Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2022

11:35 | 28/01/2022

Nhiều chính sách mới về bảo hiểm, lao động, chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng… bắt đầu có hiệu lực từ tháng 2/2022.

Tăng thời gian làm thêm tối đa với lao động thời vụ

Theo Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 1/2/2022, thời gian làm việc, làm thêm tối đa của người làm công việc thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng tăng 12 giờ/tuần và 8 giờ/tháng. Cụ thể như sau:

- Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày;

- Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm không quá 72 giờ/tuần; (Hiện hành, theo Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH là 60 giờ/tuần).

- Tổng số giờ làm thêm không quá 40 giờ/tháng; (Hiện hành là 32 giờ/tháng).

- Người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng quy định về thời giờ làm việc, làm thêm theo tuần hoặc theo tháng, ghi vào kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm quy định tại khoản 2, Điều 8 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH.

- Tổng số giờ làm thêm đối với mỗi NLĐ không quá 300 giờ/năm.  

Từ tháng 2/2022, tổng số giờ làm thêm đối với mỗi NLĐ không quá 300 giờ/năm. Ảnh: TL

Điều chỉnh tiền lương, thu nhập đóng BHXH năm 2022

Mỗi năm, Bộ LĐ,TB&XH đều có mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội. Đây là hệ số giúp bù đắp lại sự mất giá của đồng tiền ở các thời điểm khác nhau, vì thế, còn được gọi là hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội. Theo Thông tư 36 có hiệu lực từ ngày 20/2/2022, hệ số trượt giá năm nay có sự tăng nhẹ. Cụ thể:

Giai đoạn đóng BHXH trước năm 1995: Tăng 0,09.

Giai đoạn đóng BHXH năm 1995: Tăng 0,08.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 1996 - 1999: Tăng 0,07.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2000 - 2003: Tăng 0,06.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2004 - 2007: Tăng 0,05.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2008 - 2009: Tăng 0,04. Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2010 - 2013: Tăng 0,03.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2014 - 2020: Tăng 0,02.  

Hệ số trượt giá BHXH năm 2022 “nhích nhẹ” so với năm 2021 khiến mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động cũng sẽ tăng. Nhờ đó, các khoản tiền được tính dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động cũng tăng theo, trong đó có tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, tiền lương hưu hằng tháng, tiền trợ cấp tuất một lần…

Từ ngày 20/2/2022, Bộ LĐ,TB&XH điều chỉnh tiền lương, thu nhập đóng BHXH.

Tăng mức hỗ trợ cho người lao động từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước

Từ ngày 21/2/2022, Quyết định 40/2021/QĐ-TTg có hiệu lực về tăng mức hỗ trợ cho người lao động (NLĐ) đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, đơn cử như:

- Trường hợp NLĐ phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài. Mức hỗ trợ: từ 10.000.000 - 30.000.000 đồng/trường hợp.

(Hiện nay, theo Quyết định 144/2007/QĐ-TTg, mức hỗ trợ là 5.000.000 đồng/trường hợp).

- Hỗ trợ thân nhân của NLĐ bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Mức hỗ trợ: 40.000.000 đồng/trường hợp.

(Hiện nay, mức hỗ trợ cho thân nhân của NLĐ bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài là 10.000.000 đồng/trường hợp).

Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động

Đây là nội dung tại Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo đó, mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của NLĐ cho mỗi 12 tháng làm việc.

Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của NLĐ.

Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể được quy định cụ thể như:

 - Mọi ngành, nghề tại thị trường Nhật Bản là 0 đồng;

- Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc: 0 đồng;

- Lao động giúp việc gia đình tại thị trường Malaysia và Brunei: 0 đồng;...

Từ ngày 1/2/2022, Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH sẽ có hiệu lực và thay thế Thông tư 21/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/10/2013.

Theo quy định mới, mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương cho 12 tháng theo hợp đồng của NLĐ.

Chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng

Từ ngày 15/2/2022, Nghị định 131 của Chính phủ sẽ có hiệu lực với những người có công với cách mạng như thương binh, bệnh binh… sẽ được hỗ trợ về nhà ở bằng các hình thức:

- Hỗ trợ khi thuê nhà ở xã hội, nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước.

- Hỗ trợ khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước (không bao gồm tiền sử dụng đất).

- Hỗ trợ giải quyết cho mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng.

- Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.

- Hỗ trợ kinh phí để cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới đối với nhà ở tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng. Việc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Thông tư 27, Bộ Y tế đã có hướng dẫn chính thức về việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử.

Quy định về kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử

Theo Thông tư 27, Bộ Y tế đã có hướng dẫn chính thức về việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử, trong đó đặt ra lộ trình cụ thể cho việc áp dụng hình thức kê đơn thuốc mới này như sau:

- Đối với các bệnh viện từ hạng 3 trở lên phải hoàn thành trước ngày 30/6/2022.

- Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải hoàn thành trước ngày 1/12/2022.

Đơn thuốc điện tử được lập, hiển thị, ký số, chia sẻ và lưu trữ bằng phương thức điện tử có giá trị pháp lý như đơn thuốc giấy.

Thông tư này cũng quy định, các bệnh viện, phòng khám phải có tránh nhiệm gửi đơn thuốc điện tử lên Hệ thống đơn thuốc quốc gia ngay sau khi kết thúc quy trình khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh ngoại trú và trước khi người bệnh ra viện đối với người bệnh nội trú. Gửi đơn thuốc điện tử hoặc mã đơn thuốc điện tử cho người bệnh hoặc người đại diện người bệnh thông qua các phương tiện điện tử.

Đồng thời, tổng hợp toàn bộ thuốc mà người bệnh sử dụng trong quá trình điều trị nội trú và gửi lên hệ thống đơn thuốc quốc gia trước khi người bệnh ra viện.

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

6:00 | 25/04/2024

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

6:00 | 24/04/2024

Lựa chọn hướng đi du học nước ngoài sau khi tốt nghiêp THPT hoặc đại học là hướng đi phát triển của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc những điều đặc biệt quan trọng sau đây trước khi đưa ra quyết định đi du học nước ngoài.

4 điểm mới về BHYT sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7 tới đây, người dân nên biết

4 điểm mới về BHYT sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7 tới đây, người dân nên biết

6:00 | 23/04/2024

Dưới đây là những điểm mới đáng chú ý về chính sách BHYT sẽ có hiệu lực từ 1/7/2024.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.