Sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường: Khát vọng đổi mới bằng công nghệ, doanh nghiệp và môi trường cùng nhau song hành

21:54 | 12/08/2020

Lần đầu tiên Việt Nam muốn áp dụng chính sách phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm dựa trên công nghệ nhằm sánh vai cùng các cường quốc trong công tác “xanh hóa”. Đây cũng là yêu cầu có lợi cho các doanh nghiệp, góp phần tạo ra các thông

Kỹ thuật tốt nhất đem đến sự vượt trội có lợi cho doanh nghiệp và môi trường

Bộ Tài nguyên môi trường (TNMT) đang trong quá trình lấy ý kiến về Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi năm 2020. Một trong những nội dung mới được đưa vào dự thảo Luật, tại Điều 111 là áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có (BAT). Đây là cách tiếp cận mới trong chính sách phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm dựa trên công nghệ.

Kỹ thuật tốt nhất hiện có được hiểu là các kỹ thuật và phương thức quản lý hiệu quả, tiên tiến, phù hợp với thực tế nhằm ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Doanh nghiệp dệt may ứng dụng BAT tăng xuất khẩu.

Trên thực tế, nhiều thị trường và khách hàng nhập khẩu yêu cầu có BAT/ đáp ứng điều kiện của BAT. Tại Việt Nam, Ngành Dệt may và Da giày là hai ngành hội nhập sớm và sâu nhất, cũng là 2 ngành tiếp cận BAT đầu tiên.

Rất nhiều khách hàng của dệt may yêu cầu gắn BAT với xuất khẩu, hoặc chỉ định một hay nhiều BAT cụ thể với từng lô sản phẩm. Các lợi ích thiết thực đưa doanh nghiệp đến với BAT.

BAT là phương tiện để doanh nghiệp đạt mục tiêu chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Các kỹ thuật tiết kiệm năng lượng cùng lúc đem lại hiệu quả kinh tế và giảm phát thải.

Một số kỹ thuật khác cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, đi cùng với việc loại trừ các hóa chất độc hại, chất cấm trong sản phẩm. BAT góp phần tạo ra các thông số kỹ thuật vượt trội có lợi cho doanh nghiệp và môi trường.

Quy trình xác định BAT được EU chuẩn hóa

Liên quan đến BAT, có nhiều bên tham gia thu thập thông tin và đánh giá/lựa chọn BAT. Hồ sơ tham chiếu BAT (BREFs- BAT Reference Document) là tài liệu quan trọng nhất được sử dụng làm căn cứ lựa chọn BAT. BREFs là kết quả của quá trình trao đổi giữa rất nhiều đối tác: đại diện Chính phủ, đại diện công nghiệp/doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các viện nghiên cứu…

EU đã đưa một phương pháp chuẩn hóa cho thủ tục lựa chọn và đánh giá các kỹ thuật để xác định BAT, được gọi là Quy trình Seville bao gồm 3 bước: Điều tra thông tin, đánh giá công nghệ và xây dựng tiêu chí lựa chọn BAT.

Dây chuyền xỉ hạt lò cao tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hải Dương, biến xỉ hạt lò cao thành vật liệu xây dựng.

Trên thực tế, từng nước có những bước đi khác nhau, mặc dù vẫn dựa vào hướng dẫn khung của EU. Việc lựa chọn ngành/lĩnh vực là bước đi đầu tiên. Sở dĩ, luật bảo vệ môi trường các nước đều quan tâm đến nguồn gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm theo khu vực và theo ngành/lĩnh vực sản xuất. Đây cũng là các đối tượng ưu tiên áp dụng BAT.

Đặc biệt, hồ sơ tham chiếu BAT là kết quả cuối cùng của quá trình đánh giá và lựa chọn BAT. Nhóm làm việc kỹ thuật ra quyết định cuối cùng về lựa chọn BAT và lập Hồ sơ BAT. Dự thảo BREFs phải tham vấn cộng đồng trước khi được thông qua.

