Nữ sinh bị đánh “hội đồng” dã man: Bao giờ bạo lực học đường chấm dứt?

5:00 | 25/11/2020

Lại vừa có thêm một vụ việc nữ sinh bị bạn học đánh “hội đồng” dã man, quay clip tung lên mạng xã hội gây bức xúc dư luận về vấn nạn bạo lực học đường ngày càng nhức nhối.

Đình chỉ học tập nhóm học sinh đánh bạn

Ngày 23/11, Hội đồng kỷ luật Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cùng các đơn vị có liên quan đã họp và đưa ra hình thức xử lý kỷ luật đối với những học sinh tham gia đánh hội đồng nữ sinh Đỗ Lê V. phải nhập viện. Theo lãnh đạo Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, ngoài đình chỉ học 1 tuần, 6 học sinh trên đều bị xếp loại hạnh kiểm trung bình trong tháng 11 này.

6 học sinh tham gia đánh bạn gồm: Hoàng Yến M., Lê Gia H., Bùi Bảo Nh., Bùi Hà L. (đều là học sinh lớp 8 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi); Lê Thùy Tr., học lớp 9, Trường THCS Hàm Rồng (phường Hàm Rồng) và Nguyễn Phương Nh., học sinh lớp 8 Trường THCS Lê Lợi (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa).

Trước đó, khoảng 11h30, ngày 18/11, hai học sinh của Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi là Đỗ Lê V. và Hoàng Yến M., do mâu thuẫn trong khi trao đổi trên mạng xã hội nên cả hai hẹn nhau sau giờ học buổi sáng đến khu vực một sân bóng để giải quyết. Học sinh Đỗ Lê V. bị Hoàng Yến M. cùng các nữ sinh trên túm tóc giật ngã, dùng tay, chân đấm, đá gây xây xước, sưng nề ở vùng mặt, tay, chân.

Khi đoạn clip nêu trên được tung lên mạng xã hội, gây bức xúc dư luận, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo lãnh đạo Sở GD&ĐT Thanh Hóa rà soát, nắm sự việc liên quan, báo cáo bằng văn bản về Bộ. Đồng thời, Bộ yêu cầu địa phương làm rõ mâu thuẫn của nhóm học sinh dẫn đến đánh bạn. Đối với một số học sinh của trường, học sinh trường khác và các thanh niên đứng bên ngoài cổ vũ, địa phương cần có hình thức kỷ luật phù hợp.

Ông Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết, Bộ đã yêu cầu Sở GD&ĐT Thanh Hóa chỉ đạo Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi tổ chức động viên, thăm hỏi, phối hợp bệnh viện thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe và làm tốt công tác tư tưởng giúp ổn định tâm lý cho em Đ.L.V - học sinh bị đánh.

Nữ sinh bị đánh “hội đồng” dã man: Bao giờ bạo lực học đường chấm dứt? - Ảnh 1.
Nữ sinh Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đánh bạn dã man. Ảnh cắt từ clip

Làm sao ngăn được bạo lực học đường?

Vụ việc nêu trên chỉ là một trong số rất nhiều vụ học sinh đánh nhau, đánh "hội đồng" bạn học xảy ra trong và ngoài nhà trường thời gian gần đây. Mặc dù Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều chỉ đạo các địa phương, chỉ đạo các đơn vị, trường học tăng cường công tác giáo dục, phòng chống bạo lực học đường. Song, số vụ và tính chất các vụ bạo lực học đường vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Đáng buồn, hiện tượng học sinh bị bạn học đánh "hội đồng", nhiều học sinh chứng kiến không những không can ngăn còn cổ vũ, reo hò, lấy điện thoại ra quay và tung lên mạng xã hội.

Chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay, TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho biết, bạo lực học đường ngoài yếu tố bồng bột của tuổi học sinh còn có các yếu tố khác chính từ sự quan tâm, giáo dục của các gia đình. Nhiều gia đình khó khăn không có thời gian để dạy con, còn một số gia đình khá giả lại nuông chiều, coi việc học tập của con chỉ cần tiền là xong…

"Lâu nay, chúng ta thường hay đổ lỗi cho giáo viên không dạy dỗ được học sinh dẫn đến việc học sinh đánh nhau, nhưng thực tế trách nhiệm này còn ở phía cha mẹ. Cha mẹ phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục con cái. Để giảm bạo lực học đường, cần có chế tài mạnh tay để các em hiểu được bản thân các em và gia đình phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái. Cụ thể là hình thức phạt tiền, học sinh vi phạm có thể vừa học vừa lao động công ích để suy nghĩ về sai phạm và sửa chữa, không tái phạm" - TS. Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.

Theo các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, bạo lực học đường không chỉ có bạo lực thể chất, mà còn bạo lực tâm lý. Đáng chú ý, bạo lực học đường hiện nay cũng đã có sự "chuyển dịch" khi bạo lực trực tiếp càng ngày càng giảm còn bạo lực trực tuyến càng ngày càng gia tăng. Hiện nay, do các quy định mới đều nới lỏng các hình thức kỷ luật học sinh như chỉ đình chỉ học tập không quá 2 tuần; bỏ hình thức phê bình trước toàn trường… Thay vào đó, các quy định mới tăng cường kỷ luật tích cực nhằm giáo dục học sinh.

Do đó, muốn giảm bạo lực học đường, cần tăng cường hơn nữa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, các em được học cách tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng bản thân và khoan dung với bạn học. Vai trò của nhà trường, cụ thể là lãnh đạo nhà trường và giáo viên chủ nhiệm cũng phải có kỹ năng xử lý tình huống, hiểu tâm lý sư phạm, có thể giải quyết được các trường hợp xung đột trong nhà trường. Giáo viên gần gũi để hiểu các em và đủ khôn khéo, cứng rắn để uốn nắn, ngăn chặn hành vi xấu của học sinh; thường xuyên liên lạc, kết nối với gia đình để phối hợp giáo dục học sinh.

Tin cùng chuyên mục

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

6:00 | 26/04/2024

Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

6:00 | 25/04/2024

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

6:00 | 24/04/2024

Lựa chọn hướng đi du học nước ngoài sau khi tốt nghiêp THPT hoặc đại học là hướng đi phát triển của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc những điều đặc biệt quan trọng sau đây trước khi đưa ra quyết định đi du học nước ngoài.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.