Nhiều quốc gia phát cảnh báo khẩn cấp vì biến chủng mới B.1.1.529

10:04 | 26/11/2021

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp lệnh hạn chế đi lại đối với các nước châu Phi sau khi phát hiện "biến chủng tồi tệ nhất" của virus SARS-CoV-2 có tên gọi B.1.1.529.

Theo Zing, ngày 25/11, các nhà khoa học Nam Phi cho biết họ vừa phát hiện biến chủng mới của SARS-CoV-2 có tên khoa học B.1.1.529 với lượng đột biến lớn gây ra sự tăng vọt các ca nhiễm. 

"Thật không may chúng tôi đã phát hiện biến chủng mới rất đáng lo ngại ở Nam Phi. Biến chủng này khiến ca nhiễm bùng phát trở lại ", nhà virus học Nam Phi Tulio de Oliveira phát biểu trong một cuộc họp báo.

Qua giải trình tự gene, biến chủng B.1.1.529 có 32 đột biến trong protein gai (spike protein). Các đột biến ở protein gai có thể làm thay đổi khả năng của virus truyền bệnh cho các tế bào cơ thể người và lây lan, hoặc cũng có thể làm cho các tế bào miễn dịch khó tấn công lại mầm bệnh.

Biến chủng B.1.1.529 được phát hiện lần đầu tiên ở Botswana, với 3 ca nhiễm đã được giải trình tự gene. 6 ca nhiễm khác được xác nhận ở Nam Phi và một ở Hong Kong là du khách trở về từ Nam Phi. Mặc dù khả năng lây nhiễm của biến chủng mới vẫn chưa được xác định, một số nhà khoa học cho rằng nó có thể thực sự đáng lo ngại vì “số lượng đột biến cao bất thường”.

Trên một trang web chia sẻ bộ gene, Tiến sĩ Tom Peacock - một nhà virus học tại Đại học Hoàng gia London đã đăng thông tin lưu ý rằng, số lượng đột biến rất cao của biến chủng B.1.1.529 cho thấy điều này có thể thực sự đáng lo ngại. Biến chủng này cần phải theo dõi sát sao do phần gai khủng khiếp của nó.

Biến chủng mới của SARS-CoV-2 là B.1.1.529 rất đáng lo ngại ở Nam Phi. Ảnh: Alamy

Trong khi đó, ông Ravi Gupta - giáo sư vi sinh lâm sàng tại Đại học Cambridge cũng nhận định, qua nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã phát hiện hai trong số các đột biến ở biến chủng B.1.1.529 làm tăng nguy cơ lây nhiễm và giảm khả năng nhận biết kháng thể. “Điều này chắc chắn là mối lo ngại đáng kể dựa trên các đột biến hiện tại”, ông Ravi nói.

Trước thực trạng “đáng lo ngại” của biến chủng B.1.1.529 nhiều quốc gia trên thế giới đã áp lệnh hạn chế đi lại đối với các nước châu Phi sau khi phát hiện "biến chủng tồi tệ nhất" của virus SARS-CoV-2.

Theo Báo Dân trí, từ trưa ngày 26/11 (theo giờ địa phương), Anh bắt đầu áp dụng các quy định hạn chế đi lại. Đây là biện pháp phòng ngừa để kiểm soát sự lây lan của biến chủng mới. Theo đó, Anh thông báo tạm thời cấm các chuyến bay từ một số nước châu Phi, gồm Nam Phi, Namibia, Botswana, Zimbabwe, Lesotho, Eswatini và những công dân Anh trở về từ những quốc gia này sẽ phải cách ly.

Israel cũng thông báo đưa 6 quốc gia châu Phi trên vào diện “cảnh báo đỏ” liên quan đến dịch bệnh COVID-19. Những người nước ngoài đến từ các quốc gia này sẽ không được phép nhập cảnh vào Israel. Người dân Israel trở về từ các quốc gia châu Phi trên sẽ tạm trú tại cơ sở cách ly được chỉ định trong vòng 7 ngày, ngay cả khi đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Những người này sẽ được về nhà sau khi có kết quả 2 lần xét nghiệm PCR âm tính. Những người từ chối xét nghiệm sẽ phải cách ly trong vòng 12 ngày.

Một nhân viên y tế xử lý mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Nam Phi. Ảnh: Bloomberg

Chính phủ Ấn Độ cũng đưa ra khuyến cáo với các bang cần cảnh giác trước biến chủng mới được phát hiện ở châu Phi. Ấn Độ yêu cầu các bang tiến hành sàng lọc và xét nghiệm chặt chẽ đối với các hành khách quốc tế xuất phát hoặc quá cảnh qua Nam Phi, Botswana và Hong Kong.  

Ngày 25/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tiến hành họp khẩn để thảo luận về biến chủng mới này. "Với kinh nghiệm và hiểu biết về các biến chủng Alpha và Delta, chúng tôi biết rằng hành động sớm tốt hơn nhiều so với hành động muộn", giáo sư Ewan Birney - Phó tổng giám đốc Phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử châu Âu cho biết.

Đến nay, virus SARS-CoV-2 vẫn liên tục biến đổi, tạo ra các biến chủng, trong đó có các biến chủng được xếp vào nhóm "đáng lo ngại" do khả năng lây lan mạnh hơn, dễ tránh miễn dịch hơn hoặc có độc lực cao hơn. Theo giới chuyên gia, biến chủng gây lo ngại nhất hiện nay là Delta, biến chủng này là nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 tăng vọt trên toàn cầu trong những tháng qua.

Theo ghi nhận, trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 541.146 trường hợp mắc COVID-19 và 6.378 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 260.238.440 ca, trong đó có 5.198.292 người tử vong.

Tin cùng chuyên mục

Đang trong độ hồi xuân, vì sao phi tần trên dưới 50 tuổi dù xinh đẹp đến đâu cũng không được hoàng đế thị tẩm?

Đang trong độ hồi xuân, vì sao phi tần trên dưới 50 tuổi dù xinh đẹp đến đâu cũng không được hoàng đế thị tẩm?

8:12 | 09/04/2024

Dù có đẹp và quyền lực đến đâu, khi phi tần đến ngưỡng 50 tuổi cũng không được hoàng đế thị tẩm để tránh 3 điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu

Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu

8:53 | 03/04/2024

Siêu gia tộc Rothschild có đế chế đa ngành, bắt đầu từ ngành ngân hàng và sự giàu có của họ đã trải rộng khắp thế giới.

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

8:20 | 28/03/2024

Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm được thủy thủ đoàn trên con tàu container phát ra đã giúp cứu sống nhiều người.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.