Sỏi niệu quản: Biến chứng nguy hiểm và những điều cần biết

12:35 | 01/11/2021

Sỏi niệu quản là sỏi thường di chuyển từ thận xuống niệu quản, dạng nguy hiểm nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu. Khi mắc bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo VTV News, mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang vừa cứu sống bệnh nhân suy thận cấp vô niệu do sỏi niệu quản, giúp bệnh nhân hồi phục chức năng thận và trở lại cuộc sống bình thường.

Theo đó, bệnh nhân N.V.K. (nam, 61 tuổi, trú tại TP Bắc Giang) được đưa vào viện trong tình trạng mệt mỏi nhiều, đau bụng dưới, đã 30 tiếng không có nước tiểu.

Khai thác tiền sử được biết, cách đây 17 năm bệnh nhân phẫu thuật cắt thận phải do chấn thương thận và gần đây bệnh nhân tiểu ít. Sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán suy thận cấp vô niệu do sỏi niệu quản và điều trị tại Khoa Ngoại thận - Tiết niệu - Nam học.

Các bác sĩ đã chỉ định lọc máu cấp cứu cho bệnh nhân. Sau đó, tiến hành tán sỏi bằng phương pháp nội soi ngược dòng bằng laser và hút ra qua ống soi niệu quản. Chỉ 3 ngày kể từ khi nhập viện, bệnh nhân đã hồi phục tốt, các chỉ số xét nghiệm chức năng thận, kali máu về bình thường.

Theo Ths.BS Đoàn Tiến Dương, Trưởng Khoa Ngoại thận - Tiết niệu - Nam học cho biết: Sỏi niệu quản có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng người bệnh nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Sỏi niệu quản có thể tiến triển nhanh nếu không được điều trị sớm gây ra các biến chứng nguy hiểm như ứ nước tại thận gây giãn đài bể thận, làm ảnh hưởng tới chức năng thận còn dẫn đến suy thận cấp khi sỏi gây tắc hoàn toàn đường niệu quản gây ra triệu chứng vô niệu.

Sỏi niệu quản là một trong các loại sỏi đường tiết niệu, đây là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam. Theo nhiều nghiên cứu với các số liệu khác nhau, nhìn chung, sỏi tiết niệu chiếm khoảng 7-8% dân số, trong đó sỏi niệu quản chiếm 28-40% tổng số sỏi đường tiết niệu.

Sỏi niệu quản là sỏi thường di chuyển từ thận xuống niệu quản.

1. Sỏi niệu quản là gì?

Niệu quản là ống rỗng dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, dài khoảng 25-28 cm, nằm ở sau phúc mạc, dọc hai bên cột sống thắt lưng và ép sát vào thành bụng sau. Niệu quản bắt đầu từ khúc nối bể thận niệu quản đi dọc theo cơ thắt lưng chậu. Nó bắt chéo các động mạch chậu chạy vào chậu hông chếch ra trước và đổ vào bàng quang.

Sỏi niệu quản là sỏi thường di chuyển từ thận xuống niệu quản, dạng nguy hiểm nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu. Sỏi nằm trong lòng niệu quản và gây cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang.

Sỏi niệu quản là loại sỏi thường gây ra những đau đớn khó chịu cho người bệnh, có nhiều biến chứng, gây tắc nghẽn đường bài xuất và gây giảm chức năng thận.

2. Nguyên nhân gây sỏi niệu quản

Sỏi thận: Sỏi niệu quản do sỏi từ thận rơi xuống là nguyên nhân phổ biến nhất chiếm khoảng 80% các trường hợp.

Hậu quả của các bệnh lý khác như: Bệnh gout, bệnh tuyến giáp, lao, giang mai.

Tổn thương niệu quản do các thủ thuật, phẫu thuật khác gây nên.

Dị dạng niệu quản bẩm sinh: một số dị dạng niệu quản như: niệu quản phình to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ... là các yếu tố làm dễ cho sự ứ đọng nước tiểu dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể để kết tụ thành sỏi

Tăng canxi máu: Canxi máu tăng cao khiến canxi niệu cũng tăng.

U ở tuyến cận giáp làm rối loạn chuyển hóa canxi hoặc có thể do viêm nhiễm mãn tính...

Nước tiểu bị bão hòa về muối canxi: Tình trạng nước tiểu bị quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy canxi niệu tăng rất cao.

Giảm citrat niệu: Citrat niệu có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ kali máu thì thường citrat niệu giảm, khi đó nước tiểu sẽ bão hòa muối canxi tạo điều kiện kết tinh thành sỏi niệu quản.

Nước tiểu bị quá bão hòa về oxalat: Thức ăn chứa nhiều oxalat hoặc trong trường hợp ngộ độc vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng này. Ở người bị viêm ruột, cắt một phần ruột non, người có rối loạn men chuyển hóa ở gan do di truyền cũng thường thấy tăng oxalat niệu và dễ có sỏi oxalate.

Chế độ ăn uống: Thói quen uống ít nước cộng với môi trường sống nóng bức cũng là nguy cơ gây sỏi niệu, bổ sung dư thừa vitamin C…

Người bị sỏi niệu quản thường đau nhiều ở một bên hông lưng.

3. Đối tượng mắc phải bệnh sỏi niệu quản

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc sỏi niệu quản.

Nam giới có tỷ lệ mắc sỏi cao hơn nữ giới.

Những trường hợp làm việc trong môi trường nóng bức thường xuyên. Cơ thể thường thoát nhiều mồ hôi, nước tiểu thường cô đặc hơn so với người thường… Đây chính là một yếu tố thuận lợi thúc đẩy việc lắng đọng tạo sỏi.

