Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị sốt xuất huyết

15:51 | 16/05/2022

Bệnh sốt xuất huyết hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp chủ yếu sử dụng là điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, việc dùng thuốc trong điều trị bệnh sốt xuất huyết cần lưu ý và nên theo chỉ định của bác sĩ để tránh những t

Sốt xuất huyết là bệnh đặc trưng bởi tình trạng sốt do nhiễm virus Dengue từ muỗi vằn truyền sang. Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ nhỏ thường có những triệu chứng cảnh báo khá giống nhau. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau 4 - 7 ngày sau khi bị muỗi nhiễm virus cắn và kéo dài từ 5 - 7 ngày.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết thường gặp nhất bao gồm: Sốt, đau đầu, đau sau hốc mắt, đau nhức cơ khớp, nổi mẩn đỏ... Bệnh nặng hơn có thể khiến người bệnh bị đau bụng dữ dội, nôn ra máu, chảy máu mũi hoặc co giật... nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, khi gặp phải các triệu chứng trên người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho bệnh sốt xuất huyết, phương pháp chủ yếu sử dụng là điều trị triệu chứng. Để đảm bảo an toàn, việc dùng thuốc hạ sốt trong điều trị bệnh sốt xuất huyết cần lưu ý và nên theo hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ để tránh những tình huống bất lợi khi điều trị.

Sốt cao là triệu chứng thường gặp khi mắc sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết có triệu chứng gì đặc trưng?

Cơ thể sốt cao, có thể sốt đến trên 40 độ C.

Hốc mắt bị đau hoặc đau đầu.

Cổ bị sưng hạch.

Cơ thể trong trạng thái mệt mỏi.

Đau khớp, đau cơ.

Buồn nôn, nôn.

Trên cơ thể và mặt bị phát ban đỏ.

Đây là những triệu chứng ban đầu. Đến khi bệnh tiến triển thì có thể thêm các triệu chứng khác như:

Chảy máu mũi, nướu.

Bụng đau dữ dội.

Thở khó khăn và luôn bồn chồn.

Xuất huyết dưới da và nổi các vết trông giống như bị bầm tím. Khi đi ngoài, phân có lẫn cả máu.

Do đó, khi thấy các triệu chứng này, hãy nhanh chóng đến bệnh viện làm kiểm tra, xét nghiệm để các bác sĩ có phương pháp điều trị tốt nhất.

Điều trị bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Theo các dược sĩ của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, khi mắc sốt xuất huyết, các bác sĩ sẽ giúp điều trị các triệu chứng của bệnh (sốt, nhức đầu, đau nhức cơ khớp...) và nâng đỡ tình trạng người bệnh cho đến khi hồi phục. Chỉ những người bệnh nặng mới cần phải điều trị tại viện, còn phần lớn những người bệnh nhẹ hơn, khỏe hơn có thể được nghỉ ngơi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan và phải đến khám hoặc tái khám theo yêu cầu để được hướng dẫn phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh nếu có.

Mắc sốt xuất huyết người bệnh nên thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị cụ thể.

Thuốc hạ sốt nào được dùng để điều trị bệnh sốt xuất huyết?

Paracetamol (Acetaminophen) là loại thuốc hạ sốt, giảm đau được dùng để giảm sốt, đau đầu, đau mỏi người khi bị sốt xuất huyết. Đây là thuốc có thể bán không có đơn của bác sĩ, dùng được cho mọi độ tuổi (khi không có chống chỉ định) nhưng cần đảm bảo đủ và đúng liều theo tờ hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Paracetamol dùng quá liều có thể gây ngộ độc, hoại tử gan cấp và các biến chứng nguy hiểm khác, do đó nếu người bệnh không giảm sốt hoặc sốt lại liên tục sau khi đã dùng đến liều thuốc tối đa cho phép thì cần phải đến khám tại các cơ sở y tế để có hướng xử lý phù hợp.

Đối với trẻ em, cha mẹ còn phải lưu ý đến các dạng bào chế khác nhau của Paracetamol như thuốc viên, siro, thuốc bột pha uống và viên đạn đặt hậu môn... Khi cần phải phối hợp nhiều dạng thuốc khác nhau (như thuốc bột hoặc sirô thuốc uống khi trẻ thức kèm viên đặt hậu môn...), cha mẹ phải chú ý đến tổng liều thuốc trong ngày không được vượt quá liều tối đa cho phép nhằm tránh ngộ độc do quá liều. Đ đảm bảo an toàn, khi trẻ nhỏ hoặc sốt cao khó hạ nên cần được thăm khám, tư vấn của bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc phù hợp.

Không được sử dụng thuốc gì trong điều trị sốt xuất huyết?

Dưới đây là một số loại thuốc không được sử dụng trong điều trị sốt xuất huyết vì những thuốc này làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng.

Aspirin là loại thuốc không được sử dụng trong điều trị sốt xuất huyết.

Aspirin: Aspirin hoạt động như một chất chống viêm giúp giảm sưng. Thuốc chống viêm được dùng làm thuốc giảm đau và cũng thường được dùng để trị đau đầu và sốt. Nếu dùng aspirin cho người bị sốt xuất huyết, nó có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu.

Các thuốc giảm đau kháng viêm NSAID khác: Giống như aspirin, diclofenac và ibuprofen cũng thuộc nhóm thuốc được gọi là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Những loại thuốc này thường có cơ chế hoạt động tương tự như aspirin, nhờ đó làm giảm viêm trong cơ thể sau nhiễm trùng hoặc chấn thương. Chúng cũng là những loại thuốc không kê đơn thường được sử dụng.

Khi dùng diclofenac hoặc ibuprofen cho những người được chẩn đoán mắc bệnh sốt xuất huyết làm gia tăng khả năng mắc các biến chứng liên quan đến chảy máu hơn.

Thuốc chống đông: Một loại thuốc khác được gọi là thuốc chống đông máu hoặc “thuốc làm loãng máu” cũng có thể có gây tác dụng tương tự đối với người bị sốt xuất huyết.

Thuốc kháng sinh: Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng sốt xuất huyết không biến chứng. Nhiễm trùng sốt xuất huyết có thể gây giảm bạch cầu đáng kể, về mặt lý thuyết có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là ở những bệnh nhân nhập viện. Vì vậy, nếu bệnh nhân bị bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

Tin cùng chuyên mục

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8:37 | 28/03/2024

Nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

8:39 | 26/03/2024

Chế độ ăn giàu protein giúp kiểm soát cân nặng, chữa lành vết thương và xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên ăn quá nhiều protein hơn mức cần thiết sẽ không có lợi, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

8:40 | 24/03/2024

Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Dưới đây là những lời khuyên khi uống nước với người bệnh tim mạch trong thời tiết lạnh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.