Nhiều nước cho phép tiêm kết hợp vaccine COVID-19

16:04 | 16/07/2021

Một số quốc gia trên thế giới điều chỉnh chiến lược tiêm chủng, trong đó cho phép sử dụng một loại vaccine ngừa COVID-19 khác ở mũi thứ hai thậm chí mũi thứ ba so với mũi đầu tiên.

Theo Báo Dân trí, nghiên cứu do Đại học Oxford của Anh dẫn đầu cho thấy, việc tiêm vaccine AstraZeneca trước và sau 4 tuần tiếp tục tiêm vaccine Pfizer- BioNTech cho hiệu quả miễn dịch cao trong thử nghiệm. Theo kết quả nghiên cứu, phương pháp này tạo ra kháng thể và đáp ứng tế bào T tốt hơn so với việc tiêm Pfizer-BioNTech trước và tiêm AstraZeneca sau. Nghiên cứu cũng chỉ ra, tiêm kết hợp 2 loại vaccine này cho kháng thể cao hơn so với chỉ tiêm AstraZeneca.

Tuy nhiên, giới khoa học cũng nhận thấy, việc kết hợp vaccine có thể làm tăng tỷ lệ mắc các tác dụng phụ ở mức nhẹ và trung bình, gồm sốt, mệt mỏi và đau đầu. Hầu hết tác dụng phụ đều biến mất trong vòng 48h sau khi tiêm.

Theo Giáo sư Matthew Snape - Đại học Oxford (Anh), trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, thử nghiệm lâm sàng được tiến hành với 850 người Anh trong độ tuổi từ 50 trở lên. Sự kết hợp này có thể tạo ra sự linh hoạt cho các chiến dịch tiêm vaccine đang diễn ra trong bối cảnh nguồn cung không ổn định. Tuy vậy, Giáo sư Matthew nhấn mạnh, thí nghiệm chưa đủ lớn để khuyến nghị một sự thay đổi rộng rãi thay thế các phác đồ đã được phê chuẩn về mặt lâm sàng (tiêm chủng vaccine cùng loại).

Liên quan đến vấn đề này, theo TTO, hôm 12/7, bà Soumya Swaminathan - Trưởng nhóm khoa học của WHO khuyến nghị các nước không nên tiêm trộn và kết hợp các loại vaccine COVID-19 từ những nhà sản xuất khác nhau và cho rằng đây là "xu hướng nguy hiểm" vì hiện có rất ít dữ liệu về tác động của việc tiêm trộn vaccine đến sức khỏe của con người.

"Đó là xu hướng nguy hiểm. Chúng ta chưa có dữ liệu và bằng chứng về khả năng kết hợp chúng. Tình huống hỗn loạn sẽ xảy ra ở các quốc gia nếu người dân bắt đầu quyết định thời điểm và đối tượng tiêm liều vaccine thứ hai, thứ ba hay thứ tư", bà Soumya nhận định

Vaccine của Pfizer-BioNTech và vaccine của AstraZeneca. Ảnh: Reuters

Nhận định của nhà khoa học WHO ngay lập tức đã gây ra lo ngại về cách tiêm kết hợp vaccine. Sau đó, bà Soumya Swaminathan đã lên tiếng giải thích rõ về bình luận của mình trên Twitter. "Các cá nhân không nên tự quyết định. Còn các cơ quan y tế công cộng có thể quyết định, căn cứ vào dữ liệu hiện có. Đang chờ thêm dữ liệu từ các nghiên cứu về tiêm kết hợp những vaccine khác nhau. Cả tính sinh miễn dịch và sự an toàn cần được đánh giá", bà Soumya Swaminathan viết trên Twitter ngày 13/7.

Tuy nhiên, ghi nhận từ Reuters được Báo Dân trí dẫn tin cho hay, một số nước trên thế giới điều chỉnh chiến lược tiêm chủng, trong đó cho phép sử dụng một loại vaccine ngừa COVID-19 khác ở mũi thứ hai thậm chí mũi thứ ba so với mũi đầu tiên. Hôm 4/6, giới chức Bahrain cho biết, những người đủ điều kiện có thể tiêm liều vaccine tăng cường của Pfizer/BioNTech hoặc Sinopharm, bất kể trước đó họ đã tiêm loại vaccine nào.

Tại Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) cũng cho phép tiêm mũi tăng cường cho những người đã tiêm chủng vaccine Sinopharm (Trung Quốc). Phần lớn người dân UAE và Bahrain đã được tiêm chủng vaccine COVID-19 của hãng dược Sinopharm trước khi bổ sung các loại vaccine khác, trong đó có Pfizer/BioNTech.

Từ tháng 5, Abu Dhabi (UAE) bắt đầu tiêm liều vaccine Sinopharm thứ ba, sau khi phát hiện một số người đã tiêm hai mũi đầu không sản sinh đủ kháng thể. Tuy nhiên, giới chức UAE khẳng định, việc tiêm bổ sung liều thứ 3 của một hãng vaccine khác tùy vào nguyện vọng của người được tiêm, giới chức y tế không khuyến cáo.