Những đối tượng hay ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe, ít uống nước hay nhịn tiểu thường xuyên...

Những đối tượng sinh sống ở các vùng núi đá vôi, nước uống có nhiều tinh thể, canxi…

Những đối tượng mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như: Gút, bệnh lý tuyến giáp – tuyến cận giáp…

Những đối tượng hạn chế vận động như: các trường hợp bị yếu liệt; các trường hợp bị chấn thương, giảm, mất vận động

Những đối tượng có bất thường trên đường tiết niệu: Hẹp niệu quản, niệu quản đôi; niệu quản bắt chéo sau tĩnh mạch chủ dưới…

Những trường hợp có bất thường về đường tiểu, gây tiểu khó: U phì đại tuyến tiền liệt; hẹp niệu đạo; xơ cứng cổ bàng quang…

4. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi niệu quản

Bệnh sử gia đình hoặc cá nhân.

Mất nước.

Chế độ ăn uống.

Béo phì.

Các bệnh tiêu hóa và phẫu thuật.

Các tình trạng y tế khác như nhiễm toan ống thận, chứng tiểu ra cystin (cystin niệu), tình trạng cường giáp, một số loại thuốc và một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hình ảnh chụp phim sỏi niệu quản.

5. Triệu chứng mắc sỏi niệu quản

Đau nhiều ở một bên hông lưng.

Đau lan xuống bụng dưới và bẹn.

Cơn quặn từng cơn.

Đau khi tiểu tiện.

Nước tiểu màu đỏ, hồng hoặc nâu.

Nước tiểu đục và có mùi khó chịu.

Buồn nôn và ói mửa.

Mót tiểu.

Đi tiểu thường xuyên hơn so với bình thường.

Sốt và ớn lạnh nếu có nhiễm trùng.

Nước tiểu ít (bí tiểu).

Đau do sỏi thận có thể thay đổi (ví dụ như chuyển sang một vị trí khác hoặc tăng cường độ) khi viên sỏi di chuyển qua đường tiết niệu.

6. Biến chứng từ sỏi niệu quản

Suy thận cấp: Có thể gây ra tình trạng suy thận cấp trong một số trường hợp như: Sỏi 2 bên; sỏi/thận duy nhất; sỏi niệu quản/thận bên còn lại giảm chức năng…

Ứ mủ thận.

Ứ nước thận.

Suy thận từ từ, lâu dần có thể dẫn tới thận mất chức năng.

Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận bể thận.

Hình ảnh sỏi niệu quản.

7. Phương pháp chẩn đoán sỏi niệu đạo

Siêu âm ổ bụng – siêu âm hệ tiết niệu.

X-quang hệ tiết niệu.

Xét nghiệm máu.

Xét nghiệm nước tiểu.

Cắt lớp vi tính hệ tiết niệu.

Phân tích sỏi.

8. Điều trị sỏi niệu đạo

Điều trị nội khoa tích cực tống sỏi: Được chỉ định với những trường hợp sỏi nhỏ, chưa gây biến chứng. Thường được chỉ định với những sỏi 5-6mm trở xuống; sử dụng các thuốc tăng bài niệu, tăng tống xuất sỏi…

Nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống cứng. Thường chỉ định với những sỏi 1/3 dưới, 1/3 giữa…

Nội soi tán sỏi bằng ống mềm: Chỉ định với những trường hợp sỏi đoạn cao; sỏi khúc nối niệu quản bể thận; sỏi 1/3 trên kèm sỏi thận… kích thước sỏi không quá lớn.

Tán sỏi ngoài cơ thể: Thường chỉ định với sỏi đoạn cao, sỏi không quá cứng; sỏi không vướng khung xương che chắn…

Tán sỏi qua da: Chỉ định với những trường hợp sỏi đoạn cao; sỏi niệu quản kèm sỏi thận phức tạp…

Mổ nội soi lấy sỏi.

Mổ mở lấy sỏi (hiện nay ít chỉ định).

Phương pháp sử dụng sóng siêu âm để phá vỡ sỏi được áp dụng trong chữa sỏi niệu quản. Ảnh: hellobacsi

9. Các biện pháp phòng ngừa bệnh sỏi niệu quản

Nên uống nước nhiều để lượng nước tiểu được bài tiết mỗi ngày ít nhất phải được 1,5 lít.

Cần tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhất là đối với giới nữ.

Phải giải quyết những nguyên nhân gây nên tình trạng ứ đọng nước tiểu do dị tật bẩm sinh hoặc bị mắc phải do các bệnh khác gây ra ở trẻ em cũng như ở người lớn.

Nên điều chỉnh độ pH của nước tiểu tùy theo loại sỏi mà bệnh nhân mắc phải như kiềm hóa nước tiểu trong trường hợp bị sỏi cystin và axít uric, toan hóa nước tiểu trong trường hợp bị sỏi amoni magie phosphat.

Ăn nhạt, ăn ít thit đông vật.

Ăn uống điều đô thực phẩm có chứa chất calcium như sữa, thực phẩm từ sữa, bơ…

Hạn chế thực phẩm nhiều oxalate như rau cải, bột cám ngũ cốc, trà đặc.

Nên uống nhiều nước cam, nước chanh tươi.

Nên ăn nhiều rau tươi có chất xơ.

Hạn chế ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine như cá khô, thịt khô, mắm, lòng bò, lòng heo v.v…

Tin cùng chuyên mục

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.