Phó Giám đốc CDC Hà Nội: Phim “Lửa ấm” đang tuyên truyền vô cùng sai lệch về nhiễm HIV

19:44 | 24/11/2020

Theo đại diện CDC Hà Nội, phim “Lửa ấm” phát sóng lúc 21h trên kênh VTV1 khiến dư luận hoang mang về việc phơi nhiễm HIV một cách dễ dàng.

Chiều 24/11, tại buổi họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, bà Lã Thị Lan – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC) đã thông tin về một số hoạt động ngăn chặn, phòng ngừa nguy cơ người nhiễm HIV, nhân kỷ niệm tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (tháng 12 hằng năm).

Tại buổi họp, bà Lan cho rằng, phim "Lửa ấm" phát sóng lúc 21h trên kênh VTV1 đang khiến dư luận hoang mang về việc phơi nhiễm HIV dễ dàng, nội dung tuyên truyền về nhiễm HIV đang vô cùng sai lệch.

Bà Lã Thị Lan – Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC) cho rằng, phim “Lửa ấm” phát sóng lúc 21h trên kênh VTV1 khiến dư luận hoang mang về việc phơi nhiễm HIV một cách dễ dàng.

Bà Lan thẳng thắn: "Trong tập 36 phát sóng gần đây, trong lúc nhân vật Hoàng vô tình cứu một bệnh nhân nữ có kết quả xét nghiệm máu nhiễm HIV đã có nguy cơ phơi nhiễm khi tiếp xúc với máu bệnh nhân và phải cách ly HIV 2 ngày".

Bà Lan khẳng định, điều này là vô cùng sai lầm. Bởi thứ nhất, việc phơi nhiễm HIV chưa hẳn là bị nhiễm HIV ngay được và việc phơi nhiễm không phải cách ly như COVID-19.

"Chi tiết này có lẽ đoàn phim xem nhiều COVID quá nên nhầm lẫn. Và một số chi tiết hoảng hốt của người nhà khi nhân vật Hoàng có nguy cơ phơi nhiễm HIV khiến những người làm chuyên môn như chúng tôi vô cùng bức xúc. Chúng tôi không hiểu sao đoàn phim có thể tuyên tuyền vấn đề nhiễm HIV sai lầm như vậy", bà Lan thẳng thắn.

Phân cảnh nhân vật Hoàng (Mạnh Quân thủ vai) biết mình có khả năng bị phơi nhiễm HIV. Ảnh: VTV

Theo bà Lan, năm 1991, Hà Nội phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên, đến nay đã tròn 30 năm. Nhiều năm qua việc tuyên truyền chống kỳ thị người HIV đạt nhiều kết quả, vấn đề kỳ thị được giảm rõ rệt. Ngoài ra, Hà Nội đã hỗ trợ tiếp cận với những người nhiễm HIV qua chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV tại thành phố được đồng bộ.

Bà Lan cho biết thêm, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Mehtadone bắt đầu từ năm 2009, cơ sở điều trị Methadone đầu tiên được mở tại Nam Từ Liêm; đến hết năm 2010 có 6 cơ sở được mở thu dung 1.230 bệnh nhân.

Đến năm 2020, Hà Nội tiếp tục thẩm định mở mới 6 cơ sở điều trị methadone cho những người nhiễm HIV.

Toàn cảnh buổi họp báo Thành ủy Hà Nội chiều nay (24/11).

Bà Lan cho hay: "Từ năm 2018, Hà Nội tiến hành điều trị dự phòng trước phơi nhiễm, đây được xem là đột phá mới trong công tác dự phòng lây nhiễm HIV, đến nay đã có 2026 người đang điều trị.

Quan trọng nhất, nếu những người HIV điều trị bằng thuốc ARV sớm sẽ có hiệu quả vô cùng to lớn không chỉ cứu sống chính mình, mà còn là biện pháp phòng dự lây nhiễm hiệu quả nhất trong cộng đồng. Đặc biệt là qua đường tình dục và mẹ truyền sang con".

