Rối loạn tiền đình khi mang thai - nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

11:16 | 25/05/2022

Rối loạn tiền đình khi mang thai là bệnh lý gì? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh, điều trị, chăm sóc bệnh nhân như thế nào?

Rối loạn tiền đình là sự quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ khi mang thai không chỉ bởi vì tình trạng mệt mỏi, khó chịu mà còn bởi nỗi lo lắng bệnh lý sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Việc tìm hiểu về bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai sẽ đảm bảo bệnh được điều trị kịp thời, an toàn và giải quyết sự quan ngại ảnh hưởng đến bé của các mẹ bầu.

Bài viết có sử dụng lại một số tư vấn chuyên môn của PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc từng đăng tải trên báo Sức khỏe & Đời sống.

Giải thích bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai 

Để hiểu tường tận về bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai, thì mẹ bầu trước tiên cần hiểu rõ về cơ thể:

Hệ thống tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh trung ương và nằm phía sau màng nhĩ. Tác dụng của dây thần kinh tiền đình (dây thần kinh số 8) là chuyển tín hiệu âm thanh bên ngoài từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh đến não. Bộ phận tiền đình giúp cơ thể giữ trạng thái thăng bằng. Khi thực hiện động tác di chuyển hay thực hiện các động tác xoay cúi người…. hệ tiền đình sẽ nghiêng theo để giữ tư thế cân bằng.

Rối loạn tiền đình khi mang thai là tình trạng dây thần kinh tiền đình bị tổn thương khi phụ nữ mang thai. Khi đó, thông tin dẫn truyền lên não bị sai lệch đồng thời thông tin nhận được từ não chậm hoặc không chính xác. Bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai sẽ dẫn đến các triệu chứng mất cân bằng như đi đứng lảo đảo, té ngã, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thị lực… 

Nhiều khi tình trạng đau tiền đình, còn khiến nhận thức hoặc tâm lý bà bầu thay đổi làm lo lắng quá mức, giảm khả năng chú ý, khó tập trung. Các triệu chứng này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, gây phiền toái, cản trở đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai 

Ở phụ nữ mang thai triệu chứng rối loạn tiền đình xảy ra rõ rệt mà mẹ bầu hoàn toàn có thể nhận ra như:

  • Những cơn đau thường xuyên xuất hiện: Vào lúc nửa đêm hoặc sáng sớm bà bầu thường xuất hiện những cơn đau. Khi bị những cơn đau do bệnh rối loạn tiền đình làm phiền, mẹ bầu sẽ thấy chóng mặt, choáng váng, khó giữ được thăng bằng.

  • Bị tê bì chân tay thường xuyên: Khi mang thai kèm theo chứng bệnh rối loạn tiền đình, bà bầu sẽ xuất hiện triệu chứng tê bì chân tay, cảm giác như có kiến bò dưới da

  • Thấy mọi vật quay cuồng đảo lộn: Khi bà bầu thức giấc vào buổi sáng thường có cảm giác lao đao, cảm thấy khó khăn khi ngồi dậy thậm chí bị ngã xuống. Bà bầu còn khó tập trung vào một điểm, hay thấy tiếng ve kêu râm ran bên tai. 

  • Chỉ nằm được một tư thế và khó ngồi dậy: Khi ngủ bà bầu chỉ nằm được ở một tư thế (nghiêng là chủ yếu) hoặc đã nằm rồi thì rất khó khăn ngồi dậy. Nhất là vào buổi sáng, thường có cảm giác lao đao, đi đứng khó khăn. 

  • Cơ thể mệt mỏi nhiều hơn: Bà bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, mạch đập nhanh hơn, bị tụt huyết áp liên tục, có cảm giác buồn nôn và nôn rất nhiều, nhiều khi bị ù tai kéo dài.

  • Dễ thay đổi tâm trạng, cảm xúc: Tình trạng mệt mỏi kéo dài của bệnh dẫn đến tâm trạng phụ nữ khi mang thai dễ bị cáu gắt hơn, khó chịu, lo lắng nhiều hơn. Triệu chứng nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn trầm cảm.

Những dấu hiệu này thường đến cùng lúc hoặc riêng lẻ và diễn ra từ vài giờ đến vài ngày tùy theo mức độ và tình trạng bệnh rối loạn. Ngoài ra, các triệu chứng này cũng dễ bị bà bầu lầm tưởng là những cơn ốm nghén thai kỳ. Do đó bà bầu và người thân cần chủ động phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện bệnh.

Nguyên nhân bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang bầu, và thông thường là do những vấn đề cơ thể.

