Những thách thức mà Joe Biden phải đối mặt nếu tiếp quản quyền lực từ Donald Trump

15:09 | 09/11/2020

Mặc dù đã chiến thắng trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ, thế nhưng ông Joe Biden và nhóm chuyển giao quyền lực của mình sẽ gặp phải nhiều khó khăn trước một Tổng thống Trump không chịu chấp nhận thất bại.

Ba ngày trước khi ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden được truyền thông Mỹ xướng tên là người chiến thắng trong cuộc đua năm nay và có thể trở thành tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, nhóm chuyển giao quyền lực của ông đã khởi động các kế hoạch để tiếp quản Nhà Trắng vào tháng 1, bất chấp nguy cơ Tổng thống Donald Trump từ chối chấp nhận kết quả bầu cử.

Ngày 4/11, trang web chuyển giao quyền lực BuildBackBetter.com do chiến dịch của ông Biden vận hành đã bắt đầu hoạt động.

"Công việc phối hợp giữa chiến dịch tranh cử và chuyển giao, như chỉ định chức danh và vai trò, quyết định ai sẽ làm gì, đặt ra trách nhiệm và thời gian thực hiện, không thể dừng lại hoặc thay đổi, ngay cả khi đó là quá trình chuyển đổi đầy thách thức", một người thân cận với ông Biden nói.

Tuy nhiên, hàng chục quan chức Dân chủ, những người đã làm việc suốt nhiều tháng để thành lập chính phủ cho ông Biden khi đắc cử, sẽ phải đối mặt nhiều thách thức và trở ngại.

Ông Joe Biden và bà Kamala Harris trong Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ hồi tháng 8/2020. Ảnh: AP.

Khả năng phe Cộng hòa kiểm soát Thượng viện sẽ buộc các trợ lý của ông Biden và các nhóm vận động bên ngoài phải đánh giá lại các chính sách mà họ muốn quốc hội thông qua, cũng như người họ muốn đề cử vào nội các và các cơ quan tư pháp. 

"Các cuộc khủng hoảng mà đất nước đang đối mặt, từ đại dịch tới suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu và bất bình đẳng chủng tộc, rất nghiêm trọng. Nhóm chuyển giao sẽ tiếp tục chuẩn bị với tốc độ tối đa để chính quyền Biden - Harris sẵn sàng hoạt động ngay từ ngày đầu tiên", phát ngôn viên nhóm chuyển giao quyền lực Biden-Harris nói.

Các quá trình chuyển giao quyền lực tổng thống thường diễn ra với tốc độ chóng mặt ngay cả khi bầu cử diễn ra suôn sẻ, khi các đội chỉ có hơn hai tháng để thiết lập bộ máy hành chính mới với hơn 4.000 vị trí được bổ nhiệm. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong công bố kết quả bầu cử năm nay khiến đội của Biden bị rút ngắn thời gian để xem xét các vị trí trong nội các, đặt ra các ưu tiên chính sách và xây dựng chương trình nghị sự.

Trong 4 ngày kiểm phiếu, khi kết quả chưa được công bố, nhóm chuyển giao có khả năng xác minh hồ sơ FBI về các ứng viên tiềm năng của nội các, nhưng sẽ không thể làm việc với Văn phòng Đạo đức Chính phủ (OGE), bước thứ hai trong quy trình thẩm tra. Thông thường, các nhóm chuyển giao trước đây cung cấp danh sách thẩm tra cho OGE vào đầu hoặc giữa tháng 12.

Kết quả bầu cử được công bố chậm cũng cản trở nhóm của ông Biden phối hợp với nhân viên liên bang để đưa ra các quyết định quan trọng và hành động nhanh chóng trong mỗi cơ quan, cũng như việc thu thập thông tin về các vị trí bổ nhiệm tương lai.

Quá trình tiếp quản quyền lực sẽ không dễ dàng với nhóm của ông Biden. Ảnh: AP.

Bất kỳ nỗ lực thách thức pháp lý nào của ông Trump và đồng minh nhằm tranh chấp kết quả và tạo ra rào cản cũng có thể gây khó khăn cho khả năng chuẩn bị chuyển giao của nhóm ông Biden.

"Nó phụ thuộc vào việc liệu Trump có thể chuyển giao mang tính xây dựng và nhanh chóng hơn những gì ông ấy đã làm cho tới nay hay không", nguồn tin thân cận của ông Biden cho biết, đồng thời tự hỏi liệu chính quyền hiện tại có bàn giao lại dữ liệu về COVID-19 hay quá trình nghiên cứu vaccine COVID-19 cho nhóm của ông Biden hay không.

Chậm trễ trong chuyển giao quyền lực không phải không có tiền lệ. Năm 2000, đội chuyển giao của tổng thống George W. Bush không thể bắt đầu công việc từ giữa tháng 12, khiến họ mất đi một nửa thời gian so với nhiều tổng thống khác.

Tuy nhiên, nhóm chuyển giao khi đó đã nghe theo chỉ thị chuẩn bị của phó tổng thống Dick Cheney rằng "sẽ chiến thắng" và tiếp tục công việc, theo Clay Johnson, người phụ trách nhóm chuyển giao của Bush.

Mặc dù có thể bị chậm trễ tiếp cận với các cơ quan liên bang, nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden cho biết dựa vào kinh nghiệm làm việc trong chính phủ mà Tổng thống đắc cử và nhiều cộng sự của ông có sẽ giúp họ đối phó tốt với vấn đề này.

Tin cùng chuyên mục

Bí ẩn về loài bạch tuộc chỉ sinh sản một lần và bảo vệ con cái của chúng cho đến hơi thở cuối cùng!

Bí ẩn về loài bạch tuộc chỉ sinh sản một lần và bảo vệ con cái của chúng cho đến hơi thở cuối cùng!

9:52 | 21/04/2024

Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương còn được biết đến với tên gọi là Bạch tuộc khổng lồ Bắc Thái Bình Dương là một loài bạch tuộc cỡ lớn trong chi Enteroctopus phân bố ở bờ biển phía Bắc Thái Bình Dương và có ở California, Oregon, Washington, British Columbia, Alaska, Nga, Bắc Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu

Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu

8:53 | 03/04/2024

Siêu gia tộc Rothschild có đế chế đa ngành, bắt đầu từ ngành ngân hàng và sự giàu có của họ đã trải rộng khắp thế giới.

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

8:20 | 28/03/2024

Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm được thủy thủ đoàn trên con tàu container phát ra đã giúp cứu sống nhiều người.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.