Những suất cơm “0 đồng” tiếp sức mùa dịch – thắp lên khát vọng sống

17:04 | 15/03/2021

Với quan niệm “trao đi không cần nhận lại”, Cao Thị Ánh Tuyết cùng các thành viên nhóm thiện nguyện Tuyết Phong đã giúp đỡ hàng trăm trường hợp, mang tới cho họ hy vọng sống và một cuộc đời tươi đẹp hơn.

Đồng cảm với những khó khăn nhiều người gặp phải, chị Cao Thị Ánh Tuyết (sinh năm 1971, Hà Nội) cùng với 12 thành viên trong nhóm thiện nguyện Tuyết Phong cùng chung tay trao những bát cháo, suất cơm miễn phí chứa chan lòng nhân ái gửi đến mọi người.

Chị Tuyết và nhóm thiện nguyện Tuyết Phong tặng quà cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.

Ước mơ nhỏ bé góp thành những điều lớn lao

Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhờ có sự cưu mang của bà con hàng xóm chị Tuyết đã lớn lên trong vòng tay ấm áp của những người “mẹ nuôi”. Chính tình yêu thương ấy đã nuôi dưỡng trong chị ước mơ được giúp đỡ những hoàn cảnh éo le ngoài xã hội.  

Từ năm 2003, chị Tuyết và nhóm thiện nguyện bắt đầu nấu cơm cho các thương, bệnh binh, bệnh nhân tâm thần và nhiều trường hợp đặc biệt khó khăn tại các bệnh viện đa khoa, tâm thần ở Thái Bình. Sau 6 năm, chị quay trở về Hà Nội tiếp tục công việc thiện nguyện như phát cháo và cơm ở Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức…

Các thành viên nhóm thiện nguyện Tuyết Phong đi phát cháo tại Bệnh viện Xanh Pôn.

Đầu năm 2020, khi dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện, nhiều người vô gia cư, bán hàng rong tại khu vực phường Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị cấm buôn bán khiến cuộc sống của họ rơi vào bế tắc, chị Tuyết và nhóm tổ chức công tác từ thiện tại đây. Chị Tuyết tâm sự: “Tôi quyết định bán đi 3 cây vàng và xin phép lãnh đạo phường được tổ chức công tác thiện nguyện. Tôi tặng mỗi người 15kg gạo, 1kg cá khô, nửa cân lạc. Lần đầu tiên, chúng tôi phát được 70 suất sau lên tới gần 200 suất/ngày”, chị Tuyết nói.

Thông qua những hoạt động mang nghĩa cử cao đẹp có ích cho cộng đồng của nhóm thiện nguyện Tuyết Phong, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã gửi tặng 14 chiếc kính phòng chống COVID-19 với hy vọng các thành viên trong nhóm sẽ phát được nhiều suất cơm hơn mà không quên bảo vệ chính bản thân mình.

Chiều thứ 2,4,6 hàng tuần những người vô gia cư, người lao động nghèo tại Hà Nội đến nhận suất cơm miễn phí tại Công viên Thống Nhất.

Gần 20 năm gắn bó với công việc từ thiện, chị Tuyết vẫn nhớ như in ngày đầu thực hiện công việc này. “Cách đây 28 năm, khi tôi đưa con trai vào viện nhi khám bệnh. Trong lúc chờ, tôi vô tình nhìn thấy một người bố tay bế đứa bé sơ sinh, tay cầm bao thuốc lá cứ lôi ra, lôi vào. Đứa bé sơ sinh khóc ngặt, chạy lại hỏi thì anh này bảo vợ phải đẻ mổ mà con sinh ra phải làm tiểu phẫu, anh không có tiền nên rất lo lắng. Thương cảm, trong túi còn ít tiền, tôi đã rút hết đưa cho anh”, chị Tuyết kể.

Với quan niệm “trao đi không cần nhận lại”, chị Tuyết cùng các thành viên đã giúp đỡ hàng trăm trường hợp mang tới cho họ hy vọng sống và một cuộc đời tươi đẹp hơn.