Do giai đoạn ốm nghén thai kỳ

Trong cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi hormone HCG khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu, chán ăn… Nếu không nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ dẫn đến máu lên não bị thiếu hụt gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

Lúc mang thai cơ thể cũng sẽ thiếu sắt đồng nghĩa việc lượng máu lưu thông lên não cũng không đủ. Ngoài ra còn do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi cũng có thể khiến các mẹ bầu bị tụt huyết áp…

Thời gian làm việc của bà bầu chưa cân đối

Trong giai đoạn mang bầu, thai phụ nếu làm việc quá nhiều, không cân đối thời gian nghỉ ngơi - làm việc sẽ dẫn đến kiệt sức, mất ngủ, stress căng thẳng,… Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý, mà tâm lý không ổn định chính là nguyên nhân phổ biến gây bệnh rối loạn tiền đình.

Tâm lý bà bầu thất thường

Khi có bầu, phụ nữ thường có tâm lý căng thẳng do lần đầu mang thai hoặc do bị stress về vấn đề cuộc sống, áp lực công việc, gia đình… Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến tâm lý nhạy cảm hơn. 

Chế độ sinh hoạt thất thường ở bà bầu

Bên trong cơ thể bà bầu đã có sự thất thường, lại có chế độ sinh hoạt không lành mạnh như: thức khuya, mất ngủ kéo dài, ngồi một chỗ quá lâu, lười vận động, ăn uống không đầy đủ,… Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai.

Do bệnh lý khác

Thai phụ mắc các bệnh như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ, rối loạn thần kinh, bệnh tim mạch,…

Một nguyên nhân khác đó là sử dụng các loại thuốc không an toàn, sử dụng quá liều không đúng chỉ định khiến tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Rối loạn tiền đình khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thực tế, hầu hết chị em phụ nữ khi mang thai đều mắc chứng bệnh rối loạn tiền đình. Và các sản phụ bị rối loạn tiền đình vẫn mang thai và sinh nở bình thường, cũng như có sức khỏe đảm bảo sau sinh. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, mẹ bầu phải đối mặt với những triệu chứng như hoa mắt, chóng mắt, ù tai, tâm lý không ổn định…. Những triệu chứng này không ảnh hưởng trực tiếp đến em bé nhưng lại có tác động gián tiếp tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:

  • Việc mẹ bầu mệt mỏi chán ăn, cơ thể lười vận động khi bị bệnh sẽ khiến thai nhi không được cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng. Điều này khiến nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng, thấp còi tương đối cao, hệ miễn dịch cũng kém.

  • Mẹ bầu khi bệnh luôn trong trạng thái tâm lý căng thẳng, lo sợ rất dễ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí trầm cảm. Chính điều này sẽ gây ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển trí não của em bé trong bụng mẹ. 

  • Trong quá trình mang thai mẹ bầu lạm dụng thuốc giảm đau, chóng mặt để làm giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

  • Mẹ bầu thường xuyên hoa mắt chóng mặt, khả năng thăng bằng kém khiến việc đi đứng khó khăn, dễ té ngã trong quá trình di chuyển gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

  • Ngoài ra đi đứng không vững, choáng ngất khi mang thai 3 tháng đầu còn có thể gây ra tình trạng liệt nửa người sau sinh, teo tứ chi vô cùng nguy hiểm nếu thai phụ không được theo dõi, quan tâm thường xuyên.

Bởi vậy, nếu mẹ bầu có những dấu hiệu liên quan đến bệnh rối loạn tiền đình thì cần đến gặp ngay bác sĩ để có thể phát hiện bệnh và can thiệp y tế kịp thời.

Điều trị rối loạn tiền đình cho mẹ bầu

Để bệnh rối loạn tiền đình không ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi cũng như trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của bà bầu thì bà bầu càng điều trị sớm càng tốt. Dưới đây là những cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình dành cho bà bầu:

Tìm tới bác sĩ chuyên khoa

Khi thấy bản thân có những biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình, việc đầu tiên bà bầu cần làm đó chính là tìm đến các bác sĩ chuyên khoa. Thăm khám kịp thời để bác sĩ đưa ra những phương án y tế can thiệp phù hợp giúp hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra. Giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ cũng như sự phát triển của bé.

Khi được chẩn đoán và có pháp đồ điều trị thì mẹ bầu cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Đến thăm khám đúng kỳ, sử dụng thuốc đúng chỉ định để đảm bảo các triệu chứng bệnh được cải thiện.

