nhanh khỏi hơn”.

Nước dừa tốt cho sức khỏe nhưng chưa có nghiên cứu chỉ ra rằng có thể giúp nhanh khỏi COVID-19. Ảnh minh họa.

Ông Trung cho biết, theo y học cổ truyền, nước dừa thuộc âm, có vị ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt. Còn y học hiện đại cũng đã chứng minh, nước dừa còn chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C... rất tốt cho cơ thể.

Đặc biệt, nước trong quả dừa có được là một chu kỳ khép kín hoàn toàn nên rất sạch và có nhiều tác dụng như hạ cholesterol, trị sỏi thận, kích thích miễn dịch, kích thích sinh sản, bù nước trong trường hợp tiêu chảy hay luyện tập thể thao. Thường xuyên uống nước dừa cũng có hiệu quả trong kiểm soát tăng huyết áp, phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Thế nhưng, việc người dân mua dừa về nếu chỉ sử dụng phần nước phía trong thì quá lãng phí, bởi phần cùi dừa cũng có vô vàn chất dinh dưỡng, tác dụng với cơ thể.

Dù là cùi dừa non hay già cũng không nên bỏ vì có rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Ảnh minh họa.

Cụ thể, cùi dừa non chứa 3,5g protein toàn phần, 1,7g lipid, 2,6g glucid, 3,5g celulose; 0,04mg vitamin B1, 0,03mg vitamin B2, 0,8mg vitamin PP, 6mg vitamin C trong 100g. Cùi dừa non giàu chất béo không no và protein nên dễ hấp thu mà các loại quả khác khó sánh bằng, lại có tác dụng trị sán rất tốt.

Còn trong 100g phần ăn được của cùi dừa già có 4,8g protein toàn phần, 3,6g lipid, 6,2g glucid, 4,2g celulose; 0,10mg vitamin B1, 0,01mg vitamin B2, 0,2mg vitamin PP, 2mg vitamin C, acid béo 28,2g. Trong đông y, cùi dừa vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng ích khí bổ dưỡng, nhuận tràng và lợi tiểu. 

Do vậy, lương y Trung tư vấn, sau khi dùng nước dừa để uống, mọi người tuyệt đối không vứt bỏ phần cùi dừa cho dù là non hay già. Bởi ngay như cùi dừa già cũng có thể dùng để kết hợp chế biến với thực phẩm khác, tạo thành những món ăn bổ dưỡng, ngon miệng.

Lương y Vũ Quốc Trung cho rằng, dù tốt nhưng mọi người không lạm dụng dùng quá nhiều nước dừa, cùi dừa.

Về cơ bản cùi dừa hay nước dừa là lành tính và bổ dưỡng, tuy nhiên lương y Vũ Quốc Trung cũng lưu ý không nên lạm dụng uống quá nhiều trong ngày (trên 4 quả/ngày). Ăn quá nhiều cùi dừa, nhất là cùi già cũng không tốt cho tiêu hóa.

Ngoài ra, với những người vừa đi ngoài trời nắng nóng về không nên vì khát mà uống ngay nước dừa, việc làm này có thể sẽ gây đầy bụng, sốt. Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, vận động thể lực mạnh nếu uống nước dừa quá nhiều sẽ làm giảm sức dẻo dai.

Những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp… cũng không nên dùng nước dừa.

Một số bài thuốc có thể tham khảo từ dừa như sau:

- Lấy nước một một quả dừa và cùi non, uống liền hoặc để lạnh, ngày 3 lần. Dùng tốt cho người bị sốt nóng, say nắng, khát nước, phù nề, tiểu ít, mụn nhọt lở ngứa, viêm da, chàm chốc...

- Nước dừa đường muối: Nước dừa 1 cốc 250ml, thêm 15g đường trắng, chút muối khuấy đều, uống. Dùng cho người suy nhược, mất nước sau mất máu, tiêu lỏng và thổ tả.

- Cháo nếp dừa: Cùi dừa nửa quả, thái lát; gạo nếp vừa đủ đem nấu cháo. Ngày ăn 2 lần. Dùng tốt cho người suy nhược cơ thể, ăn kém, táo bón sau khi mắc bệnh lâu ngày.

- Chữa đau dạ dày: Nước dừa già 200ml, hạt bí ngô 150g. Đun nhỏ lửa cho cạn rồi ăn.

- Trị ghẻ lở, nấm, nứt nẻ: Dầu dừa đông đặc ở nhiệt độ khoảng 15-18 độ C và ở thể lỏng ở 22-27 độ C, dùng bôi ngoài da.

Tin cùng chuyên mục

Ăn chuối vào bữa sáng có giảm cân không? Tác động bất ngờ với cơ thể khi bạn ăn chuối buổi sáng

Ăn chuối vào bữa sáng có giảm cân không? Tác động bất ngờ với cơ thể khi bạn ăn chuối buổi sáng

6:47 | 29/05/2022

Chuối rất ngon và tốt cho sức khỏe. Chúng chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu và có lợi cho tiêu hóa, tim mạch. Với nhiều lợi ích như vậy, có nên ăn chuối vào bữa sáng?

Hệ thống cửa hàng mẹ bầu và em bé An Ú - Shop mẹ và bé uy tín chất lượng

Hệ thống cửa hàng mẹ bầu và em bé An Ú - Shop mẹ và bé uy tín chất lượng

12:00 | 24/05/2022

“Mua hàng ở An Ú, mình hoàn toàn an tâm về chất lượng cũng như giá cả” - đó là những chia sẻ rất xúc tích của chị Đinh Thảo - 27 tuổi ở Bắc Ninh.

Nongshim và kế hoạch trong tương lai ở thị trường Việt Nam

Nongshim và kế hoạch trong tương lai ở thị trường Việt Nam

16:08 | 23/05/2022

Mì Shin Xào sản phẩm mới ra mắt của Nongshim hứa hẹn gây bão ở thị trường Việt Nam trong tương lai gần

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.