Nữ nhân viên y tế hơn 90 ngày cùng “đồng đội” bám chốt chống dịch

15:24 | 17/09/2021

Những ngày căng mình tham gia phòng, chống dịch sẽ là những kỷ niệm không thể quên của chị Ngọc và các cán bộ y tế của Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa. Đó là những ngày họ phải tạm xa gia đình, gác lại những chuyện riêng của cuộc sống thường nhật để tập tr

Đã hơn 3 tháng nay, chị Trần Phương Bích Ngọc (SN 1992) công tác tại Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) luôn túc trực tại Chốt Kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn xã Hương Hóa (gọi là chốt Hương Hóa) để cùng các "đồng đội" thực hiện nhiệm vụ.

Nữ nhân viên y tế hơn 90 ngày cùng “đồng đội” bám chốt chống dịch - Ảnh 1.
Chị Trần Phương Bích Ngọc (bìa phải) cùng cán bộ Y tế huyện Tuyên Hóa tham gia nhiệm vụ tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19.

Chia sẻ cùng PV Báo Sức khỏe và Đời sống, chị Ngọc cho biết ngày 8/6 khi có thông tin chốt kiểm soát dịch tại địa bàn xã Hương Hóa sẽ được thành lập. Chị Ngọc đã chủ động liên hệ lãnh đạo cơ quan để xung phong thực hiện nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dịch bệnh này.

"Với tinh thần, trách nhiệm của một người công tác trong ngành y tế. Hơn nữa là một cán bộ trẻ, mình tự nhủ bản thân sẽ nỗ lực cống hiến hết mình để góp sức vào công cuộc chống dịch. Quyết tâm kiểm soát được dịch bệnh để bảo vệ sức khoẻ cho bà con nhân dân", chị Ngọc cho biết.

Tại chốt, nhiệm vụ của chị Ngọc là phối hợp với lực lượng liên ngành kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện vào địa bàn tỉnh Quảng Bình, kiểm tra đo thân nhiệt, tiếp nhận khai báo y tế, xét nghiệm sàng lọc nhanh COVID-19, phun khử khuẩn phương tiện…

Nữ nhân viên y tế hơn 90 ngày cùng “đồng đội” bám chốt chống dịch - Ảnh 2.
Với nền nhiệt từ 35-40 độ C của tỉnh Quảng Bình, trong bộ đồ bảo hộ kín bít ai nấy mồ hôi cũng nhễ nhại.

Nói về những ngày đầu thực hiện nhiệm vụ, chị Ngọc cũng dành không ít thời gian để thích ứng với nhiệm vụ và hoàn cảnh sinh hoạt mới. Dưới tiết trời nóng bức với nền nhiệt từ 35-40 độ C của tỉnh Quảng Bình, trong bộ đồ bảo hộ kín bít ai nấy mồ hôi cũng nhễ nhại khiến cho cơ thể mất nước, mệt mỏi. Những ngày đầu còn thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi thì sau hơn 3 tháng chị Ngọc đã quen dần với bộ đồ bảo hộ.

"Lúc mới đến chốt, dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Có khó khăn mấy mình cũng quyết tâm để vượt qua thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao. Bởi mình nghĩ mọi người cũng làm được thì mình cố gắng cũng sẽ làm tốt thôi", chị Ngọc chia sẻ.

Ở chốt, các thành viên chia nhau trực theo từng ca để luân phiên nghỉ ngơi. Những giấc ngủ chập chờn vì nơi nghỉ ngơi của chị Ngọc gần đường lớn, tiếng ồn của xe cộ qua lại khiến giấc ngủ chẳng thể ngon.

Giấc ngủ vội tại chốt của chị Ngọc.

Cộng với đó, do chốt nằm ở trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh nên lưu lượng phương tiện lưu thông qua chốt là khá đông. Trung bình mỗi ngày chốt Hương Hoá đón dừng, kiểm soát hàng trăm lượt phương tiện và người qua chốt. Những ngày cao điểm có cả ngàn xe lưu thông. Cường độ làm việc cao đòi hỏi mỗi một cán bộ đều phải hết sức trách nhiệm, tập trung. Cùng với đó cố gắng bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình làm việc để phòng ngừa lây nhiễm.