Luật môi trường các nước quy định các thông số công nghệ (ELVs và BAT-AEL đi cùng mức phát thải và thông số công nghệ) sẽ được trình Chính phủ chính thức thông qua. Không chậm hơn 6 tháng sau khi Hồ sơ tham chiếu BAT được chấp thuận/phê duyệt, BAT-AEL trở thành luật bắt buộc và có hiệu lực thi hành.

Tại EU, các BREFs được xây dựng theo Chỉ thị về phát thải công nghiệp (IED) và được quản lý bởi Cục IPPC châu Âu, trụ sở tại Trung tâm nghiên cứu chung EU (JRC) ở Seville. Kết luận BAT được công bố trên Tạp chí chính thức của Liên minh Châu Âu, và được dịch sang tất cả 23 ngôn ngữ chính thức của EU.

Hiện có tổng cộng 32 BREFs ngành được phát triển trong giai đoạn 1997-2018. Các quyết định đã được công bố cho 13 lĩnh vực công nghiệp. Hơn 19 lĩnh vực được hưởng lợi từ BREF.

Áp dụng chính sách BAT giảm khí thải công nghiệp.

Các quốc gia trên thế giới ràng buộc pháp lý về BAT khác nhau

BAT được đưa vào luật đầu tiên tại Mỹ, vào những năm 70 của thế kỷ trước và chỉ một thập kỷ sau đó, Châu Âu bắt đầu phổ cập khái niệm này. Gần đây nhiều nước gần đây mới đưa vào Luật nội dung này như Nga, Hàn Quốc và ở mỗi quốc gia, mức độ ràng buộc về pháp lý BAT lại khác nhau.

Tại Mỹ, khung pháp luật về bảo vệ môi trường gồm 3 đạo luật quan trọng: Đạo luật Không khí sạch (CAA); Đạo luật về nước sạch (CWA) và Đạo luật phòng ngừa ô nhiễm. Tất cả các bộ Luật này đều không được thiết kế dựa trên tiếp cận công nghệ, mặc dù một số phần của luật có yêu cầu chương trình dựa trên công nghệ.

Tại Châu Âu, phát thải từ hoạt động công nghiệp là vấn đề được luật hóa trên phạm vi toàn EU thông qua các văn bản luật. Cụ thể, IED đưa ra các nguyên tắc chính cho giấy phép và kiểm soát dựa trên cách tiếp cận tích hợp. Điều kiện giấy phép, bao gồm giá trị giới hạn phát thải (ELV), phải dựa trên các kỹ thuật tốt nhất hiện có.

EMAS là chương trình nhằm tăng cường thực hành quản lý môi trường tốt nhất và phát triển các tài liệu hướng dẫn bởi các tổ chức áp dụng EMAS trong việc đánh giá thực hiện công tác môi trường của họ. Quy định EMAS được coi là một chính sách dựa trên công nghệ để quản lý và kiểm soát phát thải công nghiệp.

Tại Nga, chính sách pháp luật về môi trường bao gồm các luật liên bang và có liên quan chặt chẽ đến nhau. 

Cuối cùng, MCP đưa ra các quy tắc để kiểm soát khí thải sulfur dioxide (SO2), nitơ oxit (NOx) và bụi từ các nhà máy đốt trung bình, cũng như các quy tắc để giám sát lượng khí thải carbon monoxide (CO) từ các nhà máy này.

Còn tại Nga, chính sách pháp luật về môi trường bao gồm các luật liên bang, các quy định của chính phủ và các quyết định của bộ trưởng, được chia thành 3 nhóm: Chính sách pháp luật tài nguyên thiên nhiên; Chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường và Chính sách pháp luật về an toàn sinh thái. Các nhóm chính sách pháp luật này có liên quan chặt chẽ đến nhau.

Tại Hàn Quốc, việc áp dụng BAT được đưa vào Luật kiểm soát chất thải tổng hợp của Hàn Quốc. Trong giai đoạn 2016-2021, Hàn Quốc đã ban hành giấy phép dựa trên BAT cho 17 lĩnh vực, thực hiện Kế hoạch Hành động về Ngăn ngừa và Kiểm soát Ô nhiễm tổng hợp trong giai đoạn 2016-2021. Ủy ban chính sách môi trường trung ương, Ủy ban thảo luận, xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng về BREFs.

