Rối loạn đông máu: Nguyên nhân, triệu chứng và những điều cần lưu ý

17:54 | 01/12/2021

Rối loạn đông máu là hội chứng máu chảy mà không đông lại như bình thường do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu. Đây là dạng bệnh khá nguy hiểm. Nếu xem nhẹ bệnh rối loạn đông máu, có thể dẫn đến các biến chứng và nguy hại đến tính mạng.

Theo Báo Sức khỏe & Đời sống, bệnh nhân Đ.V.H (SN 1977, trú tại Kim Thượng, Tân Sơn, Phú Thọ) được gia đình đưa vào Khoa Cấp cứu (Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ) trong tình trạng sưng nề vùng cổ chân lan rộng bàn chân, cẳng chân, đùi phải kèm theo có nốt nanh độc, rỉ máu tươi qua vết thương.

Qua thăm khám và khai thác bệnh sử, các bác sĩ nghĩ đến khả năng bệnh nhân bị rắn lục cắn và chỉ định người bệnh đi làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân có tình trạng rối loạn đông máu, kèm theo giảm tiểu cầu. Bệnh nhân được cho dùng huyết thanh kháng nọc đặc hiệu kháng nọc rắn lục tre và truyền khối tiểu cầu.

Sau 6 giờ dùng huyết thanh, các tình trạng lâm sàng cải thiện rõ rệt, bệnh nhân đỡ sưng nề tại chỗ rắn cắn, hết chảy máu, xét nghiệm tiểu cầu, đông máu cải thiện và ổn định. Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân đã được ra viện.

Chia sẻ về trường hợp trên, BS Hà Thế Linh - Khoa Cấp cứu, BVĐK tỉnh Phú Thọ cho biết: Đây là trường hợp rắn lục cắn được dùng huyết thanh kháng nọc đầu tiên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ có kết quả điều trị tiến triển tốt. 

Sức khỏe của bệnh nhân đã hồi phục tốt sau điều trị rối loạn máu đông do rắn cắn. Ảnh: PV

Theo BS Linh, có rất nhiều trường hợp sau khi rắn cắn chỉ vì xử lý chậm của người thân mà người bệnh rơi vào tình trạng liệt cơ, dẫn tới suy hô hấp và tử vong. Do đó, khi không may bị rắn cắn, người bệnh không nên garo vết thương mà cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và nhanh chóng đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có.

Liên quan đến bệnh rối loạn máu đông, theo Bệnh viện Vinmec, hiện nay tại Việt Nam mới chỉ có khoảng 50% bệnh nhân bị bệnh được chẩn đoán và điều trị, số bệnh nhân còn lại không được điều trị sẽ dễ mắc các biến chứng nguy hiểm do máu khó đông gây ra. Người mắc bệnh này hoàn toàn có thể sống như người bình thường nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Do sự hiểu biết của bệnh nhân cũng như cộng đồng về bệnh máu khó đông còn nhiều hạn chế nên đa số người bệnh được phát hiện khi đã muộn. Một nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 60% người lớn và 20% trẻ em mắc bệnh máu khó đông bị tàn tật, điều này có nguyên nhân từ việc phát hiện và điều trị muộn.

Rối loạn đông máu là hội chứng máu chảy mà không đông lại như bình thường.

1. Rối loạn đông máu là gì?

Rối loạn đông máu là hội chứng máu chảy mà không đông lại như bình thường do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu.

Với những người bình thường, khi bị chảy máu, các tiểu cầu sẽ kết dính với nhau bởi các yếu tố đông máu, các cục máu đông được hình thành giúp cầm máu. Tuy nhiên, ở những người bị rối loạn đông máu, do các yếu tố đông máu bị thiếu hoặc hoạt động không bình thường khiến máu chảy liên tục và khó cầm.

2. Nguyên nhân gây rối loạn đông máu

Do tiểu cẩu bị tổn thương về hình thái và chức năng trong đó chức năng đông máu không thể hoạt động bình thường.