Từ hình thức xét nghiệm tự nguyện truyền thống, năm 2020, Hà Nội đã mở rộng hình thức tiếp cận, triển khai các biện pháp tiếp cận online đối với các đối tượng nguy cơ cao qua các trang mạng xã hội.

Tuy nhiên, tình hình HIV qua quan hệ tình dục vẫn còn tăng mạnh, cộng thêm tính chất biến động dân cư của Thủ đô làm cho dịch khó kiểm soát và khó phát hiện hơn.

Theo bà Lan, năm 2021, CDC Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/ADIS, thực hiện mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân, 90% người chẩn đoán HIV được điều trị ARV, 90% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế).

Theo bà Lan, tính đến 31/10/2019, số trường hợp nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam là 211.981 người. Trong số đó, 103.462 người đã tử vong.

Chỉ trong 10 tháng năm 2019, cả nước đã phát hiện 8.479 người nhiễm HIV, 1.496 người nhiễm HIV tử vong. Số mới phát hiện tập trung ở độ tuổi từ 16 – 29 tuổi (40,1%) và 30 – 39 tuổi (33,8%). Trong đó, đường lây chủ yếu là qua quan hệ tình dục không an toàn (67,2%) và qua đường máu (16,6%), từ mẹ sang con (1,8%).

Riêng tại Hà Nội, tính đến 31/10/2019, đã phát hiện được 29.931 ca nhiễm HIV qua các năm, chiếm 9,6% số người nhiễm HIV của cả nước. Qua đó, Hà Nội là địa phương có số người nhiễm lớn thứ 2 chỉ sau TP Hồ Chí Minh.

Các trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện năm 2020, chủ yếu là nam giới 78,7%; độ tuổi từ 15-25 chiếm 26,3%, tăng 8,1% so với năm 2010. Tỷ lệ nhiễm HIV là nữ có xu hướng tăng trong 15 năm trở lại đây từ 17,6% lên đến 21,3 % đặc biệt năm 2012 tỷ lệ nữ nhiễm HIV mới phát hiện chiếm 31,7%.

Trong 10 tháng đầu năm 2020, toàn TP Hà Nội đã có 6.712 người nghiện chích ma túy được nhận bơm kim tiêm, 2.582 phụ nữ mại dâm được tiếp cận chương trình bao cao su; 5.708 người nam quan hệ tình dục đồng giới được tiếp cận chương trình bao cao su. Chương trình cấp phát 941.649 bơm kim tiêm; 1.477.926 bao cao su cấp miễn phí cho đối tượng nguy cơ cao.

Đến 31/10, Hà Nội đã xét nghiệm cho 368.036 trường hợp, trong đó 41.506 trường hợp xét nghiệm tại cộng đồng (có 745 trường hợp tự xét nghiệm), 190.294 trường hợp được xét nghiệm miễn phí tại các Trung tâm Y tế quận/huyện/xã và 136.236 trường hợp xét nghiệm tại các bệnh viện; phát hiện 1.955 trường hợp dương tính, trong đó có 327 ca xét nghiệm lại, 456 ngoại tỉnh, 80 trường hợp không rõ và 1.092 trường hợp thường trú tại Hà Nội. So với cùng kỳ năm 2019 (1.022 trường hợp), phát hiện tăng 70 ca nhiễm mới.

Tin cùng chuyên mục

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

Hàng hóa dịch vụ thiết yếu được Hà Nội theo dõi chặt như thế nào?

Hàng hóa dịch vụ thiết yếu được Hà Nội theo dõi chặt như thế nào?

7:25 | 19/04/2024

GĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu thực hiện các biện pháp điều hành giá, bình ổn giá các mặt hàng thuộc diện bình ổn, các hàng hóa dịch vụ thiết yếu nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Tin vui cho hàng nghìn công chức, sẽ tiếp tục được tăng lương từ 2025

Tin vui cho hàng nghìn công chức, sẽ tiếp tục được tăng lương từ 2025

6:00 | 19/04/2024

Từ 1/7/2024, sẽ cải cách tiền lương cho hàng loạt cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, theo nghị quyết 27, dự kiến tăng lương tiếp từ 2025 cho công chức viên chức.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.