Một số nước đã tiêm hoặc đang cân nhắc tiêm kết hợp vaccine để tăng hiệu quả phòng ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: CDE

Đầu tháng 6, Cơ quan Y tế công cộng Canada (PHAC) cũng đưa ra hướng dẫn về việc sử dụng vaccine Pfizer/Moderna ở mũi thứ hai cho người đã tiêm vaccine AstraZeneca mũi đầu. Với những người đã tiêm mũi đầu là Pfizer/Moderna thì mũi thứ hai có thể chọn Pfizer hoặc Moderna vì hai loại này dùng chung công nghệ mRNA, nhưng không được chọn AstraZeneca vì khác công nghệ. Tuy nhiên, PHAC cũng khuyến cáo, việc tiêm kết hợp này chỉ nên áp dụng trong trường hợp nguồn cung không ổn định, còn bình thường vẫn nên tiêm cùng một loại vaccine.

Tại Italia, hôm 14/6,Cơ quan Dược phẩm nước này cũng nói rằng, người dưới 60 tuổi đã tiêm vaccine AstraZeneca mũi đầu có thể tiêm vaccine khác loại ở mũi thứ hai.

Một số nước ở châu Á hiện cũng cân nhắc tiêm chủng kết hợp. Hôm 12/7, Giới chức Thái Lan cho biết sẽ sử dụng vaccine AstraZeneca ở mũi thứ hai cho người đã tiêm chủng vaccine Sinovac mũi một. Giới chức y tế nước này cho rằng, việc kết hợp vaccine sẽ cho ra hiệu quả tăng cường trong vòng 6 tuần thay vì 12 tuần nếu sử dụng cùng loại.

Chuyên gia virus học của trường Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) là ông Yong Poovorawan cho biết, 1.200 người dân đã được tiêm 2 loại vaccine kết hợp Sinovac - AstraZeneca theo thứ tự khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do phản ứng dị ứng với liều đầu tiên buộc họ phải đổi loại vaccine. Một số nước khác, trong đó có Nga, Trung Quốc cũng đang nghiên cứu về tác động của việc tiêm kết hợp vaccine nội địa với một vaccine khác.

Tại Việt Nam, việc tiêm kết hợp 2 loại vaccine được thực hiện khi người tiêm chủng đồng ý. Ảnh minh họa

Theo VietnamNet, tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết việc tiêm kết hợp 2 loại vaccine vẫn có hiệu lực bảo vệ nhưng chỉ được thực hiện khi người tiêm chủng đồng ý. Chia sẻ về vấn đề này, GS Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, hiện nay theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và hướng dẫn của các nhà sản xuất vắc xin, tốt nhất mỗi người cần tiêm đủ liều cùng 1 loại vaccine phòng COVID-19.

Tuy nhiên, trên thực tế, trong bối cảnh nguồn cung vaccine rất hạn chế, việc tiếp cận nguồn cung để có đủ vaccine tiêm mũi 2 ngay khi đến lịch tiêm cho các đối tượng đã được tiêm mũi 1 của cùng 1 loại vaccine là rất khó khăn. Một số quốc gia đã xem xét và triển khai tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca và tiêm mũi 2 bằng vaccine của Pfizer. Theo ghi nhận nhanh tại các quốc gia này, việc triển khai tiêm chủng 2 mũi vaccine khác loại như trên cho cùng một đối tượng vẫn có hiệu lực bảo vệ phòng COVID-19.

Căn số lượng vaccine được cung ứng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn các địa phương trong trường hợp số lượng vaccine hạn chế, ưu tiên sử dụng vaccine của Pfizer để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vaccine AstraZeneca từ 8-12 tuần nếu người được tiêm chủng đồng ý. “Những trường hợp tiêm chủng như vậy phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ hơn sau khi tiêm chủng”, GS Đức Anh nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Bí ẩn về loài bạch tuộc chỉ sinh sản một lần và bảo vệ con cái của chúng cho đến hơi thở cuối cùng!

Bí ẩn về loài bạch tuộc chỉ sinh sản một lần và bảo vệ con cái của chúng cho đến hơi thở cuối cùng!

9:52 | 21/04/2024

Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương còn được biết đến với tên gọi là Bạch tuộc khổng lồ Bắc Thái Bình Dương là một loài bạch tuộc cỡ lớn trong chi Enteroctopus phân bố ở bờ biển phía Bắc Thái Bình Dương và có ở California, Oregon, Washington, British Columbia, Alaska, Nga, Bắc Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu

Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu

8:53 | 03/04/2024

Siêu gia tộc Rothschild có đế chế đa ngành, bắt đầu từ ngành ngân hàng và sự giàu có của họ đã trải rộng khắp thế giới.

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

8:20 | 28/03/2024

Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm được thủy thủ đoàn trên con tàu container phát ra đã giúp cứu sống nhiều người.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.