“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”

Chị Tuyết chia sẻ, những suất cơm mà nhóm thiện nguyện Tuyết Phong chuẩn bị thông thường gồm 4 đến 5 món đa dạng như: Thịt gà, thịt bò, thịt kho trứng, cá, chả, đậu... Tiền đi chợ hàng tháng gần 50 triệu đồng, trung bình có giá 30.000 đồng/suất.

Những thành viên trong nhóm thiện nguyện Tuyết Phong cẩn thận chuẩn bị những suất cơm miễn phí.

Đều đặn vào sáng thứ 2,3,4,5,6 hàng tuần các thành viên cùng tập hợp lại đi phát cháo ở các Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Thanh Nhàn… Chiều đến, đúng 17h15 phút thứ 2,4,6 hàng tuần tại Công viên Thống Nhất, mọi người lại tất bật trao từng hộp cơm tới những người vô gia cư, người lao động nghèo tại Hà Nội.

“Không ai muốn đi ra đường để xin từng bát cơm qua ngày cả. Làm người ai cũng muốn làm người tử tế chứ không ai muốn chọn con đường vất vả, đau khổ”, chị Tuyết tâm sự.

Suất cơm “không đồng” với thực đơn phong phú.

Anh Đào Tiến Xương (sinh năm  1991, Yên Bái) côi cha mẹ từ nhỏ, hàng ngày đi đánh giày thu nhập vỏn vẹn vài chục nghìn đồng. Với số tiền ít ỏi đó, anh Xương không có đủ tiền ăn và thuê chỗ ngủ. Nơi tá túc chỉ là những chiếc ghế đá ngoài công viên. Đã gần 2 năm nay anh Xương đều đến đây nhận những suất cơm từ thiện. “Những người hoàn cảnh như chúng tôi đều rất vui khi gặp được nhóm thiện nguyện của chị Tuyết. Nhóm thiện nguyện đã giúp chúng tôi vượt qua khó khăn, được ấm cái bụng”, anh Xương cho hay.

Cùng hoàn cảnh như anh Xương, anh Lê Ngọc Mừng (sinh năm 1995, Thanh Hóa) mồ côi mẹ, bị khuyết tật chân trái cho biết. “Tôi biết đến cô Tuyết qua những người bạn đi nhặt ve chai với mình. Công việc lúc được lúc không. Được nhận những suất cơm từ thiện, tôi vui lắm. Cơm ngon và đầy đặn nữa. Bản thân tôi chỉ cần vậy thôi”, anh Mừng cười hạnh phúc nói.

Tin cùng chuyên mục

Đằng sau khu vực cấm ẩn giấu điều gì?

Đằng sau khu vực cấm ẩn giấu điều gì?

6:05 | 03/12/2023

Khi nhắc đến nơi bí ẩn nhất Trung Quốc, Shennongjia chắc hẳn sẽ hiện lên trong tâm trí nhiều người. Khu vực cấm nằm sâu trong vùng núi của tỉnh Hồ Bắc này luôn thu hút sự chú ý của vô số nhà thám hiểm và nhà khoa học với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và tài nguyên sinh thái phong phú.

Sức khỏe của người cha bị đột quỵ có con bị ung thư máu đã có cải thiện

Sức khỏe của người cha bị đột quỵ có con bị ung thư máu đã có cải thiện

15:40 | 30/10/2023

Hơn 13 triệu đồng của bạn đọc hảo tâm gửi qua Báo Sức khỏe và đời sống đã được kết chuyển đến với gia đình chị Lê Thị Thúy có chồng bị liệt nửa người sau đột quỵ và con bị ung thư máu.

Xót xa hình ảnh bé gái 2 tháng tuổi bị tim bẩm sinh cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật

Xót xa hình ảnh bé gái 2 tháng tuổi bị tim bẩm sinh cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật

15:39 | 29/10/2023

Ròng rã suốt 6 năm chạy chữa, vợ chồng anh Lực mới có được bé Minh Ngọc. Căn bệnh tim bẩm sinh khiến bé gái 2 tháng tuổi đang phải từng ngày giành giật sự sống và hiện cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật vì hoàn cảnh khó khăn.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.