Để hỗ trợ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ, các thành viên tham gia trực chốt thường xuyên phải cắt ngắn thời gian nghỉ ngơi để hỗ trợ "đồng đội". Là phái nữ nên việc sinh hoạt tại chốt của chị Ngọc cùng các chị em khác cũng gặp một số bất tiện. Nhưng được sự quan tâm của cấp trên, đồng nghiệp và nỗ lực vượt khó nên những bất tiện đã được giải quyết để các chị em an tâm thực hiện nhiệm vụ.

Hơn 3 tháng cũng là quãng thời gian chị Ngọc chưa về nhà để "ăn cơm mẹ nấu". Những ngày đó, chị tận dụng thời gian nghỉ ngơi để gọi điện cho ba mẹ, người thân trò chuyện để tiếp thêm động lực và để mọi người an tâm.

"Trước đây cứ đi làm xong lại về nhà thủ thị với ba, mẹ. Nay đã hơn 3 tháng không về dù chốt cách nhà cũng không quá xa. Ba mẹ, anh chị cũng hay gọi để động viên mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Chỉ mong sớm dập được dịch để về nhà ăn một bữa cơm cùng người nhà", chị Ngọc chia sẻ.

Nhân viên y tế huyện Tuyên Hóa lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.

Dù có khó khăn, vất vả nhưng chị Ngọc chưa bao giờ có suy nghĩ sẽ xin rút lui. Chị vẫn tự tin bản thân sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ tại chốt cho đến khi cấp trên điều động thực hiện nhiệm vụ khác.

Cùng với chị Ngọc có những "bông hồng thép" khác cũng đang từng ngày thực hiện nhiệm vụ tại Chốt Kiểm soát phòng, chống dịch. Chị Cao Thị Sương, đồng nghiệp tại Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa của chị Ngoc cũng vừa được điều động tăng cường đến chốt Hương Hóa sau khi thực hiện nhiệm vụ tại một chốt kiểm dịch khác.

"Tôi đi tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch nên phải gửi cháu nhỏ ở nhà ngoại chăm. Cũng nhớ con nhưng phải cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tại chốt thì anh, chị, em cũng hỗ trợ và động viên nhau cùng vượt khó", chị Sương chia sẻ.

Ngoài những người tham gia trực chốt, các nhân viên y tế khác cũng đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch trên địa bàn huyện.

Trao đổi cùng BS.CKӀӀ Cao Sỹ Phượng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa được biết, từ khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nước ta, 100% cán bộ, nhân viên của Trung tâm đều căng mình thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.

"Cán bộ tại Trung tâm chiếm 2/3 là nữ, nhưng khi được giao nhiệm vụ chị em luôn nỗ lực thực hiện tốt. Ngoài trường hợp của chị Bích Ngọc đã có hơn 3 tháng bám chốt Hương Hóa thì có nhiều chị em khác cũng đang căng mình cùng chính quyền và nhân dân phòng, chống dịch. Tôi luôn ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của các chị, em trong cơ quan", Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Đằng sau khu vực cấm ẩn giấu điều gì?

Đằng sau khu vực cấm ẩn giấu điều gì?

6:05 | 03/12/2023

Khi nhắc đến nơi bí ẩn nhất Trung Quốc, Shennongjia chắc hẳn sẽ hiện lên trong tâm trí nhiều người. Khu vực cấm nằm sâu trong vùng núi của tỉnh Hồ Bắc này luôn thu hút sự chú ý của vô số nhà thám hiểm và nhà khoa học với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và tài nguyên sinh thái phong phú.

Sức khỏe của người cha bị đột quỵ có con bị ung thư máu đã có cải thiện

Sức khỏe của người cha bị đột quỵ có con bị ung thư máu đã có cải thiện

15:40 | 30/10/2023

Hơn 13 triệu đồng của bạn đọc hảo tâm gửi qua Báo Sức khỏe và đời sống đã được kết chuyển đến với gia đình chị Lê Thị Thúy có chồng bị liệt nửa người sau đột quỵ và con bị ung thư máu.

Xót xa hình ảnh bé gái 2 tháng tuổi bị tim bẩm sinh cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật

Xót xa hình ảnh bé gái 2 tháng tuổi bị tim bẩm sinh cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật

15:39 | 29/10/2023

Ròng rã suốt 6 năm chạy chữa, vợ chồng anh Lực mới có được bé Minh Ngọc. Căn bệnh tim bẩm sinh khiến bé gái 2 tháng tuổi đang phải từng ngày giành giật sự sống và hiện cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật vì hoàn cảnh khó khăn.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.