Phát hiện AstraZeneca đứng số 1 về ngăn ngừa nhập viện khi so sánh 4 loại vắc xin phòng COVID-19

13:17 | 07/09/2021

Vốn mang tiếng là “hàng bình dân”, vắc xin AstraZeneca vừa được khẳng định có hiệu quả giảm nguy cơ nhập viện cao nhất khi so sánh với một số loại vắc xin phòng COVID-19 khác.

Theo The Sun, đây là kết quả từ nghiên cứu mới của các nhà khoa học Bahraini kết hợp cùng chuyên gia tại Đại học Columbia ở New York.

Nghiên cứu mới cho thấy vắc xin AstraZeneca có hiệu quả ngừa khả năng mắc COVID chuyển nặng phải nhập viện tốt nhất. Ảnh: Reuters

Theo đó, trong số những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca thì chỉ có 1,52% phải nhập viện và 0,03% tử vong do COVID-19.

Trong khi đó, với nhóm đã tiêm Pfizer thì tỷ lệ nhập viện là 1,99% và tỷ lệ tử vong là 0,15%.

Tỷ lệ nhập viện ở số người đã tiêm vắc xin Sputnik là 2,24%, còn ở Sinopharm là 6,94%. 

Ở những người chưa được tiêm vắc xin, tử lệ tử vong khoảng 1,32% và tỷ lệ phải nhập viện 13,22%.

Các tác giả nghiên cứu cho biết: “Tất cả 4 loại vắc xin đều giúp giảm nguy cơ nhiễm virus corona, khả năng phải nhập viện, điều trị tích cực và tử vong khi so sánh với những người không tiêm vắc xin”.

Hungary hiện là quốc gia châu Âu đầu tiên tiêm mũi nhắc lại mũi thứ 3 vắc xin ngừa Covid-19. Ảnh: Hungary Today

Kết quả nghiên cứu này có nhiều điểm tương đồng với một thống kê gần đây tại Hungary. 

Theo Hungary Today ngày 4/9, dữ liệu mới về tác dụng của các loại vắc xin phòng COVID-19 tại nước này, bao gồm AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Sputnik và Janssen cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh sau 21 ngày tiêm mũi thứ 2 của từng loại vắc xin là:

AstraZeneca: 0,008 %

Moderna: 0,042%

Sputnik: 0,052%

Pfizer: 0,086%

Sinopharm 0,182%

Janssen là loại chỉ cần tiêm một liều thì có 0,006% số người đã tiêm nhiễm bệnh sau 21 ngày tiêm. 

Theo trang báo Hungary, khó so sánh các loại vắc xin riêng lẻ vì mỗi loại được sử dụng với số lượng khác nhau và với những nhóm tuổi cũng như tình trạng sức khỏe khác nhau. Chẳng hạn, với vắc xin Jansen chỉ 17% những người đã được tiêm là trên 60 tuổi. Con số này lần lượt ở Pfizer: 37%; Moderna: 39%; Sinopharm: 55%, Sputnik: 29%, AstraZeneca: 30%.

Tuy nhiên, các dữ liệu đều cho thấy hiệu quả phòng nhiễm bệnh và giảm tử vong rõ rệt của việc tiêm vắc xin, đặc biệt là sau mũi thứ 2. Nhìn bảng thống kê dưới đây của Hungary có thể thấy, cứ một triệu người đã tiêm hai mũi vắc xin thì chỉ 30 người tử vong do COVID-19.

Ít nhất 3 tuần sau tiêm mũi đầu tiên

Ít nhất 3 tuần sau tiêm mũi thứ 2

0,2% số người đã tiêm nhiễm bệnh

0,086% nhiễm bệnh

0,05% phải nhập viện

0,013% phải nhập viện

0,012% tử vong 

0,003 tử vong 

Tin cùng chuyên mục

Ăn chuối vào bữa sáng có giảm cân không? Tác động bất ngờ với cơ thể khi bạn ăn chuối buổi sáng

Ăn chuối vào bữa sáng có giảm cân không? Tác động bất ngờ với cơ thể khi bạn ăn chuối buổi sáng

6:47 | 29/05/2022

Chuối rất ngon và tốt cho sức khỏe. Chúng chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu và có lợi cho tiêu hóa, tim mạch. Với nhiều lợi ích như vậy, có nên ăn chuối vào bữa sáng?

Hệ thống cửa hàng mẹ bầu và em bé An Ú - Shop mẹ và bé uy tín chất lượng

Hệ thống cửa hàng mẹ bầu và em bé An Ú - Shop mẹ và bé uy tín chất lượng

12:00 | 24/05/2022

“Mua hàng ở An Ú, mình hoàn toàn an tâm về chất lượng cũng như giá cả” - đó là những chia sẻ rất xúc tích của chị Đinh Thảo - 27 tuổi ở Bắc Ninh.

Nongshim và kế hoạch trong tương lai ở thị trường Việt Nam

Nongshim và kế hoạch trong tương lai ở thị trường Việt Nam

16:08 | 23/05/2022

Mì Shin Xào sản phẩm mới ra mắt của Nongshim hứa hẹn gây bão ở thị trường Việt Nam trong tương lai gần

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.