Sốc phản vệ là gì? Dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa

15:53 | 28/10/2021

Sốc phản vệ là một kiểu phản ứng dị ứng cấp tính nặng. Sốc phản vệ không những chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà còn gặp ở người lớn, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Theo Báo Sức khỏe & Đời sống, ngày 27/10, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình vừa tiếp nhận và cấp cứu một trường hợp sốc phản vệ độ III. Trước đó, bệnh nhân có ăn mì gói trong bữa sáng.

Bệnh nhân là cháu N.T.G (8 tuổi, trú tại xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) được người nhà đưa nhập viện trong tình trạng mẩn ngứa, khó thở, đau bụng, nôn, mạch nhanh nhẹ, huyết áp không đo được.

Người nhà cháu bé cho biết, trước đó cháu G có ăn mì gói trong bữa sáng (chỉ có mì gói). Qua thăm khám, bác sĩ xác định cháu bé bị sốc phản vệ độ III, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhi được kíp trực Khoa Nhi cấp cứu phản vệ theo phác đồ. Sau chữa trị, bệnh nhân hết mẩn ngứa, mạch động ổn định, khó thở nhẹ, có thể ra viện sau 1-2 ngày tới.

Theo BS.CKI Ngô Trung Dũng - Khoa Nhi (Bệnh viện ĐKKV Bắc Quảng Bình) cho biết, mì gói là món ăn được nhiều người ưa thích, trường hợp dị ứng, thậm chí sốc phản vệ có khả năng xảy ra khi sử dụng thực phẩm này. Nếu không được cấp cứu xử trí kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi có biểu hiện của sốc phản vệ như nổi mề đay, phát ban, nôn, tiêu chảy, khó thở… cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời, tránh để lâu sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp người bệnh còn tỉnh táo, có thể xử lý tại nhà bằng cách tự gây nôn, uống nhiều nước trước khi đưa đến bệnh viện.

Cháu bé 8 tuổi nhập viện với các triệu chứng sốc phản vệ sau khi ăn mì gói vào bữa sáng. Ảnh: Hùng Trần

1. Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Các triệu chứng xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ. 

Với sự xuất hiện đột ngột của giãn mạch và thành mạch tăng tính thẩm thấu, phế quản nhạy cảm quá mức, sốc phản vệ là một hội chứng lâm sàng dễ nhận biết.

Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây ra sốc phản vệ nhưng một số khác lại rất khó để có thể xác định bởi nguyên nhân gây ra có thể là có sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, việc chẩn đoán càng trở nên khó khăn hơn. Khoảng 20% những trường hợp bị sốc phản vệ không xuất hiện các triệu chứng ở da hay niêm mạc, số khác lại xuất hiện triệu chứng ở hệ tuần hoàn như giảm huyết áp.

Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể dẫn đến cơ thể xuất hiện một lượng lớn các yếu tố gây giãn mạch, huyết áp giảm khiến cơ thể có thể bị sốc phản vệ. 

Nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ.

2. Nguyên nhân bị sốc phản vệ

Các loại thuốc như: Kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, vitamin, các loại dịch truyền, thuốc gây tê, thuốc cản quang có i-ôt, các hormone, các loại vaccine, huyết thanh, các enzyme...

Các loại thức ăn như: Cá thu, cá ngừ, xôi gấc, tôm, tép, ốc, trứng, sữa, nhộng, dứa, khoai tây, xoài, lạc, đậu nành, chất phụ gia v.v…

Nọc côn trùng: Bị ong đốt, rắn, nhện, bọ cạp cắn…

3. Triệu chứng của sốc phản vệ

Sốc phản vệ khá đa dạng, thay đổi tùy theo độ nặng của sốc, phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cơ thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất kháng nguyên hay chất lạ vào cơ thể. Thời gian diễn biến của sốc phản vệ kéo dài từ vài giây đến 30 phút, tốc độ sốc càng nhanh thì tiên lượng càng xấu.