Lựa chọn BAT, doanh nghiệp có bước tiến mới về hiệu quả kinh tế và môi trường

Hãng VOLVO của Thụy Điển, vào đầu những năm 2000 phải đáp ứng quy định chất bay hơi VOC (Volatile Organic Compound) 100 mg/m3 trong công đoạn sơn. Nhà máy đã lắp đặt thiết bị đầu cuối để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.

Tiếp đó, các kỹ thuật sản xuất sạch hơn được áp dụng đã đưa các chỉ số bay hơi về ngưỡng 80mg/m3, song dừng ở ngưỡng đó không thấp hơn được nữa. Các kỹ sư của hãng tiếp tục các thử nghiệm, họ đưa các đầu dò (sensor) vào buồng phun sơn để đo trực tiếp các thông số áp suất, tốc độ phun, mật độ sơn.. 

BAT đã đáp ứng những gì mà VOLVO mong đợi.

Dựa trên các kết quả đo, các kỹ sư đã tổ hợp và tính toán để tìm ra phương án/chế độ sơn tối ưu. Kết quả của lựa chọn này, tiết kiệm được 30% nguyên liệu sơn song vẫn đảm bảo chất lượng sơn của sản phẩm, và quan trọng hơn đưa chỉ số bay hơi về chỉ còn 7mg/m3.

Kỹ thuật để đạt được chỉ số VOC 7mg/m3 chính là BAT. BAT đã thực sự đem đến những gì mà VOLVO mong đợi, những lợi ích cả về môi trường và kinh tế.

Trên thực tế, rất nhiều kỹ thuật đang được doanh nghiệp áp dụng mang đến cùng lúc các tác động tích cực về môi trường và hiệu quả kinh tế. Ngành nhiệt điện bằng việc áp dụng các kỹ thuật phối trộn phụ gia giúp cho quá trình cháy triệt để hơn, giảm phát thải khí và hàm lượng cacbon trong tro xỉ sau đốt. Sản xuất thép áp dụng kỹ thuật sử dụng nhiệt dư để phát điện, giảm đáng kể nguyên liệu và tăng hiệu suất công nghệ.

Lĩnh vực hóa chất cơ bản áp dụng thay thế màng amiăng bằng màng trao đổi ion đã tăng hiệu suất chế biến lên 98%, giảm nguyên liệu, cải thiện chất lượng sản phẩm và quan trọng hơn, loại bỏ hoàn toàn chất cấm/amiăng trong sản xuất và thải bỏ ra môi trường.

Quan trọng hơn cả, BAT đang trở thành cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp như dệt may. Nhờ áp dụng BAT, ngành dệt may đã có thể giải quyết các vấn đề thị trường xuất khẩu sang nhiều nước như EU, Hoa kỳ. Nhiều khách hàng nước ngoài yêu cầu phải có BAT đối với các lô hàng xuất khẩu, nếu không có quá trình chuyển đổi sang BAT sớm khó có thể đáp ứng các yêu cầu này. Điều này lý giải vì sao doanh nghiệp cần có BAT, và đó cũng chính là sự lựa chọn của doanh nghiệp Việt Nam.

 

Tác giả:

 Lê Minh Đức (Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam) và Nguyễn Thị Hồng Lam (Viện Khoa học Môi trường)

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

6:00 | 25/04/2024

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

6:00 | 24/04/2024

Lựa chọn hướng đi du học nước ngoài sau khi tốt nghiêp THPT hoặc đại học là hướng đi phát triển của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc những điều đặc biệt quan trọng sau đây trước khi đưa ra quyết định đi du học nước ngoài.

4 điểm mới về BHYT sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7 tới đây, người dân nên biết

4 điểm mới về BHYT sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7 tới đây, người dân nên biết

6:00 | 23/04/2024

Dưới đây là những điểm mới đáng chú ý về chính sách BHYT sẽ có hiệu lực từ 1/7/2024.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.