Máu có thể sẽ dễ dàng đông hơn bình thường nếu lưu lượng máu chảy chậm.

Do yếu tố di truyền: Rối loạn đông máu có thể truyền từ bố mẹ sang con. Tuy nhiên, ở mỗi thành viên thì tình trạng chảy máu cũng sẽ khác nhau vì gen gây rối loạn đông máu nằm ở nhiễm sắc thể X nên bé trai sẽ có nguy cơ bị di truyền cao hơn so với bé gái.

Do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu VIII, IX,

Cơ thể thiếu vitamin K khiến các yếu tố đông máu bị suy giảm gây nên tình trạng rối loạn cầm máu.

Do thành mạch: Các bệnh lý nhiễm trùng, bệnh mãn tính, dị ứng, bệnh tự miễn… gây tổn thương thành mạch gây nên nguy cơ bị chảy máu.

Do một số loại thuốc: Thuốc chống đông máu, kháng sinh… sẽ ngăn chặn sự tái tạo và tăng trưởng những mạch máu mới dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu.

Những đối tượng bị khiếm khuyết gen V leiden (loại gen cần thiết trong quá trình đông máu).

Do nhóm máu: Những người có nhóm máu O sẽ có nguy cơ cao bị bệnh rối loạn đông máu hơn so với những người mang nhóm máu khác.

Gan bị rối loạn bởi gan là cơ quan hình thành các yếu tố ức chế đông máu.

Có thể do sự thiếu hụt protein trong máu hoặc protein có tồn tại nhưng hoạt động không bình thường khiến máu khó đông.

3. Đối tượng mắc bệnh rối loạn đông máu

Mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh rối loạn đông máu và phải mất rất nhiều thời gian để điều trị.

Người nhóm máu O có nguy cơ cao bị bệnh rối loạn đông máu hơn so với những người mang nhóm máu khác.

4. Các thể của rối loạn đông máu

Thể bệnh của rối loạn đông máu được chia thành 2 nhóm thể:

Loại yếu tố thiếu hụt:

Hemophilia A: thiếu yếu tố VIII, chiếm gần 85% các đối tượng bị rối loạn đông máu.

Hemophilia B: thiếu yếu tố IX, chiến gần 14% các đối tượng mắc bệnh.

Hemophilia C thiếu yếu tố tiền thromboplastin huyết tương (XI).

Theo mức độ giảm yếu tố: Nếu yếu tố VIII dưới 30% là cơ thể đang bị rối loạn đông máu, chia thành các thể sau:

Nồng độ yếu tố VIII < 1% ở thể nặng.

Nồng độ yếu tố VIII từ 1-5% ở thể trung bình.

Nồng độ yếu tố VIII trên 5% và dưới 30% ở thể nhẹ.

5. Triệu chứng rối loạn đông máu

Chảy máu nhiều sau khi nhổ răng.

Thường xuyên chảy máu cam và kéo dài.

Chảy máu bất thường mà không có nguyên nhân cụ thể.

Thường xuyên chảy máu răng lợi.

Cơ thể xuất hiện những vết bầm tím mà không rõ nguyên nhân.

Chảy máu bất thường sau khi tiêm chủng.

Máu có trong phân hoặc nước tiểu.

Các khớp bị sưng đau.

Lưu lượng máu trong thời kỳ kinh nguyệt có thể sẽ tăng nếu bạn bị rối loạn đông máu.

Cảm thấy mệt mỏi, khó thở.

Nôn mửa xảy ra kèm theo máu.

Xuất hiện những huyết khối tĩnh mạch gây ra tình trạng suy tĩnh mạch, ở chân, đùi các mạch máu nổi lên chằng chịt.

Người bệnh có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ nếu tình trạng rối loạn đông máu xảy ra ở động mạch.

Người bệnh bị chứng đau đầu kéo dài.