Triệu chứng của sốc phản vệ là:

Bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi.

Chân tay lạnh.

Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke.

Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được.

Khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở.

Đau quặn bụng, tiểu tiện không tự chủ.

Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê.

Choáng váng, vật vã, giẫy giụa, co giật.

Phù nề thanh khí quản, suy tim cấp.

Sốc phản vệ phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của cơ thể có thể nổi mề đay, mẩn ngứa.

4. Sốc phản vệ nguy hiểm như thế nào?

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe doạ tính mạng người bệnh trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Sốc phản vệ luôn là tai biến gây hoang mang cho không những bệnh nhân và người nhà mà còn cho cả các y bác sĩ.

Sốc phản vệ xuất hiện nhanh, ngay lập tức, một số trường hợp xuất hiện sau 30 phút dùng thuốc, thử test... Nếu triệu chứng sốc phản vệ xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỉ lệ tử vong càng cao.

Vì vậy, cần hiểu rõ về nguyên nhân, đặc biệt là dị nguyên cụ thể để cấp cứu thật nhanh, kịp thời, chính xác cho người bệnh.

Cần đưa bệnh nhân bị sốc phản vệ đến điều trị tại các cơ sở y tế.

5. Diễn biến của sốc phản phản vệ

Sốc phản vệ được chia thành 3 mức độ là nhẹ, trung bình và nặng.

5.1. Sốc phản vệ diễn biến nhẹ

Với biểu hiện lo lắng, đau đầu, sợ hãi, chóng mặt. Có trường hợp xuất hiện nổi mày đay, mẩn ngứa, buồn nôn, hoặc nôn, phù Quincke, ho, tê ngón tay, khó thở, đau quặn vùng bụng, người mệt mỏi, tiểu tiện không tự chủ.

Nghe phổi có ran rít, ran ngáy như hen phế quản, tim đập nghe không rõ.

Huyết áp tụt, nhịp tim nhanh (130-150 lần /phút), đôi khi có ngoại tâm thu.

5.2. Sốc phản vệ diễn biến trung bình

Với biểu hiện hoảng hốt, choáng váng, sợ chết, ngứa ran, mày đay khắp người, khó thở, đôi khi hôn mê, co giật, chảy máu mũi, chảy máu dạ dày, ruột.

Kiểm tra thì phát hiện da người bệnh tái nhợt, môi thâm, niêm mạc tái tím, đồng tử giãn.

Tiếng tim đập yếu, mạch nhanh nhỏ khó bắt, không đo được huyết áp.

5.3. Sốc phản vệ diễn biến nặng

Sốc phản vệ xảy ra ngay trong những phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng, khiến bệnh nhân hôn mê, da tím tái, nghẹt thở, co giật, không đo được huyết áp và tử vong sau ít phút, hạn hữu kéo dài vài giờ.

Nếu đo áp lực tĩnh mạch trung tâm và áp lực động mạch phổi bít đều thấp. Sốc phản vệ giai đoạn này biểu hiện rõ tình trạng thiếu oxy máu, giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến toan lactic và giảm co bóp cơ tim.

Sốc giảm thể tích trong sốc phản vệ chính là sự giãn mạch, mất máu vào trong các khoang chứa ngoài thành mạch, đồng thời giảm co bóp cơ tim. Vì vậy cấp cứu sốc giảm thể tích là yếu tố chính trong cấp cứu sốc phản vệ.

Nhiều trường hợp, sốc phản vệ diễn biến với tốc độ trung bình. Người bệnh có những phản ứng như nóng ran và ngứa ngáy khắp người, mệt mỏi, ù tai, ngứa mũi, mắt đỏ, ho khan, chảy nước mắt, khó thở, đau quặn vùng bụng v.v...

