Những người cơ địa dị ứng nhận biết khả năng dị ứng vaccine bằng cách nào?

13:02 | 28/07/2021

Vaccine cũng giống như các thuốc khác, đều có khả năng gây dị ứng và bất kỳ thành phần nào của vacine cũng có thể đóng vai trò là một dị nguyên (gây dị ứng). Nếu không xử lý kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 cho người dân. Tuy nhiên, ở những người có cơ địa dị ứng, mối băn khoăn được đặt ra liệu có thể tiêm được vaccine COVID-19?

Vaccine COVID-19, giống như bất kỳ thuốc hoặc vaccine nào khác, sau khi tiêm có thể gặp một số phản ứng. Trong các nghiên cứu lâm sàng, hầu hết các tác dụng phụ không mong muốn của vaccine COVID-19 đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và hết trong vòng vài ngày đến 1 tuần.

Các dấu hiệu phản ứng xảy ra chứng tỏ vaccine đang kích thích cơ thể tạo phản ứng miễn dịch. Đây là một phần của quá trình huấn luyện hệ miễn dịch cách nhận diện mục tiêu và tiêu diệt virus SARS-CoV-2 nếu mắc phải. Tùy theo cơ địa của từng cá thể mà vaccine có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng. Đối với những người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng, thì sau tiêm vaccine có thể gặp dị ứng cao hơn so với những người không mắc bệnh dị ứng.

Không phải mọi trường hơp có tiền sử dị ứng đều chống chỉ định tiêm vaccine COVID-19. Ảnh minh họa: TL

Dị ứng vaccine có thể là dị ứng type nhanh xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ với các biểu hiện như mày đay, phù quincke (sưng nề đột ngột), khó thở, phản vệ... Dị ứng hoặc dị ứng type chậm (qua trung gian IgE hoặc không) xảy ra sau vài giờ đến vài ngày, thậm chí là vài tuần sau khi dùng vaccine. Trong đó cấp tính và nguy hiểm nhất vẫn là phản ứng phản vệ, đặc biệt là sốc phản vệ, có nguy cơ đe dọa tính mạng.

Thành phần gây dị ứng trong vaccine rất đa dạng, tùy từng loại vaccine. Có thể là do gelatin (có trong vaccine sởi, rubela, thủy đậu...), protein trứng (vaccine sốt vàng, sởi, rubella, vaccine dại ...), protein sữa (bạch hầu, ho gà, uốn ván....). Một số chất bảo quản trong vaccine như thimerosal, aluminum và phenoxyethanol cũng có thể gây dị ứng. PEG và Polysorbate là hai thành phần có trong vaccine COVID-19 cũng được liệt kê là các dị nguyên tiềm năng.

Tại Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Bộ Y tế, quy định 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng, trong đó người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên. Tuy nhiên, không phải mọi trường hơp có tiền sử dị ứng đều chống chỉ định tiêm vaccine COVID-19. Do đó, trước khi tiêm vaccine, người có cơ địa dị ứng cần khai báo kỹ để bác sĩ cân nhắc việc có nên tiêm vaccine hay không và nếu tiêm sẽ có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.

Chia sẻ về vấn đề trên, trên Báo Sức khỏe & Đời sống, chuyên gia dị ứng PGS.TS Hoàng Thị Lâm - Trưởng bộ môn Dị ứng Miễn dịch lâm sàng (Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Dị ứng Miễn dịch và Da liễu, Bệnh viện E, Chủ tịch chi hội Dị ứng Miễn dịch Y học giấc ngủ) cho biết, vaccine cũng giống như các thuốc khác đều có tiềm năng gây dị ứng và bất kỳ thành phần nào của vaccine cũng có thể đóng vai trò là một dị nguyên. 

Thành phần gây dị ứng trong vaccine rất đa dạng, tùy từng loại vaccine. Tuy nhiên không phải ai cũng bị dị ứng vaccine, chỉ có những người có cơ địa dị ứng mới có nguy cơ dị ứng vaccine. Những người có cơ địa dị ứng là những người bản thân hoặc có thành viên trong gia đình mắc các bệnh dị ứng như dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, dị ứng vaccine, hen phế quản, viêm mũi dị ứng v.v… 

Trước khi tiêm vaccine, người từng có cơ địa dị ứng cần khai báo kỹ để bác sĩ cân nhắc việc có nên tiêm vaccine hay không. Ảnh minh họa: TL

Theo PGS.TS Hoàng Thị Lâm, hiện nay có rất nhiều phác đồ hướng dẫn cách tiếp cận và chẩn đoán dị ứng vaccine ở những người có cơ địa dị ứng. Với những người có cơ địa dị ứng cần có các cách tiếp cận thích hợp với từng đối tượng (cá thể hóa) bằng các phương pháp như thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm, các thủ thuật hoặc các test kích thích với chính bản thân vaccine và/hoặc thành phần vaccine. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là thăm khám lâm sàng để nhận biết những người có nguy cơ dị ứng vaccine.

Còn theo TS.BS.Nguyễn Hữu Trường - Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) nhận định, những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19. Còn những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc dị ứng nhẹ ngoài da do thuốc, thức ăn… đều có thể được chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19 như những người không có tiền sử dị ứng. Một số đối tượng có thể được chỉ định tiêm vaccine nhưng cần sự thận trọng đặc biệt, bao gồm: Những người có tiền sử dị ứng tức thì với nhiều loại thuốc, dị ứng vaccine, hội chứng quá mẫn với aspirin và thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân hoặc bệnh lý tế bào mast.

Do đó, theo nguyên tắc của việc dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị hoặc trước khi tiêm vaccine, người từng có cơ địa dị ứng cần khai báo kỹ để bác sĩ cân nhắc việc có nên tiêm vaccine hay không và nếu tiêm sẽ có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.

Những trường hợp có tiền sử dị ứng không nên tiêm vaccine

- Không tiêm vaccine với những trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vaccine.
- Không tiêm vaccine cho người có cơ địa dị ứng hoặc bệnh lý có sẵn, nếu không chắc chắn về tình trạng dị ứng do cơ địa, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.

- Không tiêm vaccine COVID-19 khi bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch (corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ung thư).

- Không tiêm vaccine nếu đang bị nhiễm trùng, sốt (≥ 37,5°C).

- Không tiêm vaccine khi có các vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.

Tin cùng chuyên mục

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8:37 | 28/03/2024

Nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

8:39 | 26/03/2024

Chế độ ăn giàu protein giúp kiểm soát cân nặng, chữa lành vết thương và xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên ăn quá nhiều protein hơn mức cần thiết sẽ không có lợi, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

8:40 | 24/03/2024

Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Dưới đây là những lời khuyên khi uống nước với người bệnh tim mạch trong thời tiết lạnh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.