Các khớp như đầu gối, vai, hông, bắp tay, bắp chân bị đau sưng đột ngột.

Bệnh nhân bị rối loạn đông máu ở phổi thường cảm thấy đau ngực, khó thở.

6. Biến chứng của rối loạn đông máu

Chảy máu sâu bên trong.

Tổn thương khớp.

Nhiễm trùng nặng.

Phản ứng với điều trị yếu tố đông máu.

Rối loạn đông máu.

7. Rối loạn đông máu có chữa được không?

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị nào chữa được bệnh rối loạn đông máu bởi đây là bệnh có tính di truyền, do đó chỉ có thể khắc phục và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Điều trị bệnh rối loạn đông máu đòi hỏi phải mất một thời gian dài và phải phụ thuộc vào các yếu tố đông máu thay thế.

Xét nghiệm máu để xác định bệnh rối loạn đông máu.

8. Xét nghiệm chẩn đoán rối loạn đông máu 

Xét nghiệm công thức máu: Xác định được lượng tiểu cầu có trong máu.

Xét nghiệm thời gian chảy máu: Đo thời gian máu ngừng chảy.

Xét nghiệm đông máu thông thường: Có thể thực hiện xét nghiệm PT hoặc APT để kiểm tra hoạt động của các yếu tố đông máu.

Xét nghiệm để theo dõi việc sử dụng thuốc chống đông: Thuốc chống đông máu có thể gây ra một số phản ứng đối với cơ thể trong quá trình sử dụng thuốc. Chảy máu có thể xảy ra nếu thuốc được dùng quá nhiều, ngược lại với liều lượng quá ít có thể gây nên việc hình thành các cục máu đông.

Xét nghiệm các yếu tố đông máu cụ thể: Số lượng các yếu tố đông máu và ức chế đông máu được xác định bằng các phương pháp khác nhau.

Xét nghiệm để đánh giá khả năng ngưng kết của tiểu cầu: Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra chức năng của tiểu cầu.

Xét nghiệm để kiểm tra tình trạng máu dễ đông: Cần thực hiện một số xét nghiệm nếu cơ thể xuất hiện cục máu đông bất thường trong mạch máu. Khi các cục máu đông dễ hình thành, có thể thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra yếu tố V leiden.

Bổ sung vitamin K bằng tiêm dưới da để cải thiện bệnh rối loạn đông máu.

9. Phương pháp điều trị rối loạn đông máu

Biện pháp điều trị cho bệnh rối loạn đông máu là thay thế các yếu tố đông máu bằng một ống đặt trong tĩnh mạch, để ngăn ngừa chảy máu hoặc áp dụng hình thức truyền máu.

Các phương pháp điều trị khác gồm có thuốc giúp giải phóng các yếu tố đông máu, chất thúc đẩy đông máu và chữa lành, tiêm vaccine và vật lý trị liệu để làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng chảy máu bên trong làm hỏng khớp.

Bổ sung vitamin K bằng tiêm đường tĩnh mạch, dưới da, tiêm bắp hoặc đường uống; truyền Plasma tươi đông lạnh 10 - 15 ml/kg (4 -6 đơn vị) và tiểu cầu trong trường hợp có chảy máu hoạt động.

10.  Người bị rối loạn đông máu cần chú ý điều gì?

Không nên châm cứu, tiêm bắp, massage,... Không ăn những thức ăn cứng, có xương.

Nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để nhận được sự tư vấn của bác sĩ khi gia đình có người bị bệnh rối loạn đông máu, tránh nguy cơ lây bệnh cho thế hệ sau.

Thực đơn của những người bị rối loạn đông máu nên bổ sung thêm khoai tây, rau cải, bí ngô...

Bệnh nhân nên tránh các va chạm gây chảy máu, nếu tình trạng chảy máu xảy ra cần đến cơ sở y tế để xử lý vết thương ngay, không nên tự xử lý ở nhà.

Khi sử dụng thuốc hỗ trợ cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.