Sốt xuất huyết: Cần làm gì để hạ nhanh cơn sốt tại nhà?

16:03 | 30/06/2022

Sốt xuất huyết là căn bệnh gây nên bởi nhóm virus Dengue, được truyền qua cơ thể khi bị muỗi vằn đốt. Virus Dengue khi xâm nhập vào cơ thể gây ra tình trạng sốt cao, mệt mỏi, phát ban… và một số biến chứng nguy hiểm khác.

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến xảy ra theo mùa và gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Vậy khi mới mắc bệnh, cần phải làm gì để giảm nhanh cơn sốt tại nhà, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Bài viết được tham vấn bởi TS. Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Hạ sốt bằng thuốc đúng cách

Theo các bác sĩ, khi sốt trên 38,5ºC có thể sử dụng paracetamol (Hapacol) để hạ sốt. Tuy nhiên, cần lưu ý liều lượng thuốc khi dùng cho trẻ nhỏ là 10 - 15mg/kg cân nặng. Người lớn mỗi lần uống 500mg - 1000mg, tối đa không quá 4.000mg/ngày.

Người bệnh có thể dùng thuốc hạ sốt nhiều lần trong ngày nếu cần thiết. Mỗi lần uống thuốc nên cách nhau khoảng 4 – 6 giờ. 

Lưu ý: 

Dùng paracetamol ít hơn năm lần/ ngày để tránh ngộ độc thuốc.

Không sử dụng những loại thuốc hạ sốt khác như aspirin, ibuprofen… khi bị sốt xuất huyết bởi những loại thuốc này gây ức chế kết tập tiểu cầu, tăng nguy cơ chảy máu, khiến người bệnh bị xuất huyết dạ dày, nội tạng, nguy hiểm đến tính mạng.

Người bị sốt xuất huyết nên sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều và theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chườm ấm

Dùng khăn ấm chườm lên trán và kết hợp lau toàn bộ cơ thể bằng nước ấm để hạ nhiệt. Khi toàn thân được lau bằng nước ấm sẽ giúp nhiệt độ cơ thể tỏa ra nhanh hơn. Ngoài ra, cần chú ý cho bệnh nhân mặc đồ mỏng, thoáng khí để không ảnh hưởng đến việc tỏa nhiệt của cơ thể.

Một số lưu ý khác

Khi có dấu hiệu bất thường như: sốt cao kéo dài, mệt lả, vã mồ hôi, chân tay lạnh, đau bụng, nôn, khó thở, chảy máu cam hoặc chân răng,… cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị.

Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.

Không cạo gió vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng.

Không tự ý dùng kháng sinh vì sốt xuất huyết là do virus nên kháng sinh không có tác dụng điều trị.

Nên kiêng ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen để tránh nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

Tin cùng chuyên mục

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.