Robot khổng lồ đào hầm đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội hoạt động thế nào?

15:40 | 11/11/2020

Robot đào hầm đầu tiên đã cập cảng Hoàng Diệu, Hải Phòng vào cuối tháng 10 vừa qua và dự kiến tháng 3/ 2021, robot đào ngầm sẽ bắt đầu khoan tuyến ngầm đầu tiên.

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội được áp dụng công nghệ khoan hầm tiên tiến bậc nhất thế giới với robot TBM (Tunnel Boring Machine). Trước đó tại TP Hồ Chí Minh, công nghệ này đã được áp dụng cho tuyến Metro 1B (Bến Thành – Suối Tiên).

Trên thế giới, hầu hết các siêu dự án lựa chọn sử dụng công nghệ này bởi sự tiên tiến của nó tuy nhiên nó cũng là một công nghê cực kỳ phức tạp và tốn kém.

Hình ảnh mặt cắt máy TBM ở Alice New Zealand.

Có thể thấy đây là một máy khoan hình trụ có kích thước khổng lồ, dài hơn 100m, nặng khoảng 850 tấn với bộ phận khiên đào phía trước đường kính 6,55m. Với kích thước này nó có thể chứa công nhân bên trong vận hành robot cùng nhiều bộ phận phức tạp như đầu cắt, khiên đào, buồng điều áp xi lanh đẩy, hệ thống chuyển đất thải…

Hình ảnh quá trình đưa chiếc máy Bertha TBM xuống lòng đất trong một dự án tại Mỹ.

Để robot có thể đi vào hoạt động, cần quá trình lắp đặt mất khá nhiều thời gian. Trong dự án tuyến số 3 này, các nhà thầu sử dụng cần cẩu 500 tấn đưa các bộ phận xuống tầng đáy của ga để thực hiện việc lắp đặt. Quá trình này dự tính sẽ kéo dài trong khoảng 2 tháng.

Sau khi lắp đặt hoàn thiện, cơ chế hoạt động của máy sẽ tiến hành theo hình thức cuốn chiếu, khoan đến đâu vỏ hầm sẽ được lắp tới đó. Với điều kiện lý tưởng máy có thể đào lên tới 10m đường hầm mỗi ngày.

Hình ảnh robot trong quá trình đào hầm.

Máy hoạt động nhờ nguyên lý sử dụng lực đẩy và chuyển động của máy áp lực lên gương hầm và đưa đất thải ra ngoài hẫm bằng vít tải xoay. Chiếc máy này cần có nước hoặc chất cải tạo đất như chất tạo bọt và polymer để duy trì sự thống nhất thích hợp của đất thải.

Hình ảnh robot khổng lồ TBM vận hành.

Quá trình đào và chuyển đất thải ra ngoài hoạt động theo dây chuyền. Chất thải được cân trực tiếp trong máy khoan, trên băng chuyền hoặc đo bằng laze. Đất đi qua vít tải sẽ được đưa lên băng chuyền của máy TBM và đổ vào toa chở đất thải trên đoàn xe chở hàng. Đoàn xe này sẽ vận chuyển tất cả vật liệu quay trở lại hố hoặc ga hạ máy TBM. Lúc này cần cẩu sẽ nâng toa xe chở đất thải lên trên bề mặt và đổ vào khu vực đổ đất thải quy định, tại đây vật liệu được vận chuyển đến điểm đổ thải cuối cùng.

Tin cùng chuyên mục

7 trường hợp không được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2024

7 trường hợp không được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2024

6:00 | 29/03/2024

Trong quá trình nộp thuế, người nộp thuế sẽ ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức khác thực hiện nghĩa vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không được ủy quyền. Đó là những trường hợp nào?

5 đối tượng khi bị tinh giản biên chế, vẫn được nhận lương hưu khi đáp ứng điều kiện này

5 đối tượng khi bị tinh giản biên chế, vẫn được nhận lương hưu khi đáp ứng điều kiện này

6:00 | 28/03/2024

Theo BHXH Việt Nam, nghỉ hưu trước tuổi theo chính sách tinh giản biên chế hiện hành, ngoài yêu cầu về số năm đóng BHXH, còn phải đáp ứng những điều kiện khác.

Hàng triệu người mừng thầm có thể dùng một loại thẻ thay thế hàng loạt giấy tờ từ 1/7/2024

Hàng triệu người mừng thầm có thể dùng một loại thẻ thay thế hàng loạt giấy tờ từ 1/7/2024

6:00 | 26/03/2024

Để thuận tiện trong các giao dịch hành chính, từ 1/7/2024, công dân sẽ được cấp một căn cước điện tử có thể thay các loại giấy tờ quan trọng khi thực hiện các thủ tục.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.