Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để phục hồi sức khỏe?

18:54 | 16/05/2022

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng khi bị sốt xuất huyết. Vấn đề nên ăn gì, kiêng gì khi mắc sốt xuất huyết cũng là vấn đề cần được lưu tâm.

Mắc sốt xuất huyết, người bệnh thường bị sốt cao nên cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Vậy, người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏe?

1. Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?

Cháo, súp

Khi mắc sốt xuất huyết, cảm giác chán ăn, miệng đắng là dấu hiệu dễ thấy nhất, gây khó chịu cho người mắc bệnh. Cháo, súp hay thức ăn dạng lỏng sẽ khiến người bệnh cảm thấy dễ nuốt, dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, món ăn này còn bổ sung nước cho cơ thể, giúp người bệnh có thêm năng lượng. 

Với trẻ nhỏ, cha mẹ cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên cho trẻ ăn dồn dập. Cha mẹ nên bổ sung cho bé các món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà... để tăng cường sức đề kháng giúp bé chống lại bệnh sốt xuất huyết.

Các thức ăn dạng lỏng sẽ khiến người bệnh sốt xuất huyết cảm thấy dễ nuốt, dễ tiêu hóa hơn.

Rau xanh

Súp lơ xanh: Đây là nguồn thực phẩm nhiều vitamin K hỗ trợ tái tạo tiểu cầu. Người bị sốt xuất huyết thường giảm tiểu cầu trong máu nên bổ sung súp lơ xanh vào thực đơn dinh dưỡng của mình là điều cần thiết. Ngoài ra, đây còn là loại rau chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa nên cũng rất tốt với sức khỏe người bệnh.

Rau cải bó xôi: Loại rau này chứa nhiều sắt, axit béo omega-3 có tác dụng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng tiểu cầu.

Ngũ cốc nguyên hạt, đậu hữu cơ

Đây là những thực phẩm giàu chất chống viêm và chất chống oxy hoá. Thực phẩm nhóm này sẽ hỗ trợ sản xuất máu, giúp vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại và do đó giúp xử lý số lượng tiểu huyết cầu thấp. Người bệnh sốt xuất huyết nên nhiều thực phẩm nhóm này để phục hồi sức khỏe.  

Thực phẩm giàu axit amin

Nhóm thực phẩm này giúp tăng tiểu cầu, có lợi quá trình tạo huyết khối, đây là quá trình cơ thể tạo ra các tế bào máu mới ở bên trong. Thực phẩm nhóm này gồm: Trứng, phô mai tươi, nấm, thịt nạc, cá, các loại hạt, sữa...

Thực phẩm giàu folate

Sự thiếu hụt folate có thể làm giảm lượng tiểu cầu trong máu. Folate cần thiết cho sự phân chia tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Các loại thực phẩm giàu folate là: măng tây, ngũ cốc, cam và rau bina.

Thực phẩm giàu vitamin B12

Sự thiếu hụt Vitamin B12 góp phần làm giảm lượng tiểu cầu trong máu. Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 vào chế độ ăn uống để tăng số lượng tiểu cầu trong máu tự nhiên. Một số loại thực phẩm giàu B12 là: cá hồi, thịt bò, thịt gà, cá ngừ, gà tây...

Thực phẩm chứa vitamin B12 rất tốt cho người mắc sốt xuất huyết.

Thực phẩm giàu chất sắt

Sắt giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh. Sử dụng thực phẩm có chứa chất sắt rất quan trọng đối với sức khỏe và số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết. Các thực phẩm giàu sắt như: Con trai sông, hạt bí ngô, đậu lăng, thịt bò, quả chà là, quả mơ…

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm giúp tăng số lượng tế bào máu và tiểu cầu trong cơ thể, cải thiện hệ thống miễn dịch. Thực phẩm chứa nhiều kẽm như: Hàu, cua, sò, hến…

Các loại nước ép giúp tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết

- Uống nước ép lá đu đủ: Các enzyme có trong lá đu đủ làm tăng số lượng tiểu cầu, cải thiện các yếu tố đông máu và đảo ngược các tổn thương gan do virus gây nên.

- Uống nước ép quả mọng: Một cốc nước ép quả mọng mỗi ngày giúp tăng số lượng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết dengue. Các loại quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa vì vậy nó giúp trung hòa các gốc tự do và giúp cơ thể tăng cường sản xuất tiểu cầu. 

- Ăn cà chua hoặc uống nước ép cà chua: Lycopene trong cà chua có thể giúp cơ thể tăng lượng tiểu cầu. Vitamin A giúp hỗ trợ sự phát triển tiểu cầu và điều chỉnh các protein được sản xuất bởi các tế bào. 

- Nước ép nha đam: Loại thức uống này cũng giúp người bệnh sốt xuất huyết tăng số lượng tiểu cầu trong cơ thể.

Nước ép quả mọng giúp tăng số lượng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết dengue.

2. Người bệnh sốt xuất huyết nên kiêng gì?

Không tắm nước lạnh và ra gió: Người bệnh sốt xuất huyết chỉ nên dùng nước ấm lau người cho sạch vì nước lạnh làm giãn mạch nội tạng dẫn đến tử vong. Với trường hợp xuất huyết hạ tiểu cầu, người bệnh cần tránh kỳ cọ mạnh khi tắm bởi có thể gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm.

Không để muỗi đốt: Điều này dễ trở thành tác nhân khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Không ăn món chiên, nhiều dầu mỡ: Nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ dễ gây ra các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng khiến bệnh lâu phục hồi.

Đồ ăn cay, nóng không tốt cho người bị mắc sốt xuất huyết.

Không ăn đồ ăn cay, nóng: Sức đề kháng của người bệnh sốt xuất huyết bị giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi người bệnh ăn đồ cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt... thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Điều này không những khiến tình trạng bệnh nặng hơn mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh.

Không nên uống các loại đồ uống ngọt, không dùng mật ong và các loại đường tự nhiên khác để tránh lâu hồi phục do tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào bạch cầu diệt khuẩn chậm hơn.

Không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt đặc biệt là thuốc hạ sốt aspirin và ibuprofen. Bởi hai loại thuốc này khiến cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trở nên trầm trọng hơn, có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết dạ dày dữ dội gây nguy hiểm đến tính mạng.

Không uống rượu bia, dùng chất kích thích: Những chất này càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn nên không có đủ sức để chống lại bệnh.

Tin cùng chuyên mục

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8:37 | 28/03/2024

Nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

8:39 | 26/03/2024

Chế độ ăn giàu protein giúp kiểm soát cân nặng, chữa lành vết thương và xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên ăn quá nhiều protein hơn mức cần thiết sẽ không có lợi, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

8:40 | 24/03/2024

Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Dưới đây là những lời khuyên khi uống nước với người bệnh tim mạch trong thời tiết lạnh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.