Điều trị rối loạn tiền đình khi mang thai bằng thuốc Tây y

Phụ nữ khi có thai luôn phải chú ý cân nhắc việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình. Có rất nhiều loại thuốc điều trị đau tiền đình trên thị trường chỉ định không dùng cho phụ nữ có thai. Nếu chủ quan tùy tiện sử dụng rất có thể gây dị tật thai nhi, sảy thai, lưu thai hoặc sinh non,… 

Vì vậy khi đang mang thai bà bầu cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh tình để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất không gây ảnh hưởng cho bé. Một số loại thuốc Tây thường được các bác sĩ cân nhắc kê cho phụ nữ có thai khi mắc chứng bệnh rối loạn tiền đình như sau:

  • Thuốc Piracetam Cetampir 800mg: chứa hoạt chất piracetam, tác động tích cực đến não và hệ thần kinh trung ương, giúp bảo vệ não bộ khỏi tình trạng thiếu oxy.

  • Thuốc Acetyl-DL-Leucine Tanganil 500mg: giúp kiểm soát các triệu chứng chóng mặt của bệnh rối loạn tiền đình.

  • Thuốc Acetab 650mg: Ở một số trường hợp bác sĩ có thể sử dụng khẩn cấp 1 viên Acetab 650mg giúp hoạt huyết dưỡng não.

  • Thuốc bổ chứa thành phần Gingko biloba, Piracetam… để hỗ trợ điều chỉnh sự suy giảm chức năng tiền đình.

Bà bầu dùng thuốc Tây trị rối loạn tiền đình theo đúng chỉ định bác sĩ.

Hầu hết thuốc Tây đều có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt, giai đoạn mang bầu khá nhạy cảm, nên người bệnh phải tuân theo hướng dẫn của các bác sĩ điều trị và không được tự ý sử dụng thuốc.

Điều trị rối loạn tiền đình khi mang thai bằng phương pháp Đông y

 Dưới đây là nguyên tắc điều trị rối loạn tiền đình theo Đông y:

  • Cần loại bỏ những yếu tố gây nhiễu loạn thần trí để làm lành những vùng tổn thương thần kinh.

  • Bồi bổ khí huyết, cân bằng âm dương, giúp mẹ bầu bị rối loạn tiền đình luôn giữ được tinh thần lạc quan.

  • Tăng cường chức năng vận mạch, điều hòa khí huyết để cải thiện quá trình lưu thông máu, nuôi dưỡng hệ thống tiền đình khỏe mạnh, giảm thiểu các tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

  •  Massage, xoa bóp, bấm huyệt đả thông mạch máu cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh

Tuy phương pháp điều trị theo Đông y không mang lại hiệu quả nhanh chóng như điều trị bằng thuốc Tây y, nhưng đây lại là phương pháp không gây tác dụng phụ và an toàn cho cả mẹ và bé.

Phòng tránh rối loạn tiền đình khi mang thai

Bà bầu cũng nên lưu ý những điều sau để phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình:

  • Bà bầu luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời. Tránh các cảm xúc tiêu cực, stress. Sớm ngày điều chỉnh thời gian làm việc, tránh hoạt động nặng, cường độ cao và hạn chế di chuyển nhiều. Nghỉ ngơi hợp lý kết hợp bổ sung các món ăn dinh dưỡng hợp lý, uống đủ nước mỗi ngày.

  • Phụ nữ mang thai không nên thức khuya và nên ngủ ít nhất 8 tiếng/ngày để tinh thần được thoải mái.

  • Đi bộ nhẹ nhàng, có thể tập yoga hay các bài tập cho mẹ bầu. Massage, xoa bóp bấm huyệt tại trung tâm trị liệu giúp cơ thể mẹ bầu thoải mái hơn, cũng như lưu thông máu tốt hơn tránh các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình.

  • Xây dựng môi trường sống lành mạnh như đọc sách, nghe nhạc sóng não rất tốt cho thai nhi. Giao lưu cộng đồng gặp gỡ bạn bè để trạng thái tinh thần luôn vui vẻ thoải mái.

  • Tránh ngồi hàng giờ liên tục trong phòng lạnh, sử dụng thiết bị điện tử quá lâu sẽ gây nên các bệnh thoái hóa, căng thẳng đầu óc.

Chăm sóc mẹ bầu bị rối loạn tiền đình 

Phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình thì việc chăm sóc sức khỏe cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển khỏe mạnh, an toàn thai nhi.

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh cho bà bầu

Bên cạnh việc tìm đến các bác sĩ, mẹ bầu cũng nên tạo cho mình một lối sống lành mạnh với tinh thần lạc quan, thoải mái để tình trạng rối loạn tiền đình được điều trị thuận lợi.

  • Bà bầu tuyệt đối hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích. Bởi người rối loạn tiền đình hút thuốc lá thì chất nicotin sẽ khiến mạch máu bị teo hẹp lại, dễ tăng huyết áp và còn làm bệnh tình của bà bầu diễn biến phức tạp nghiêm trọng hơn.

