Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh động kinh

16:48 | 21/09/2021

Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh động kinh, tuy nhiên bệnh phổ biến hơn ở người già và trẻ em.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỉ lệ người bệnh động kinh chiếm khoảng 0.5 – 1% dân số và được xem là một thách thức lớn đối với nền y học hiện đại. Bệnh động kinh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng thường xuất hiện ở trẻ em và người lớn trên 65 tuổi.

Bệnh động kinh nếu được phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp điều trị, người bệnh vẫn có cơ hội cắt được cơn, hồi phục sức khỏe và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Theo chia sẻ của bác sĩ PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) động kinh hiện là căn bệnh phổ biến với nhiều nguyên nhân gây bệnh đa dạng có thể kể đến như: Yếu tố di truyền; chấn thương sọ não; những bệnh gây tổn thương não; một số bệnh như viêm màng não, viêm não, cấu trúc bất thường trong não không rõ nguyên nhân; chấn thương trước khi sinh; Trẻ nhỏ bị sốt cao, co giật kéo dài; thói quen sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và ma túy.

Đối tượng dễ mắc bệnh động kinh

Độ tuổi: Bệnh động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người già và trẻ em. Bệnh động kinh xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi chiếm khoảng 40%, động kinh xuất hiện dưới 20 tuổi chiếm khoảng 50% và có xu hướng tăng lên sau 60 tuổi.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh động kinh;

Những đối tượng có vấn đề về não như bị chấn thương não, tổn thương não và nhiễm trùng não như viêm não, viêm tủy sống…

Người bị đột quỵ và các bệnh về mạch máu.

Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia) có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh động kinh ở người lớn tuổi.

Trẻ em bị sốt cao, co giật đều phải được thăm khám vì khi sốt cao đến co giật mà không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc động kinh cho trẻ khi đến tuổi trưởng thành.

Người lớn trên 65 tuổi thường dễ mắc bệnh động kinh. Ảnh minh họa

Bệnh động kinh có các đặc điểm

Các cơn co giật, động kinh có tính chất định hình và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Cơn động kinh xảy ra đột ngột, trong thời gian ngắn.

Xuất hiện cùng các rối loạn chức năng thần kinh khác.

Điện não đồ phát hiện các đợt sóng kịch phát bất thường.

Chẩn đoán bệnh động kinh bằng các phương pháp

1. Khám lâm sàng

Khai thác về tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng của người bệnh.

Kiểm tra hành vi, kỹ năng vận động người bệnh để các định dạng động kinh mà người đó có thể mắc phải.

Xét nghiệm máu: Từ kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ cũng có thể giúp người bệnh biết được dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, di truyền và một số rối loạn khác có thể liên quan đến bệnh động kinh.

Điện não đồ là phương pháp phổ biến được sử dụng chẩn đoán bệnh động kinh.

2. Thực hiện các loại xét nghiệm để thấy rõ tổn thương trong não

Điện não đồ: Đây là phương pháp phổ biến được sử dụng trong quá trình chẩn đoán bệnh động kinh. Chuyên gia y tế sẽ dùng các điện cực để ghi lại hoạt động điện của não. Nếu bệnh nhân bị động kinh thì mô hình sóng não cũng thay đổi bất thường ngay cả khi họ chưa lên cơn co giật.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) quét: Bác sĩ sẽ thấy hình ảnh não người bệnh được cắt ngang và những những tổn thương của não như khối u hay hiện tượng chảy máu não.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng sóng vô tuyến và nam châm để chuyên gia được nhìn chi tiết về bộ não và phát hiện ra những tổn thương hay bất thường trong não – nguyên nhân gây ra những cơn động kinh.

Các kỹ thuật xét nghiệm khác để giúp xác định nơi cơn động kinh bắt đầu trong não:

Ánh xạ thống kê tham số (SPM): Là một phương pháp để so sánh các khu vực của não có sự trao đổi chất tăng lên trong các cơn động kinh với não bình thường, có thể cung cấp cho các bác sĩ một ý tưởng về nơi bắt đầu cơn động kinh.

Phân tích Curry: Là một kỹ thuật lấy dữ liệu điện não đồ và chiếu chúng lên MRI não để cho các bác sĩ biết nơi xảy ra động kinh.

Đo điện não đồ (MEG). MEG đo các từ trường được tạo ra bởi hoạt động của não để xác định các khu vực có thể khởi phát cơn động kinh.

Tin cùng chuyên mục

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8:37 | 28/03/2024

Nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

8:39 | 26/03/2024

Chế độ ăn giàu protein giúp kiểm soát cân nặng, chữa lành vết thương và xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên ăn quá nhiều protein hơn mức cần thiết sẽ không có lợi, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

8:40 | 24/03/2024

Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Dưới đây là những lời khuyên khi uống nước với người bệnh tim mạch trong thời tiết lạnh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.