Những điều cần biết về u đầu tụy lành tính

16:32 | 29/06/2022

U đầu tụy là một dạng của u tuyến tụy, được chia thành 2 loại là u ác tính và u lành tính. U đầu tụy lành tính rất hiếm gặp không gây nhiều nguy hiểm giống như u ác tính ung thư.

Theo BSCKI Đồng Xuân Hà (Bác sĩ Nội soi tiêu hoá - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long), u đầu tụy là một dạng của u tuyến tụy. U tuyến tụy đa dạng: Có thể u nang, u lành, u đặc, u ác, u bẩm sinh hoặc mắc phải. U có thể gặp ở thân hay đuôi tụy tùy theo quá trình sinh bệnh học.

U đầu tụy nói riêng và u tụy nói chung được chia thành 2 loại là u ác tính và u lành tính. Thực tế u đầu tụy thường được hiểu là ung thư tuyến tụy bởi trường hợp u đầu tụy lành tính là rất hiếm gặp, phát triển chậm, không di căn và khối u không gây nhiều nguy hiểm giống như u ác tính ung thư.

U đầu tụy được chia thành 2 dạng là: U lành tính và u ác tính.

Khối u tuyến tụy thường hay được hiểu là ung thư tụy, bởi lâm sàng thường gặp khối u của tụy ngoại tiết là ung thư của tuyến tụy tiết men tiêu hóa. Tuy nhiên, tuyến tụy gồm 2 phần: Tụy ngoại tiết và tụy nội tiết. Khối u của tụy nội tiết thì ít gặp và ít được nhà chuyên môn đề cập đến nên thường bị bỏ qua cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối.

Khối u tuyến nội tiết có thể gây triệu chứng hoặc không có triệu chứng gì. Được chia ra hai nhóm: nhóm khối u chức năng và nhóm khối u không có chức năng. Khối u chức năng: tiết ra một hoặc nhiều hormone có chức năng nên gây ra triệu chứng lâm sàng (như: gastrin, insulin, glucagon, somatostatin,…). Loại này thường là khối u lành tính (không phải ung thư). Khối u không có chức năng: cũng tiết ra các chất nào đó nhưng không có tác động nào với cơ quan, triệu chứng chỉ có khi khối u phát triển và di căn gây tắc mật có thể dẫn đến 1 số dấu hiệu như: vàng da, vàng mắt, phân bạc, đau tức bụng…. Loại này thường là khối u ác tính (ung thư).

Chụp cộng hưởng từ MRI giúp bác sĩ chẩn đoán u đầu tụy. Ảnh minh họa: Vinmec

Do đó, dấu hiệu của u đầu tụy lành tính rất ít, khó xác định, ngoài dựa trên triệu chứng lâm sàng bác sĩ sẽ cần thực hiện xét nghiệm chẩn đoán như: kỹ thuật hình ảnh như siêu âm, chụp CT Scan, chụp cộng hưởng từ MRI, xạ hình, PET-CT, xét nghiệm hormone trong máu…

Tin cùng chuyên mục

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

8:22 | 13/04/2024

Tăng huyết áp đột ngột gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Việc nhận biết và có cách xử trí tăng huyết áp đột ngột giúp mọi người có cách ứng phó phù hợp để giữ huyết áp ổn định, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.