  • Không để bà bầu thức khuya: Việc thức khuya có rất nhiều tác hại bởi ban đêm là lúc cơ thể hồi phục lại những mệt mỏi, nên bà bầu hãy chăm ngủ sớm, đừng thức đêm nhiều. 

  • Bà bầu hạn chế thay đổi tư thế đột ngột: Việc đứng lên ngồi xuống quá nhanh hoặc đang nằm và ngồi bật dậy sẽ làm chức năng tiền đình của mẹ bầu bị rối loạn, không kịp phản ứng dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, thậm chí là ngất xỉu rất không tốt đến thai nhi.

  • Bà bầu không dùng gối cao: Nhiều chị em có thói quen nằm gối quá cao vì cho là tốt. Tuy nhiên, nằm gối quá cao sẽ làm quá trình tuần hoàn máu giảm. Nên hãy chọn một chiếc gối có chiều cao vừa phải, êm ái cho giúp máu lưu thông lên não dễ dàng hơn. Tránh tình trạng bà bầu thiếu máu và oxy dẫn đến triệu chứng khó thở, chóng mặt và thức giấc giữa đêm. 

  • Bà bầu mắc bệnh rối loạn tiền đình nên vận động nhẹ nhàng: Vì đang mang thai kèm theo các triệu chứng của bệnh nên nhiều chị em lười vận động và sợ vận động. Tuy nhiên, với người đang bị rối loạn tiền đình thì việc vận động nhẹ như thỉnh thoảng đi lại nhẹ nhàng, tập các bài  tập cho người bệnh, tập yoga bà bầu lại rất tốt. Cũng thường xuyên thay đổi hướng nhìn để giúp giảm căng thẳng thần kinh và mắt. 

  • Bà bầu cần kiểm soát kế hoạch công việc hợp lý: Bà bầu tránh làm việc lao lực với cường độ cao, ngồi quá lâu trong nhiều giờ liền sẽ khiến tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. 

Bà bầu rối loạn tiền đình nên hạn chế căng thẳng bởi công việc.

 

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học cho phụ nữ có thai rối loạn tiền đình

Cách chữa rối loạn tiền đình hiệu quả đó là điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh. Trong quá trình điều trị thì cần uống đủ nước mỗi ngày, khoảng từ 1.5 lít đến 2 lít giúp tăng cường máu lưu thông. Đảm bảo bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm sau:

  • Chứa vitamin B6 như cá, thịt nạc gà, cam, khoai lang, chuối, khoai tây, các loại đậu, các loại hạt…. để tăng cường sức khỏe hệ thần kinh.

  • Giàu vitamin C như các loại trái cây có múi, rau củ quả,.... để hạn chế hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

  • Chứa vitamin D như cá, trứng, sữa, đậu nành để cải thiện xơ cứng tai.

Bên cạnh đó trong chế độ ăn uống cũng cần kiêng cữ những loại thực phẩm:

  • Hạn chế đồ ăn nhanh, món chiên xào, nhiều dầu mỡ dễ làm tăng lượng cholesterol, gây tắc nghẽn động mạch cản trở tuần hoàn máu lên não, làm bệnh tình trở nên xấu hơn.

  • Hạn chế đồ ăn quá mặn hay quá ngọt, những loại thịt ngọt sẽ gây rối loạn mỡ máu, đái tháo đường và các triệu chứng bệnh nặng hơn.

  • Không dùng các loại nước có ga, nước có cồn hay các chất kích thích thích thần kinh như thuốc lá, cà phê….

Tin cùng chuyên mục

Loại củ được ví như 'sâm nước', ăn chơi mùa hè nhưng giúp thải độc gan và ngừa bệnh tim mạch cực tốt

Loại củ được ví như 'sâm nước', ăn chơi mùa hè nhưng giúp thải độc gan và ngừa bệnh tim mạch cực tốt

15:20 | 09/04/2024

Củ mã thầy tốt cho người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, giảm nguy cơ sỏi thận, thải độc gan và thải độc ruột cực tốt.

Sau hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến ăn thịt gà, khi ăn cần làm điều này để phòng bệnh!

Sau hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến ăn thịt gà, khi ăn cần làm điều này để phòng bệnh!

8:19 | 07/04/2024

Khi nấu thịt gà, hãy chắc rằng thịt đã được chín một cách triệt để trước khi ăn. Với thịt gà sống cần cẩn thận không để bắn nước lên thực phẩm và vật dụng vì có thể làm lây lan mầm bệnh.

5 dấu hiệu trên khuôn mặt cảnh báo bạn đang bị cao huyết áp

5 dấu hiệu trên khuôn mặt cảnh báo bạn đang bị cao huyết áp

15:18 | 06/04/2024

Cao huyết áp là nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.