Qua thăm khám có thể phát hiện: Sung huyết vùng da, phù nề mi mắt và vành tai, ban, mày đay, viêm kết mạc dị ứng, ran rít, ran ngáy khắp phổi, viêm mũi, mạch nhanh, tiếng tim đập nhỏ, huyết áp tụt. Sau đó là biểu hiện: ý thức mù mờ hoặc hôn mê, đồng tử không phản ứng với ánh sáng.

Những biến chứng muộn diễn ra sau sốc phản vệ như viêm cầu thận, viêm cơ tim dị ứng, viêm thận. Những biến chứng này có thể dẫn đến tử vong.

Gọi 115 để được hỗ trợ xử lý bệnh nhân bị sốc phản vệ.

6. Cách xử lý khi bị sốc phản vệ

Gọi cho y tế gần nhất hoặc số điện thoại cứu trợ 115.

Lập tức dừng tất cả các yếu tố dị nguyên gây nguy cơ.

Đặt bệnh nhân nằm thoải mái tại chỗ, hạn chế người tụ tập bao quanh nạn nhân, tạo môi trường thoáng khí cho nạn nhân. Tư thế chân cao đầu thấp. 

Nếu có chút hiểu biết về thuốc, hãy chuẩn bị Adrenalin - thuốc thường được sử dụng trong chống sốc phản vệ. Tiêm bắp cho nạn nhân với liều lượng:

- 1/2 - 1 ống cho người lớn, đối với trẻ em dùng 0.3 ml.

- Tiếp tục tiêm với liều lượng như trên cứ mỗi 3 phút phút cho đến khi huyết áp ổn định.

Khẩn trương thực hiện các thao tác trên đến khi đảm bảo nạn nhân thở được, ổn định hô hấp, tuần hoàn rồi mới chuyển bệnh nhân đi nơi khác. Đây được xem là nguyên tắc cơ bản và sống còn đối với sốc phản vệ nên biết.

Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc tuyến trên để kịp thời điều trị theo các phác đồ do bác sĩ đưa ra. 

7. Biện pháp phòng sốc phản vệ

Nếu bị dị ứng với các yếu tố bên ngoài môi trường, nên mang theo thuốc chống dị ứng mỗi khi ra ngoài. Tuy nhiên, những loại thuốc này phải do bác sĩ kê đơn và phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu cần phải phẫu thuật, thông báo cho bác sĩ biết cơ thể bị dị ứng hoặc mẫn cảm với những cái gì và những loại thuốc nào. Kể cả khi kê đơn thuốc cũng nên làm điều tương tự. 

Thông báo cho bác sĩ nếu đang tiêm thuốc mà có một số cảm giác như tê lưỡi, bồn chồn... để bác sĩ ngừng tiêm và cấp cứu kịp thời. Hoặc sau khi tiêm hãy nán lại 30 phút xem có bất kỳ dấu hiệu sốc phản vệ nào hay không.

Tránh ăn những thực phẩm lạ, những thực phẩm không rõ bản thân có bị dị ứng hay không. Hãy thử một lượng nhỏ trước, sau 24h nếu cơ thể không có bất kỳ biểu hiện lạ nào, lúc đó có thể ăn bình thường. 

Tránh tiếp xúc với các loại côn trùng có nọc độc như kiến ba khoang, ong, rắn...

Tin cùng chuyên mục

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

8:22 | 13/04/2024

Tăng huyết áp đột ngột gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Việc nhận biết và có cách xử trí tăng huyết áp đột ngột giúp mọi người có cách ứng phó phù hợp để giữ huyết áp ổn định, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Bất ngờ gia đình có 4 người bị đột tử, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân từ một căn bệnh hiếm gặp

Bất ngờ gia đình có 4 người bị đột tử, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân từ một căn bệnh hiếm gặp

8:22 | 11/04/2024

Chưa từng ghi nhận bệnh lý tim mạch, nhưng theo thông tin khai thác trong gia đình bệnh nhân 39 tuổi đã có 4 thành viên đột tử không rõ nguyên nhân.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.